“Cảnh sát mặc thường phục” chặn người dân và cướp đi 210 ngàn đô la Hồng Kông

07/01/20, 20:44 Trung Quốc

Vào ngày đầu năm mới năm 2020, một công dân Hồng Kông sau khi rút tiền đã bị hai người đàn ông lấy danh nghĩa là cảnh sát mặc thường phục chặn lại ở khu vực gần đồn cảnh sát và cướp mất khoảng 210 ngàn đô la Hồng Kông. Sau khi báo cáo vụ việc, phía cảnh sát lập hồ sơ vụ án là mạo danh cảnh sát và cướp bóc.

“Cảnh sát mặc thường phục” chặn người dân và cướp đi 210 ngàn đô la Hồng Kông (ảnh 1)
Cảnh sát mặc thường phục bắt giữ người dân trong trung tâm thương mại. (Ảnh: Getty Images)

Kể từ tháng 9/2019, cảnh sát Hồng Kông đã cho phép các sĩ quan cảnh sát ngoài giờ làm được mặc thường phục “chấp pháp” mà không phải xuất trình thẻ ngành. Một số công dân lên tiếng nghi ngờ danh tính của cảnh sát mặc thường phục còn bị cảnh sát dùng bạo lực để đối đãi, thậm chí là bắt giữ. Dư luận cho rằng, vụ án mạo danh cảnh sát để cướp bóc lần này đã chứng minh hậu quả nhãn tiền khi phía cảnh sát tùy ý để nhân viên lạm quyền.

Gần đây tại nhiều khu vực ở Hồng Kông, tình trạng cảnh sát mặc thường phục tùy ý chặn cư dân lại để kiểm tra rất phổ biến. Vào khoảng 6 giờ tối ngày đầu năm mới, một người đàn ông họ Hoàng ở Hồng Kông đã bị hai người đàn ông mặc thường phục tự xưng là cảnh sát chặn lại kiểm tra ở khu vực Tuen Mun, Hồng Kông, đối phương cũng không xuất trình thẻ ngành.

Công dân họ Hoàng đã mất cảnh giác, ngoan ngoãn tuân lệnh mang chứng minh thư ra để đối phương kiểm tra. Không ngờ, hai người mặc thường phục đã nhân cơ hội giật lấy chiếc túi giấy có chứa 210 ngàn Đô la Hồng Kông từ người đàn ông họ Hoàng, sau đó nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường. Địa điểm xảy ra vụ việc cách đồn cảnh sát Tuen Mun chưa đến 200m.

Sau khi người đàn ông họ Hoàng đến báo án, cảnh sát đã phân loại vụ án là “mạo danh sĩ quan cảnh sát” và “cướp bóc”, đồng thời giao cho Đội 6 Đội cảnh sát điều tra hình sự quận Teun Mun phụ trách, cho đến nay chưa có người nào bị bắt.

Theo truyền thông Hồng Kông, người đàn ông bị cướp họ Hoàng, 63 tuổi, là một công nhân xây dựng. Vào ngày xảy ra vụ việc, ông đã rút khoảng 210 ngàn đô la Hồng Kông từ ngân hàng để chi trả chi phí tu bổ, sau đó chuẩn bị rời đi bằng đường sắt nhẹ (LRT). Thật bất ngờ, ông đã bị những tên đạo tặc lấy danh nghĩa là cảnh sát trộm cướp ngay trên phố.

Hai người đàn ông mặc thường phục khoảng 30 tuổi, cao khoảng 1,7m. Một trong số họ có thân hình vạm vỡ với mái tóc đen ngắn, mặc áo khoác màu xanh lá cây và quần màu lam vào thời điểm xảy ra vụ việc, người còn lại thì thấp lùn, lúc đó mặc áo sơ mi dài tay và quần màu đen.

Đối với sự kiện này, cư dân mạng Alan Chow đã bình luận dưới một bài viết có liên quan của truyền thông Hồng Kông rằng: “Tất nhiên đó là giả! ‘Cảnh sát ma’ đều đeo khẩu trang, không có thẻ ngành, thích làm gì thì làm, không có kẻ xấu nhân cơ hội để làm loạn mới là lạ”.

