Bỉ đang trả giá đắt vì quan hệ mật thiết với ĐCSTQ

28/04/20, 11:42 Thế giới

Bỉ có dân số 11 triệu người và diện tích 30.500 km2, là một quốc gia nhỏ trong 195 quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại khi nhìn vào số ca tử vong và lây nhiễm do virus Vũ Hán thì Bỉ đang có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.

Nhân viên y tế đang mang đồ bảo vệ trước khi làm việc với bệnh nhân nhiễm coronavirus COVID-19.
Nhân viên y tế đang mang đồ bảo vệ trước khi làm việc với bệnh nhân nhiễm coronavirus COVID-19. (Ảnh qua Getty Images)

Tính đến hôm nay (28/4), số ca nhiễm bệnh được xác nhận ở Bỉ là hơn 46,000, số ca tử vong hơn 7,000, tỷ lệ tử vong khoảng 15.4%. Qua con số này có thể thấy, tỷ lệ tử vong của Bỉ cao hơn so với các khu vực khác bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh  như Mỹ, Tây Ban Nha, Ý và Vương quốc Anh.

Tại sao dịch bệnh tại Bỉ lại nghiêm trọng đến vậy?

Tờ Epoch Times đưa tin, “Nơi nào gắn bó mật thiết với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nơi đó có người nhiễm virus corona”. Bài báo này đưa ra gợi ý rằng “Các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một điểm: Đó là mối quan hệ gần gũi hoặc lợi ích với ĐCSTQ.”

Bỉ cũng không ngoại lệ. Thực tế, quốc gia này từ hoàng gia đến chính phủ đều có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ trong nhiều năm qua.

Sáng kiến Vành đai và con đường

Hai trong các cảng biển lớn nhất của Bỉ nằm trên sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh (BRI – còn được gọi là Một vành đai, Một con đường). Đây là một dự án đầy tham vọng của Trung Quốc, nhằm củng cố ảnh hưởng địa chính trị bằng cách tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp các vùng của Châu Âu, Châu Phi, Trung và Nam Á.

Vị trí địa lý của Bỉ có lợi thế mang tính chiến lược. Bỉ giáp Hà Lan ở phía Bắc, Pháp ở phía Nam, Luxembourg và Đức ở phía Đông và Biển Bắc ở phía Tây.

Cảng Antwerp lớn nhất nước Bỉ nằm gần trung tâm sản xuất và tiêu thụ của châu Âu, một trung tâm hậu cần lớn như vậy từ lâu đã trở thành mục tiêu thèm khát của Bắc Kinh.

Tháng 7/2015, cảng Antwerp đã thành lập một đội đặc nhiệm phụ trách Vành đai và Con đường, ký thoả thuận với các công ty Trung Quốc để xây dựng một Trung tâm hậu cần và Thương mại Quốc tế Trung Quốc – châu Âu – châu Phi.

Lãnh đạo cảng Antwerp đã ký kết các thỏa thuận “cảng đôi bên” và biên bản hợp tác của Antwerp với các cảng biển Trung Quốc như Thượng Hải, Thâm Quyến, Ninh Ba, Thiên Tân, Thanh Đảo và Đại Liên.

Tháng 5/2018, chuyến tàu đường tơ lụa đầu tiên từ Đường Sơn – Trung Quốc đã đến Antwerp đánh dấu một phần tuyến đường sắt trực tiếp giữa hai nước.

Bên cạnh đó, trung tâm cảng tại Antwerp đã đào tạo khoảng 3.800 chuyên gia hàng hải Trung Quốc.

Cảng Zeebrugge, nằm trên bờ biển phía Bắc của Bỉ, là cảng thương mại quan trọng thứ hai quốc gia này. Nó nằm trên eo biển đối diện với Anh. Ngày nay, vẫn còn các chuyến tàu qua lại giữa cảng Zeebrugge,cảng Hull và Dover của Anh.

Là một phần của dự án Vành đai và Con đường, công ty vận tải quốc doanh Cosco ký một thỏa thuận vào tháng 11/2017 để mua cổ phần kiểm soát tại khu cảng container tại Zeebrugge.

Ông Kris Peeters, khi đó là Phó Thủ tướng Bỉ, tại lễ ký kết vào tháng 1/2018 cho biết, thỏa thuận này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ thương mại Bỉ – Trung mà còn nâng cao vị thế quốc tế của cảng Zeebrugge.

