Bàng hoàng và tổn thương sau vụ nổ, người Liban nổi giận với những kẻ thống trị

06/08/20, 10:45 Thế giới

Đầu bếp Walid Assi đang nấu ăn tại một cửa hàng pizza ở Beirut vào tối 4/8 thì một đợt sóng xung kích đẩy anh ngã xuống. Mặt đất dưới chân anh rung chuyển. Một tia sáng trắng xoẹt qua. Mái nhà bị hất tung.

“Chúng tôi không thể tin mình đã sống sót qua cảnh này. Người người bị chảy máu, nằm nhoài trên mặt đất, chạy tán loạn khắp đường phố … Giống như một cơn ác mộng vậy”, anh Assi nói với Reuters tại một quận trung tâm thủ đô Beirut.

Cảnh tượng sau vụ nổ kinh hoàng trên cảng thủ đô Beirut, Liban. (Ảnh qua Twitter)

Tối đó, một vụ nổ nhà kho kinh hoàng đã xảy ra cách đó vài km tại cảng Beirut, mà các nhà điều tra nói là do sơ suất. Sáng hôm sau, các nhân viên kinh hãi khi thấy nhà hàng sau vụ nổ. Khi cú sốc lắng xuống, cảm giác tiếp theo là sự tức giận, Assi nói.

“Tại sao những người dân vô tội lại phải khổ sở như thế này vì những kẻ cầm quyền vô giá trị? Điều này chẳng phải cho thấy cuộc sống của chúng tôi rẻ mạt thế nào đối với họ?”

Người dân Beirut thức dậy vào sáng 5/8 trong cảnh tượng tan hoang. Lực lượng cứu hộ đã đào bới những đống đổ nát để tìm người sống sót tại thành phố vốn đã phải oằn mình dưới sức ép của cuộc khủng hoảng tài chính và một đợt bùng phát virus corona.

Vụ nổ khiến ít nhất 135 người thiệt mạng, 5.000 người bị thương và 250.000 người phải rời khỏi nhà sau khi sóng xung kích phá tan cửa ra vào và cửa sổ cách đó hàng km. Số người chết dự kiến ​​sẽ tăng lên. Các quan chức nói vụ nổ là do một kho chứa ammonium nitrate rất lớn được lưu trữ nhiều năm tại cảng trong điều kiện không an toàn. 

Đối với nhiều người Lebanon, đây là tai họa mới nhất mà theo họ bắt nguồn từ một nhóm bè phái chính trị đã cai trị đất nước trong nhiều thập kỷ.

Chính phủ tuyên bố sẽ buộc những người chịu trách nhiệm phải giải trình. Nhưng đối với những công nhân và người dân đang quét dọn đống đổ nát trong khu phố đêm nổi tiếng Gemmayze, điều đó nghe như những lời hứa suông khiến họ phát mệt.

Một số người bị thương do vụ nổ đang được đưa đến bệnh viện. (Ảnh qua Twitter)

Kể từ tháng 10/2019, hàng nghìn người Lebanon đã biểu tình phản đối tình trạng lãng phí, tham nhũng vốn đẩy đất nước vào cảnh kinh tế điêu tàn. Đồng nội tệ từ đó đã sụp đổ, khiến giá cả tăng vọt và nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói.

Như thể những người cầm quyền “muốn chúng tôi phải chết”

“Điều gì tồi tệ hơn có thể xảy đến với chúng tôi ngoài cái chết? Cứ như thể họ muốn chúng tôi chết vậy”, Rony Abu Saad nói bên ngoài cửa hàng sandwich xập xệ của ông. Một nhân viên cửa hàng đã tử vong dưới đống đổ nát bên trong.

“Đất nước này giờ đây trông hệt như những người cai trị nó, rác rưởi và đống đổ nát trên đường phố, chúng giống như họ vậy. Nếu bất kỳ ai trong số họ còn một chút hiểu biết, họ sẽ rời đi”, ông Saad phân trần.

Xung quanh ông, những mảnh thủy tinh và kim loại nằm rải rác trên khắp con phố. Mái của một trạm xăng lớn sập xuống cột bơm xăng. Một căn hộ áp mái bị bay cả ban công. Trong một con hẻm, biển quảng cáo và cành cây đổ đè nát một dãy ô tô. Trong một cảnh khác, một người đàn ông đi đi lại lại trên vỉa hè lẩm bẩm “Đây đúng là chiến tranh”.

Vụ nổ lớn ở cảng Beirut đã phá hủy các khu vực của thành phố. (Ảnh qua Twitter )

Ông Abu Saad đã không ngủ suốt đêm. Ông nói “tất cả chúng tôi vẫn còn sốc, không ai trong chúng tôi có thể hiểu hết quy mô của sự tàn phá”.

“Phần tồi tệ nhất là chính phủ này và tất cả những người trước đó đã không làm gì cả. Không ai thèm quan tâm. Họ có biết nhà kho này ở đó không, sao họ lại để nó ở gần nhà chúng tôi?” Habib Medawar, 65 tuổi, chủ một ngôi nhà có 2 người chết nói. Ông ngồi thất thần trên chiếc ghế nhựa vàng, nhìn ra biển. “Giờ tôi không muốn làm bất cứ điều gì, thậm chí không thể nhấc mình đi vào trong.”

Gần đó, Pierre Mrad, giám đốc một bệnh viện ở Gemmayze phải cố kìm nước mắt. Vụ nổ đã khiến bệnh viện bị phá hủy, các nhân viên bị thương và một y tá thiệt mạng. “Chúng tôi đã sơ tán tất cả bệnh nhân. Bệnh viện sẽ phải được xây dựng lại. Không còn gì cả, không còn gì để làm bây giờ. Chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Tôi có thể nói gì hơn chứ?”, ông Mrad chia sẻ.

Thùy Linh (Theo Reuters)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x