BBC: Số ca tử vong gấp 3 lần con số chính phủ Iran công bố

04/08/20, 08:43 Thế giới

Công bố điều tra của BBC mới đây cho biết, số ca tử vong vì virus Vũ Hán tại Iran cao gấp 3 lần con số mà chính quyền nước này công bố. Bên cạnh đó, dữ liệu từ nguồn cung cấp tin còn cho thấy chính quyền Iran đã cố tình giấu dịch và giảm bớt hàng loạt các số liệu khác.

Tính đến giữa tháng 3 số ca tử vong vì virus Vũ Hán tại Iran cao gấp 3 lần con số mà chính quyền nước này công bố. (Ảnh qua BBC)

Số liệu ghi chép của chính phủ cho biết, gần 42.000 người tử vong với các triệu chứng nhiễm virus Vũ Hán tính đến ngày 20/7, trong khi đó Bộ Y tế nước này báo cáo có 14.405 ca. Số ca nhiễm bệnh cũng cao gần gấp đôi so với các số liệu chính thức, tức 451.024 ca so với 278.827 trong báo cáo.

Ca tử vong đầu tiên tại Iran do dịch Vũ Hán được ghi nhận ngày 22/1, theo danh sách và hồ sơ y tế được chuyển cho BBC. Thời điểm này sớm hơn gần 1 tháng so với ca tử vong chính thức đầu tiên do đại dịch được công bố tại nước này. 

Trong vòng 28 ngày cho đến khi ca tử vong đầu tiên được chính thức công bố vào ngày 19/2, có 52 người đã tử vong…

Sự tăng vọt các ca tử vong trong thời gian đầu nêu trong tài liệu này cao hơn nhiều so với các số liệu mà Bộ Y tế công bố tính, và tính đến giữa tháng 3 thì con số này gấp 5 lần so với số liệu chính thức.

Việc có tỷ lệ các ca không được ghi nhận đầy đủ, chủ yếu là do năng lực xét nghiệm, là điều xảy ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, thông tin được tiết lộ cho BBC cho thấy giới chức Iran đã báo cáo con số nhiễm bệnh hàng ngày ở mức thấp hơn đáng kể tuy đã có hồ sơ về các ca tử vong, cho thấy các số liệu đã cố tình bị giảm bớt.

“Làm sáng tỏ sự thật”

Dữ liệu được gửi đến BBC từ một nguồn giấu tên. Nguồn tin này cung cấp chi tiết về số ca nhập viện hàng ngày trên khắp Iran, bao gồm tên, tuổi, giới tính, triệu chứng, ngày và thời gian nằm viện cũng như các bệnh lý nền. Các dữ liệu trong danh sách khớp với thông tin về một số bệnh nhân mà BBC biết được, trong đó gồm cả những người đã tử vong.

Số ca nhập viện hàng ngày trên khắp Iran, bao gồm tên, tuổi, giới tính, triệu chứng, ngày và thời gian nằm viện cũng như các bệnh lý nền. (Ảnh qua TTXVN)

Nguồn tin nói rằng họ chia sẻ dữ liệu với BBC nhằm “làm sáng tỏ sự thật” và nhằm chấm dứt các “trò chơi chính trị” xung quanh đại dịch.

BBC không thể xác minh người cung cấp các thông tin này có làm việc cho cơ quan chính phủ Iran hay không, hoặc cách thức mà họ có được dữ liệu. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các số liệu chính thức và số ca tử vong được ghi nhận trong hồ sơ này khớp với sự khác biệt giữa số liệu chính thức và các tính toán về tình trạng “tử vong cao quá mức”, tính đến giữa tháng 6.

Nỗ lực của hai bác sĩ khiến chính quyền Iran phải thừa nhận ca tử vong đầu tiên

Các bác sĩ nắm tường tận vấn đề nói với BBC rằng Bộ Y tế Iran đã bị áp lực từ các cơ quan an ninh và tình báo bên trong Iran.

Bác sĩ Pouladi (không phải tên thật) nói với BBC rằng Bộ Y tế “đã từ chối thừa nhận” ca nhiễm đầu tiên.

“Ban đầu, họ không có bộ dụng cụ xét nghiệm, và khi họ có, họ không cho xét nghiệm trên diện rộng. Quan điểm của các cơ quan an ninh là không thừa nhận sự tồn tại của virus corona [virus Vũ Hán] ở Iran, bác sĩ Pouladi nói.

Hai bác sĩ từ thành phố Qom đã kiên trì trong việc buộc Bộ Y tế phải thừa nhận ca nhiễm bệnh chính thức đầu tiên. Khi bác sĩ Mohammad Molayi và bác sỹ Ali Molayi mất đi anh trai, họ khẳng định anh trai họ nên được xét nghiệm virus Vũ Hán, và kết quả là dương tính.

Trong bệnh viện Kamkar, nơi anh trai họ qua đời, nhiều bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng tương tự như nhiễm dịch Vũ Hán, nhưng không ai được làm xét nghiệm.

Bác sĩ Molayi sau đó đã phát hành một video về người anh quá cố của mình. Sau đó, Bộ Y tế cuối cùng đã phải thừa nhận trường hợp ca đầu tiên. Tuy nhiên, đài truyền hình nhà nước Iran đã cáo buộc rằng, video về người anh trai đã được quay từ vài tháng trước.

Bệnh dịch bắt đầu bùng phát vào thời điểm trùng với hai sự kiện quan trọng ở Iran: Dịp kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo 1979 và kỳ bầu cử Quốc hội. Đây là những cơ hội to lớn cho Cộng hòa Hồi giáo chứng minh rằng họ nhận được sự ủng hộ rộng rãi. 

Lương Phong (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x