Những biện pháp chưa từng có sẽ bao trùm toàn bộ đất nước Địa Trung Hải với hơn 60 triệu dân này, trong bối cảnh số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã tăng lên 631 ca, còn số ca nhiễm lên tới 10.149 ca. (Ảnh: AP)
Một vành đai, Một con đường – Dự án đầy tham vọng của Trung Quốc. (Ảnh qua AP)

Hợp tác giữa đầu tư Trung Quốc và công nghệ châu Âu

Nhà máy sản xuất xe hơi Volvo Car Ghent nằm ở cảng Ghent, miền Tây nước Bỉ, có diện tích hơn 490.000m2. Đây là nhà máy sản xuất xe hơi lớn nhất bên ngoài Thụy Điển của hãng xe Volvo được thành lập năm 1965. Ford Motor đã mua Volvo năm 2009 với giá 6,45 tỷ đô la. Tuy nhiên nhà máy này đã gặp rắc rối trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và bắt đầu thoái vốn tài sản. Năm 2010, Ford bán Volvo cho tập đoàn Geely của Trung Quốc với giá 1,8 tỷ đô la, từ đó Geely trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên sở hữu thương hiệu xe cao cấp xuyên quốc gia này.

Tháng 4/2014, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Vua nước Bỉ Philippe Léopold Louis Marie đã đến thăm nhà máy Volvo Ghent. Ông Tập và vua Bỉ cùng tiết lộ, công ty đã sản xuất 300.000 chiếc xe hơi để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Volvo tại thị trường Trung Quốc càng ngày càng phổ biến, sản lượng xe hơi của thương hiệu cũng liên tiếp đạt đến những đỉnh cao mới. Nhà máy dần trở thành điểm tựa trong chuỗi sản xuất toàn cầu của tập đoàn Geely.

Năm 2011, các chuyên gia và kỹ sư của nhà máy Ghent đã đến làm việc tại nhà máy Volvo mới ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang,Trung Quốc. Họ đã chuyển giao những chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo rằng nhà máy mới sẽ có chất lượng và khả năng cạnh tranh như các nhà máy khác trên thế giới.

Phó Thống đốc của Hắc Long Giang, ông Hao Huilong, cho biết: “Nhà máy Đại Khánh đang cho thấy đà tăng trưởng tích cực nhờ công nghệ sản xuất ô tô tiên tiến từ Volvo”.

Tháng 5/2017, Phó Thủ tướng Bỉ, Kris Peeters đến Trung Quốc để tham dự Diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường. Trong chuyến thăm đó, ông đặc biệt tới Đại Khánh để chứng kiến ​​lễ ra mắt hoạt động thử nghiệm phiên bản xe S90 sang trọng của Volvo. Đại Khánh đã xuất khẩu chiếc xe mui trần sang trọng sang nhà máy Ghent qua chuyến tàu đặc biệt của Trung Quốc.

Ngày 30/5, một lô xe Volvo S90 sản xuất tại Đại Khánh được vận chuyển đến cảng Zeebrugge-Bỉ thông qua tuyến đường sắt Á-Âu để giao đến Ghent. Sau đó, một số lượng lớn xe Volvo sang trọng sản xuất tại Trung Quốc đã được tập trung lại nhà máy Ghent để phân phối cho thị trường châu Âu.

Tháng 6/2017, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng với Thủ tướng Bỉ Charles Michel, đã đến thăm triển lãm Thành tựu Đổi mới Geely Volvo. Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến những chiếc xe Volvo S90 được sản xuất tại nhà máy Đại Khánh l lên chuyến tàu Trung Quốc-Châu Âu tới Bỉ, sau đó bán cho các nước Châu Âu để đảm bảo rằng không có trở ngại nào.

Tháng 7/2019, lô XC60 đầu tiên của Volvo đã từ nhà máy Thành Đô – Trung Quốc đến nhà máy Volvo thứ ba tại nước này.

