Cách nấu trứng gà ngải cứu giúp giải quyết vấn đề phụ nữ cực hiệu quả
Món trứng gà ngải cứu được Đông y đánh giá rất cao, nếu biết nấu đúng cách thì mỗi ngày ăn 2 lần có thể ôn kinh, cầm máu, an thai, tiêu hàn lạnh…
Phụ nữ có thể chất hoàn toàn khác với nam giới, vì thế những vấn đề sức khỏe thường găp của liên quan đến cơ thể hàn lạnh, đặc tính giới và các bệnh ở phần phụ.
Có một món ăn được Đông y đánh giá rất cao bởi tác dụng toàn diện lên sức khỏe phụ nữ làm từ 3 nguyên liệu có sẵn trong bếp với chi phí rẻ, ai cũng có thể tự nấu cho mình – đó là trứng, gừng và ngải cứu.
Cuốn sách về y học dược liệu nổi tiếng nhất Trung Quốc “Bản thảo cương mục” ghi chép rằng: “Lá ngải có thể dùng để làm thuốc, tính ấm, vị đắng, không độc, giúp cơ thể tăng dương, thông 12 kinh, hồi dương, cân bằng khí huyết, tiêu trừ lạnh, cầm máu, an thai, có thể dùng để châm cứu, xoa bóp, xông ngâm hoặc ăn trực tiếp“.
Đông y xưa đề cao tác dụng của ngải cứu trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hàn lạnh như xuất huyết, đau bụng đi ngoài, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau bụng, chảy máu tử cung… Vì thế, ngải cứu còn được gọi với biệt danh là “thuốc thần” chữa bệnh phụ khoa.
Một đặc điểm nổi trội khác là ngải cứu vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc, có thể dùng để chế biến ra rất nhiều món ăn và kết hợp thức ăn đa dạng, tùy nhu cầu và khẩu vị của mỗi người. Nếu biết nấu đúng cách thì món ăn từ ngải cứu còn trở thành bài thuốc, như món trứng gà ngải cứu mỗi ngày ăn 2 lần có thể ôn kinh, cầm máu, an thai, tiêu hàn lạnh…
Cách nấu: Cho trứng gà, gừng và ngải cứu vào nồi với lượng nước vừa đủ và nấu chín. Khi trứng chín ở mức có thể bóc vỏ thì lấy ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nồi tiếp tục nấu thêm 1 lúc, ăn nóng ấm cả nước và cái.
Lợi ích của món trứng gà ngải cứu đối với sức khỏe:
1. Làm ấm phần phụ, điều trị đau bụng kinh
Theo nghiên cứu Đông y, do đặc điểm là ấm áp nên lá ngải cứu có vai trò tốt trong việc giảm hàn lạnh thể chất khi phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt. Giảm hiện tượng cơ thể lạnh và đau bụng kinh.
Theo nghiên cứu lâm sàng, hầu hết phụ nữ đều có thể trạng lạnh, bị đau bụng kinh hay các bệnh phụ khoa phần nhiều là do yếu tố này. Vì thế, ăn thường xuyên các món ấm như trứng gừng ngải cứu có tác dụng rất rõ rệt.
2. Hỗ trợ sức khỏe bà bầu, phòng tránh sảy thai
Nếu tử cung của phụ nữ có môi trường quá lạnh sẽ làm giảm đáng kể khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, tử cung lạnh cũng là nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng thai lưu, sảy thai, khó giữ thai ở phụ nữ trẻ tuổi.
Để làm ấm vùng tử cung và phần phụ, việc duy trì ăn thường xuyên món trứng gừng ngải cứu cũng có thể hỗ trợ việc an thai rất tốt. Người bị hỏng thai nhiều lần, ăn món này sẽ cảm nhận rõ tác dụng cho lần mang thai kế tiếp. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiêu trong ba tháng đầu thai kỳ, vì sẽ làm tăng nguy cơ ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thải hoặc sinh non.
3. Chữa bệnh kinh nguyệt không đều
Như chúng ta đều biết, lá ngải cứu có tác dụng cầm máu rất tốt. Những người mắc bệnh hàn lạnh, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy lạnh, ớn rét, tay chân buốt, nổi da gà khi gặp gió lạnh thì hãy xem đây là một món ăn thiết yếu.
Người bị lạnh dẫn đến xuất huyết, đau bụng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng kinh, chảy máu nhiều có thể dùng bài thuốc ngải cứu này. Ăn đến đâu, cảm nhận đến đó cho đến khi triệu chứng kinh nguyệt ổn định bình thường.
4. Loại bỏ chứng dư thừa độ ẩm trong cơ thể
Trứng gừng ngải cứu được Đông y xem là món ăn nổi trội nhất trong việc loại bỏ độ ẩm dư thừa trong cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể phù thũng, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, người thiếu năng lượng, chân tay lạnh…
Cả ngải cứu và gừng đều thuộc tính ấm, có tác dụng nâng cao nhiệt lượng của cơ thể, tiêu trừ ẩm ướt nhanh chóng. Khi ăn vào, dương khí trong cơ thể sẽ tăng lên.
Khi ngải cứu kết hợp với trứng gà, có thể mang thêm lợi ích bổ sung dinh dưỡng, làm cho cơ thể dễ dàng hấp thụ và phát huy tối đa tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe.
Lưu ý: Những người bị viêm gan hoặc rối loạn đường ruột cấp tính không nên ăn món này!
Người bị viêm gan: Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính trong ngải cứu. Người bệnh viêm gan ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật…
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu giúp làm tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng. Do đó người bị rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.
Theo Soha.vn