Cư dân mạng Winnie Leung cũng bình luận chỉ ra rằng: “Các hội nghị ‘nói dối’ của cảnh sát thường nhấn mạnh rằng, việc yêu cầu các sĩ quan cảnh sát xuất trình thẻ ngành khi họ thực hiện nhiệm vụ là hành vi khiêu khích. Trên thực tế, nếu có công dân yêu cầu đối phương xuất trình thẻ ngành, thì sẽ bị đối xử thô bạo và ‘bắt trước xử lý sau’. Công dân này gặp phải trường hợp kẻ gian đóng giả cảnh sát để cướp bóc rất đáng ngờ, đây là ‘trái đắng’ mà cảnh sát phải nhận cho sự nói dối của mình”.

Video: Cảnh sát mặc thường phục ‘tự ngã’ xuống đất và đổ tội cho người biểu tình tấn công

Trong những năm gần đây, cảnh sát tùy tiện cho phép các sĩ quan cảnh sát ngoài giờ làm “mặc thường phục” để thực hiện nhiệm vụ mà không cần phải xuất trình thẻ ngành. Điều này đã nhiều lần bị dư luận Hồng Kông chất vấn và chỉ trích. Tuy nhiên cảnh sát đã dùng mọi cách để bào chữa và từ chối thay đổi.

Sau vụ cướp “mặc thường phục” vào ngày đầu năm mới, dư luận Hồng Kông một lần nữa đặt ra nghi ngờ mạnh mẽ về hành vi của cảnh sát mặc thường phục tùy tiện chặn người lại để kiểm tra lục soát mà không phải xuất trình thẻ ngành, dư luận cho rằng chính sự lạm quyền của cảnh sát mới dẫn đến cục diện hỗn loạn “binh tặc khó phân” của Hồng Kông ngày nay.

Vào ngày 10/9/2019, Uông Uy Tốn, Giám đốc cấp cao Cục Cảnh sát Hồng kông tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, từ nay trở đi, sở cảnh sát sẽ gửi 10 ngàn dùi cui cho các sĩ quan cảnh sát ngoài giờ làm để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình “khi cần thiết” bất cứ lúc nào, hơn nữa những sĩ quan cảnh sát của đội điều tra hình sự cũng có thể cầm súng trong 24 giờ. Quyết định của cảnh sát vào thời điểm đó đã chịu sự phản bác mạnh mẽ của dư luận.

Tờ “Apple Daily” Hồng Kông dẫn lời của Nghiệp Khoan Nhu, người phát ngôn của tổ chức “Theo dõi nhân quyền Hồng Kông” rằng: “Cảnh sát sử dụng vũ lực để thực thi quyền lực của cảnh sát, đáng lẽ ra phải xuất trình thẻ ngành theo luật. Tuy nhiên gần đây hầu hết sĩ quan cảnh sát khi thực hiện nhiệm vụ đều từ chối xuất trình thẻ ngành, hơn nữa các cảnh sát làm việc ngoài giờ mặc thường phục không khác gì công dân bình thường.

Cảnh sát cho phép các sĩ quan cảnh sát làm việc ngoài tùy ý mặc thường phục để ‘thực thi pháp luật’, thậm chí sử dụng vũ lực để cự tuyệt khi có công dân đòi hỏi chứng minh thân phận cảnh sát của mình, ‘nếu vậy không khác gì những công dân bình thường giơ vũ khí lên đánh người’”.

Trên thực tế, kể từ khi các quy định của cảnh sát nói trên được đưa ra, tình trạng các nhân viên cảnh sát làm việc ngoài giờ mặc thường phục chặn dân chúng lại để kiểm tra lục soát ngay trên đường đã lan rộng ra khắp nơi ở Hồng Kông.