Tập đoàn Geely đã chi tới 1,8 tỷ đô la để mua đứt Volvo. Chuyện họ có thể cạnh tranh ở thị trường châu Âu và có đủ khả năng để tiếp tục nâng cấp công nghệ sản xuất ô tô tiên tiến nhất thế giới hay không, vào thời điểm đó vẫn chưa chắc chắn. Đồng thời, thương hiệu xe hơi Thụy Điển thuộc sở hữu 100% của Trung Quốc đã trưng bày đầy đủ các sản phẩm chất lượng cao tại Trung Quốc và Châu Âu. Đây chính là ảnh hưởng mà chế độ Trung Quốc muốn đạt được trong việc thực hiện Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường..

Tháng 4/2014, Tập Cận Bình ca ngợi nhà máy xe hơi Volvo Ghent là mô hình hợp tác kinh tế và công nghệ giữa Trung Quốc, Bỉ và Thụy Điển.

Ngành công nghiệp ô tô Bỉ đang tìm kiếm sự hợp tác đầu tư và kinh doanh với Trung Quốc có thể được ví như thành ngữ của người Trung Quốc “Nhặt hạt mè mà mất cả quả dưa”, có nghĩa là tham lấy món lợi nhỏ trước mắt mà bỏ qua lợi ích quan trọng về lâu dài.

Nhiều nước thành viên EU lên tiếng rằng dự án BRI đi ngược lại đề xuất thương mại tự do của EU, bởi vì các công ty Trung Quốc này được chính phủ trợ cấp. Do đó, gây ra tình trạng không công bằng giữa các nước châu Âu tham gia hợp tác.

Các chính trị gia chủ chốt ủng hộ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Từ 2014 đến 2019, Kris Peeters – Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Việc làm của Bỉ đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần. Ông nói, Bỉ sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để đóng góp cho BRI.

Ngày 23/3/2017, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã phê duyệt 13 thành viên mới, bao gồm cả Bỉ, nâng tổng số thành viên ngân hàng lên 70.

Ông Peeters đánh giá cao hành động này và nói: “Chúng tôi tin AIIB có tham vọng làm tiên phong cho các ngân hàng phát triển trong và ngoài nước thông qua áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu nhằm đảm bảo về khả năng kinh tế, bền vững tài chính, khí hậu, thân thiện với môi trường và bền vững xã hội”

Trong một cuộc phỏng vấn với Hãng Thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, Peeters đã ca ngợi BRI mang tầm nhìn tuyệt vời.

“Để thành công, chúng phải được phát triển cùng với tất cả các bên liên quan, không chỉ với chính quyền trung ương, chính quyền địa phương mà còn những địa phương bị ảnh hưởng nhất càng nên tham gia”.

Đường hầm thuộc dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung ở Indonesia hồi tháng 5/2019. (Ảnh qua  Xinhua)
Đường hầm thuộc dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung ở Indonesia hồi tháng 5/2019. (Ảnh qua Xinhua)

Ngày 27/3/2018, khi Peeters tham dự buổi lễ tại nhà máy của Volvo ở Ghent, ông đã ca ngợi thương hiệu Geely của Trung Quốc tại Bỉ. Qua đó, ông cũng chỉ trích chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Trump về việc tăng thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc.

Tương tự, cựu Thủ tướng Bỉ Yves Leterme cũng là một người ủng hộ nhiệt tình việc Bỉ trở thành đối tác của dự án BRI-Trung Quốc 

Ngày 27/10/2019, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với truyền thông nhà nước Trung Quốc Southern Metropolis Daily, ông Leterme cho biết Bỉ là một ngõ vào thị trường châu Âu cũng như một trung tâm hậu cần lớn ở châu Âu. Ông cũng đề nghị chính phủ Bỉ xúc tiến nghiên cứu đánh giá tính khả thi của quốc gia khi tham gia khuôn khổ BRI. Qua đó tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Bỉ đã đưa nó vào chương trình nghị sự và đang trong quá trình làm việc.

Peeters và Leterme đã xuất hiện với tư cách là những người ủng hộ khi ĐCSTQ thúc đẩy BRI trên toàn thế giới, kêu gọi các quốc gia thành viên EU khác tham gia. Điều này là rất hiếm xảy ra trong các nhà lãnh đạo châu Âu.

Truyền bá tuyên truyền của ĐCSTQ

Đến nay, Bắc Kinh đã mở 6 Học viện Khổng Tử ở Bỉ. Ngoài ra, hơn 50 trường học ở Bỉ cung cấp các khóa học tiếng Trung nội dung sách giáo khoa là tất cả những tài liệu tẩy não do chế độ ĐCSTQ biên soạn.

