Châu Á đối mặt nguy cơ siêu động đất lên đến 9 độ richter

13/07/16, 07:18 Thảm họa

Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, trận động đất này có thể sẽ lớn hơn cả thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản năm 2011.

dhaka city
Thành phố Dhaka, Banglades đang phát triển.

Thảm họa kép tại Nhật đã khiến 22.000 người chết, thiệt hại 300 tỷ USD. Giờ đây, các chuyên gia vừa  phát hiện khả năng một trận động đất mạnh hơn có thể xảy ra tại Nam Á.

Cụ thể, một trận động đất lớn có thể đang được hình thành dưới lòng Bangladesh, quốc gia có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Các nhà khoa học cho biết họ đã có thêm bằng chứng về việc gia tăng áp lực tại đó, nơi hai mảng kiến tạo nằm bên dưới các đồng bằng lớn nhất thế giới. Ước tính rằng có ít nhất 140 triệu người trong khu vực có thể hứng chịu tổn thất nếu động đất xảy ra. Sự tàn phá không chỉ đến từ những rung chấn mà còn là sự thay đổi dòng chảy của các con sông lớn và các khu đất liền gần kề mực nước biển.

Với dữ liệu lịch sử rất ít từ khu vực, các nhà địa chất học không thể đoán được khi nào động đất sẽ xảy ra, tuy nhiên họ cho rằng có thể cường độ của nó lên đến khoảng 8.2 đến 9 độ richter khi va chạm.

Nhà nghiên cứu Michael Steckler từ Đại học Columbia cho biết “Chúng tôi không biết mất bao lâu để nó hình thành nhưng chúng tôi chắc chắn nhìn thấy nó đang sẵn sàng bùng phát”.

Mối đe dọa được xác định từ kết quả theo dõi bề mặt khu vực trong 13 năm, đây là nơi các mảng kiến tạo Ấn Độ và Sunda gặp nhau. Mặc dù các nhà khoa học đã biết đến áp lực giữa các mảng kiến tạo trước đó, họ chỉ nhận định rằng chúng trượt bên cạnh nhau theo chiều ngang và gây ra những trận động đất nhỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ siêu động đất lên đến 9 độ richter - 1
Khu vực nơi động đất có thể xảy ra. (Ảnh: Google Maps)

Sau khi sử dụng các thiết bị GPS vệ tinh để đo các hoạt động bề mặt từ năm 2003 đến năm 2013, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện Bangladesh đang thực sự nằm trên đới hút chìm (là một ranh giới hội tụ, nơi 2 mảng va chạm giao nhau), nghĩa là mảng Ấn Độ đang đẩy bên dưới mảng Sunda với tốc độ 17 mm một năm.

Các mối đe dọa mới được xác định từ đới hút chìm, nơi một phần của lớp vỏ Trái Đất, hoặc một mảng kiến ​​tạo, đang gây áp lực lên nhau. Tất cả các trận động đất lớn nhất được biết đến đều xảy ra dọc khu vực này, có thể kể đến trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương đã giết chết 230.000 người năm 2004, trận động đất Tohoku năm 2011 và sóng thần ngoài khơi Nhật Bản cuốn trôi hơn 20.000 người, gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima. Phát hiện này được công bố vào tuần này trong tạp chí Nature Geoscience.

Steckler nói: “Chúng tôi đã từng nghi ngờ về mối nguy hiểm này nhưng chúng tôi không có dữ liệu và mô hình. Với dữ liệu và mô hình hiện tại, chúng tôi có thể ước tính được kích thước”.

Các mô hình nhận định rằng nếu tất cả áp lực của vùng đới hút chìm được giải phóng cùng một lúc, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Chúng ta cũng thấy vùng đới hút chìm nằm bên dưới vùng đồng bằng lớn nhất thế giới, một khu vực lầy lội nơi sông Hằng và sông Brahmaputra gặp đại dương. Các nhà nghiên cứu nói rằng trận động đất có thể biến cả khu vực thành một vùng cát lún.

Các con sông lớn với chiều dài 16 km chảy qua khu vực này có thể đột ngột thay đổi dòng chảy, cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của chúng. Các bằng chứng thực tế đã chứng minh rằng việc chuyển đổi dòng chảy như vậy đã xảy ra vào thế kỉ trước.

Tất nhiên chúng ta không cần quá hoảng sợ vì dự đoán được đưa ra chỉ trên dữ liệu đáng tin cậy trong 10 năm, đó không phải là quãng thời gian dài về mặt địa chất. Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện nhằm xác minh các mô hình và đưa ra kết luận cho dự đoán.

Trên đây là những kịch bản xấu nhất, trong trường hợp lý tưởng chỉ một phần của đới hút chìm bị giải phóng tại một thời điểm, và chỉ gây ra một trận động đất nhỏ và dễ quản trị.

Tuy vậy, những kết quả của các mô hình đã làm nổi bật tầm quan trọng của quốc gia này trong việc chuẩn bị để ứng phó với thảm họa. Trước năm 1993, Bangladesh chưa từng đặt ra bộ tiêu chuẩn về xây dựng để ứng phó với động đất. Một trong các thành viên nhóm nhiên cứu, Syed Humayun Akhter, nhà địa chất tại Đại học Dhaka, nói rằng nước này chưa có sự chuẩn bị cho những trận động đất lớn như thế này.

Akhter nói thêm: “Bangladesh là nước quá đông dân, tất cả các mỏ khí tự nhiên, công nghiệp nặng và các nhà máy điện đều nằm gần với vị trí động đất sắp xảy ra và chúng có thể bị phá hủy hoàn toàn. Tại Dhaka, thảm khốc có thể rất kinh hoàng và thậm chí có thể dẫn đến việc từ bỏ thành phố”.

Các nhà nghiên cứu trong khu vực đang nỗ lực thực hiện thêm các nghiên cứu với sự hợp tác của đội ngũ đến từ trường đại học bang New Mexico nhằm lên kế hoạch triển khai 70 máy đo địa chấn khắp Myanmar trong năm tới.

Hy vọng rằng, với nhiều dữ liệu hơn, chúng ta có thể có được bức tranh toàn cảnh và rõ ràng về những gì đang diễn ra bên dưới khu vực được xem là đông dân cư nhất hành tinh. Để từ đó đưa ra những kế hoạch nhằm mang đến sự an toàn cho con người và tài sản của các quốc gia này.

Theo khampha

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x