Các nhà khoa học đã chứng minh: Làm chuyện xấu sẽ bị giảm tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát chứng minh rằng, những người làm chuyện xấu sẽ bị giảm tuổi thọ và có tỷ lệ tử vong cao hơn 1,5 đến 2 lần so với người bình thường.
Cuộc khảo sát được tiến hành ngẫu nhiên trên 7.000 người và quá trình theo dõi kéo dài đến 9 năm, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, những người thích giúp đỡ người khác và sống hòa thuận với mọi người sẽ có tuổi thọ cao hơn đáng kể so với những người thường hay nghi ngờ ác ý, có lòng dạ nhỏ mọn và chuyên lợi dụng người khác.
Hơn nữa tỷ lệ tử vong của những người này còn cao hơn 1,5 đến 2 lần so với người bình thường, do đó đã đưa ra kết luận: Người làm chuyện xấu sẽ giảm thọ.
Trong nền văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Hoa, người ta đã sớm chứng thực được lẽ tự nhiên rằng, thiện ác có báo là thiên lý, người làm chuyện xấu chắc chắn sẽ nhận phải ác báo. Giảm thọ chỉ là một trong những phương thức của ác báo mà thôi.
Trong lịch sử Trung Quốc có 5 vị đế vương đã chống lại Phật Pháp, bốn lần gây ra đại họa, sử sách gọi họ là “Tam Vũ nhất Tông diệt Phật”. Kết cục của mấy vị hoàng đế này đều rất bi thảm, trong đó biểu hiện ác báo rõ nhất là còn trẻ mà mất sớm, bị trời cao giảm thọ.
2 năm sau khi Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo hạ chiếu diệt Phật, đương lúc triều đại đang cực kỳ hưng thịnh, Thái Vũ Đế lại bị hoạn quan giết chết lúc đó mới có 44 tuổi. Hai con trai của ông (Thái Tử và Cung Tông) cũng lần lượt chết dưới tay hoạn quan.
Năm 574, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống Địa ngục, tiêu diệt hết Phật, Đạo, hủy kinh thư, tượng Phật, lệnh cho các hòa thượng và đạo sĩ phải hoàn tục. Tháng 6/575, ông bắc phạt Đột Quyết, đại quân tới, Vũ Đế lại phát bệnh mà chết, lúc đó mới chỉ 35 tuổi.
Đường Vũ Tông Lý Viêm tín ngưỡng Đạo giáo, đăng cơ lúc 26 tuổi, tháng 8/845 hạ chiếu diệt Phật, năm sau, dân gian truyền nhau Vũ Tông giảm thọ 10 năm vì diệt Phật, âm phủ lấy mạng. Không lâu sau, Vũ Tông đột nhiên mắc bệnh mà chết, chỉ mới 32 tuổi.
Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh, người được ca tụng là đệ nhất minh quân thời Ngũ Đại, tài trí mưu lược kiệt xuất, năm thứ 2 sau khi kế vị, tức tháng 5/955, hạ chiếu phá hủy chùa chiền. Đến năm 959, ngực ông bỗng nhiên lở loét mà chết, lúc đó 38 tuổi. Lúc bấy giờ dân chúng truyền tai nhau đó là quả báo vì tội hủy Phật, chặt tượng.
Đây là báo ứng giảm thọ do việc bức hại Phật pháp mang tới, người bình thường làm những việc xấu mà không nên làm cũng sẽ có ác báo giảm thọ.
Hại người tổn thọ
Xưa ở Hợp Châu có viên Đô lại tên là Tôn Lượng, ngày nọ nhìn thấy sứ giả âm phủ tới truy bắt ông, Tôn Lượng nói: “Thầy xem tướng nói tuổi thọ của ta là 70 tuổi, bây giờ ta mới 62 tuổi, có phải ngươi truy sai rồi không?”
Sứ giả nói: “Ngươi đã làm 3 chuyện không muốn cho người ta biết, ứng với sự trừng phạt của ông trời, cho nên mới cắt giảm 11 năm tuổi thọ của ngươi. Một người cùng quận với ngươi tên là Mã Thanh, đi kiện vì chuyện hôn nhân, vốn dĩ lý do rất thỏa đáng nhưng ngươi lại cố tình cho hắn chịu oan khuất, không làm việc theo lẽ công bằng, cho nên giảm 3 năm tuổi thọ;
Công sai Tôn Hựu vốn dĩ không có gì sai, nhưng ngươi bịa chuyện nói xấu ông ta để lấy lòng Thái Thú, khiến ông ta bị phạt đòn roi, lại giảm thêm 3 năm tuổi thọ của ngươi nữa; Dì ngươi mắng ngươi, ngươi lại đẩy bà, khiến bà ngã trên đất, lại giảm 5 năm tuổi thọ, nên tuổi thọ của ngươi đến đây đã hết rồi.”
Tôn Lượng nghe xong, biết những điều sứ giả nói đều là thật, không thể đáp lại lời nào, đành phải chịu chết.
Ham mê nữ sắc hủy hoại công danh
Vào thời Minh Thế Tông, có một người tên là Lục Trọng Tích – Con trai của Lục Quỹ Trai, lúc còn nhỏ có tài văn thơ, tư chất thông minh hơn người, chỉ cần nhìn qua một cuốn sách là có thể đọc thuộc lưu loát.
Năm Lục Trọng Tích 17 tuổi, đi theo Thục sư Khâu Mỗ vào kinh thành để chuẩn bị thi cử, anh thường để ý nhìn trộm cô con gái nhà ở đối diện. Người thầy của anh chẳng những không ngăn cản, khuyên bảo học trò chớ nên nhìn trộm, nên làm người đoan chính, đạo nghĩa, chuyên tâm nhất chí học hành, mà lại nói với Lục Trọng Tích: “Miếu Đô Thành Hoàng ngoài cổng Vũ Môn rất linh, cầu được ước thấy, vì sao không đến để cầu như ý?” Lục Trọng Tích nghe xong lời thầy rồi đến đó.
Tối hôm đó, Lục Trọng Tích trở về đã nằm mộng, rồi khóc rống không ngừng, mọi người hoảng sợ hỏi nguyên nhân, anh nói:
“Vừa rồi tôi nằm mộng thấy Đô Thành Hoàng đang đuổi theo tôi và thầy, hơn nữa còn trách cứ tôi rất nghiêm khắc, sau đó lại gọi Thần tra xem bổng lộc và chức quyền của hai người bọn tôi, tên của tôi được ghi là Trạng Nguyên giáp tuất, mà dưới tên của thầy tôi lại trống rỗng, không có công danh gì. Đô Thành Hoàng nói sẽ lập tức bẩm tấu lên Thượng Đế, 2 thầy trò chúng tôi có ý đồ bất chính, không an phận, chỉ làm mà không nghĩ, lập tức trừ bỏ bổng lộc, chức quyền và công danh Trạng Nguyên của tôi, thầy vốn dĩ không có công danh, nhưng bị giảm tuổi thọ để trừng phạt vì làm thầy không có đức, dạy hư học trò, quả báo hiện ra rất rõ ràng.” Nói xong, Lục Trọng Tích vẫn thút thít mãi không thôi.
Một lát sau, một thư đồng vội vàng chạy tới nói: “Vừa nhận được tin thầy Khâu chết vì dịch tả cấp tính.” Về sau, Lục Trọng Tích quả nhiên cũng ứng với tiên đoán trong mơ, thi mãi không đậu, nghèo khó, chán nản đến cuối đời.
Thảo Nguyên (Theo NTDTV)