Những năm gần đây, hai nước tổ chức hơn 100 chương trình giao lưu văn hóa âm nhạc, nghệ thuật và biểu diễn mỗi năm. Trung tâm văn hóa Trung Quốc Brussels, thành lập năm 2015, là nơi hoạt động vô cùng sôi nổi.

Tháng 8/2017, Trung Quốc đã phát hành một con tem kỷ niệm sáng kiến Vành đai và Con đường. Một tháng sau, Viện Khổng Tử tại Đại học Leuven đã tổ chức lễ kỷ niệm Học viện Khổng Tử Toàn cầu để thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung-Bỉ.

Erik Famaey, thủ quỹ của Hội đồng Kinh tế và Thương mại Bỉ-Trung Quốc (BCECC) đã có bài phát biểu tại triển lãm, ca ngợi BRI như một dự án lịch sử của huyền thoại những năm 1980, là hiệp hội kinh doanh hàng đầu của Bỉ với  thành viên là các công ty tham gia kinh doanh tại Trung Quốc hoặc hợp tác với Trung Quốc.

Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia Trung Quốc có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ đều biết rằng BRI chắc chắn không chỉ là một sáng kiến ​​hay dự án kinh tế, nó còn là nơi để Bắc Kinh thúc đẩy các giá trị, mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp thế giới để thâm nhập vào chính trị, ngoại giao của các quốc gia khác. Nhiệm vụ chính của các lãnh sự quán Trung Quốc và Học viện Khổng Tử ở các nước khác là nhân cơ hội để thúc đẩy BRI và quảng bá văn hóa Trung Quốc.

Nhân viên y tế đến thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh qua Market Watch)
Nhân viên y tế đến thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh qua Market Watch)

Bùng phát virus

Tân Hoa Xã đưa tin ngày 2/4, ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm qua điện thoại với vua Philippe. Trong đó, vua Bỉ nói rằng Trung Quốc đã đi đầu trong việc kiểm soát sự bùng phát virus ĐCSTQ và kinh nghiệm của họ có giá trị quan trọng đối với các quốc gia khác trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Tân Hoa Xã viết, “Thật đáng chú ý khi Trung Quốc đã hỗ trợ và đóng góp cho các quốc gia khác trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Quốc vương Philippe nói rằng Bỉ đánh giá cao việc Trung Quốc cung cấp các thiết bị bảo vệ y tế khẩn cấp và sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong việc phát triển thuốc”.

Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ. Thật khó để thế giới bên ngoài xác thực được liệu vua Philippe có thực sự nói điều đó hay không. Những lời nói đó rất giống luận điệu rập khuôn của ĐCSTQ. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ của ông với ĐCSTQ là quá rõ ràng.

Ngay sau cuộc trò chuyện qua điện thoại, tờ báo Brussels Times đưa tin, ba triệu chiếc khẩu trang nhập từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn đã bị trả lại.

Trong một bài báo khác, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói rằng, Trung Quốc sẽ thắt chặt các biện pháp kiểm soát chất lượng để cung cấp vật tư bảo hộ chống lại dịch bệnh trên toàn cầu nhiều nhất có thể.

Lời hứa của chủ tịch Tập và lô khẩu trang kém chất lượng được gửi tới Bỉ chứng minh rằng ĐCSTQ không đáng tin. Bất cứ ai tin vào ĐCSTQ sẽ bị vỡ mộng.

Ở Bỉ, cả gia đình hoàng gia và các chính trị gia chủ chốt đều ủng hộ dự án BRI. Cuộc thảo luận về hợp tác BRI mà chính phủ đưa ra đã được đưa vào chương trình nghị sự.

Ý là quốc gia G-7 đầu tiên gia nhập BRI, bất chấp sự phản đối của các nhà lãnh đạo EU khác. Và đây cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về đại dịch toàn cầu.Tính đến hôm nay (28/4), Ý có hơn 199,000 ca nhiễm, hơn 26,000 người chết vì virus ĐCSTQ, đó chính là lời cảnh tỉnh cho Bỉ: Hãy tránh xa ĐCSTQ. 

Việt Anh (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x