Vào ngày 14/9, sau khi tuyến xe buýt 2A lộ trình từ Mobil đến Lok Wah dừng chân tại trạm xe buýt Lok Wah, hai cảnh sát mặc thường phục đã bất ngờ khống chế hai thanh niên ở nơi công cộng và ra lệnh cho họ bò trên mặt đất, vụ việc đã thu hút một số lượng lớn người dân đến xem. Hai cảnh sát này từ đầu đến cuối đều không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh thân phận của họ.

Trong đó, một cảnh sát mặc thường phục mặc áo sơ mi trắng đen, vô tình đá trúng thùng rác và ngã xuống đất, sau đó ông ta mắng mỏ người thanh niên đã bị khống chế nằm áp sát mặt đất là “tấn công cảnh sát”, người thanh niên nằm rạp trên mặt đất kích động giải thích rằng: “Tôi không làm gì cả!”

Ngoài ra, vào ngày 7/10/2019, một sĩ quan cảnh sát mặc thường phục đã chặn hành khách qua lại tại lối ra của nhà ga tàu điện ngầm, tại đây anh ta đã đụng độ với hai người đàn ông nước ngoài khi hai người này khi ngờ danh tính thực sự của anh ta, vụ việc cũng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo một video được phát trực tiếp ở trên mạng, một người đàn ông nước ngoài bước lên phía trước đầu tiên và yêu cầu cảnh sát mặc thường phục đang kiểm tra lục soát hành khách qua lại phải xuất trình thẻ ngành. Người đàn ông nước ngoài nói: “Cho tôi xem, anh có phải là cảnh sát không?”. Nhưng người cảnh sát mặc thường phục cầm dùi cui đã từ chối xuất trình thẻ ngành.

Lúc này, một người nước ngoài khác mặc quần áo màu xanh bước tới để cướp cây dùi cui trong tay cảnh sát mặc thường phục. Cảnh sát mặc thường phục lập tức nhảy qua hàng rào, khi anh ta cố gắng tấn công người đàn ông nước ngoài mặc quần áo màu xanh bằng dùi cui thì bị trượt chân ngã, nên bị người đàn ông nước ngoài đè xuống đất.

Theo truyền thông Hồng Kông, người đàn ông nước ngoài mặc quần áo màu xanh là một nhân viên ngân hàng người Mỹ, 35 tuổi, bị cảnh sát buộc tội “tấn công thông thường”“tấn công cảnh sát” sau khi đụng độ với cảnh sát mặc thường phục tại nhà ga tàu điện ngầm. Vụ án được hoãn lại cho đến ngày 4/2/2020 mới tái xét xử. Vụ việc vào thời điểm đó cũng gây “xôn xao” dư luận, làm dấy lên một làn sóng phản đối trong cộng đồng mạng Hồng Kông.

Một người có tên Li Nick bình luận chất vấn: “Nếu đó là một vụ bắt giữ hợp pháp thì tại sao không xuất trình thẻ ngành cho người ta, anh nói anh là cảnh sát thì mọi người đều phải tin anh sao?”.

Tài khoản kk582 sos cũng để lại bình luận: “Cứ cầm dùi cui thì là cảnh sát à? Haha… đúng là vô pháp vô thiên”.

Melissa leung bình luận: “Không cho công dân xem thẻ ngành, công dân đương nhiên có quyền nghi ngờ thân phận của người thực thi pháp luật, ai biết liệu anh có phải là phạm nhân giết người, phạm nhân hiếp dâm hay liên quan đến xã hội đen hay không? Không phải chỉ cần nói một câu ‘tôi là cảnh sát’ rồi thích làm gì thì làm? Thật không có kỷ cương pháp luật, khác gì đám xã hội đen chứ?

Nếu đã như vậy, chi bằng cứ khua chiêng gõ trống làm một tên lưu manh có phải hơn không? Hơn nữa đã giấu thân phận, lại còn ‘động chân động tay’ thô bạo với công dân, họ không biết anh là ai nên có quyền dùng vũ lực để tự bảo vệ mình, điều này là hoàn toàn hợp tình hợp pháp hợp lý”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

    Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

x