Bắc Kinh “tận diệt” doanh nghiệp tư nhân Hồng Kông nhằm ứng phó thương chiến?

26/09/19, 12:02 Trung Quốc

Vào thời điểm Jack Ma tuyên bố từ chức chủ tịch Tập đoàn Alibaba, nhà báo Mộc Dương cho rằng đó là một toan tính thông minh, bởi bản thân Jack Ma thừa biết ông không thể ngăn được xu thế thôn tính của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các tập đoàn tư nhân. 

Thực tế, 10 ngày sau thời điểm Jack Ma (Mã Vân) tuyên bố rút lui, ngày 20/9, chính quyền Chiết Giang, Hàng Châu tuyên bố điều 100 nhân viên “đóng quân” tại các tập đoàn Alibaba, Geely, Wahaha … Những người này sẽ tham gia với tư cách là đại diện chính phủ.

Jack Ma tuyên bố từ chức chủ tịch Tập đoàn Alibaba là một toan tính thông minh.
Jack Ma tuyên bố từ chức chủ tịch Tập đoàn Alibaba là một toan tính thông minh. (Ảnh: The Tennessean)

Song song đó, ĐCSTQ cũng đã khai hỏa tấn công vào đế chế kinh doanh bất động sản của tỷ phú bậc nhất Hồng Kông Lý Gia Thành, dấy lên làn sóng “đấu địa chủ”. Bắc Kinh liên tiếp tạo ra các tác động lớn, bất luận là doanh nghiệp Hồng Kông hay doanh nghiệp tư nhân trong nước đều không nương tay, tựa hồ như muốn tận diệt, cư dân mạng gọi đó là hành động “mổ heo”.

Viên chức nhà nước thâm nhập công ty tư nhân nhằm thực hiện phương sách “độn cát”

Phía chính quyền Hàng Châu tuyên bố, việc đưa viên chức nhà nước vào doanh nghiệp tư nhân nhằm mục đích “phục vụ doanh nghiệp trọng điểm”, giúp doanh nghiệp cân đối trong việc giải quyết các vấn đề từ phía chính phủ song song với việc thúc đẩy doanh nghiệp tránh sự suy thoái.

Những tuyên bố này không qua mắt được những cư dân mạng vốn đã hiểu rõ bản chất của chính quyền ĐCSTQ.

“Công tư hợp doanh lại trình diễn”.

“Thành lập chi bộ đảng còn chưa đủ, ĐCSTQ giờ còn trực tiếp cử người can thiệp các doanh nghiệp tư nhân”.

“Vỗ cho béo thì cũng để giết thịt mà, không sớm thì muộn”.

“Doanh nghiệp cỡ bự đã nhúng tay vào, thì doanh nghiệp cỡ nhỏ có thể may mắn trốn được sao?”.

“Doanh nghiệp lớn mạnh lên rồi thì không còn là của mình nữa, nhìn hai con ngựa (Mã Vân và Mã Hóa Đằng) kia thì biết, cái mạng còn không phải của mình nữa là! Hai mâm thịt ngựa này bày ra làm đồ ăn trước”. “Ngon ngon, xếp hàng nha, lần lượt lên mâm cả”.

Nuôi heo vỗ béo cũng để giết thịt?

Vào tháng 8/2018, có tin cho biết, ĐCSTQ muốn hợp tác doanh nghiệp quốc dân với doanh nghiệp tư nhân nhằm “pha trộn và cải biến”. Không lâu sau đó, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã có cuộc gặp với Mã Vân và Mã Hóa Đằng, truyền thông nhà nước đưa tin ‘song Mã’ dẫn đầu “công tư hợp doanh”. 

Tin tức này đã gây chấn động và khủng hoảng mạnh trong giới doanh nghiệp Trung Quốc, bởi động thái này cho thấy ĐCSTQ đang muốn mổ cướp những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp được ví như “heo đã đủ kí”.

Đến tháng 9/2019, tiếp sau việc từ chức chủ tịch tập đoàn của Mã Vân thì Mã Hóa Đằng cũng rời bỏ chiếc ghế chủ tịch và vị trí CEO của Tencent Credit. Giới quan sát nhận định, việc hai con ngựa về hưu non cho thấy phương thức “tá ma sát mã” (ngựa kéo xong cối xay thì bị giết) của chính quyền ĐCSTQ. 

Thời báo Tài Chính của Anh còn cho biết, Alibaba và Tencent từng cự tuyệt cung cấp dữ liệu cho vay của khách hàng cho chính quyền Trung Quốc, mà từ trước đến nay ĐCSTQ một khi chưa đạt được điều mình muốn thì hẳn sẽ không từ bỏ.

Ngoài ra, như mọi người đã biết, Alibaba có Alipay, Tencent có Tenpay, là những nền tảng ứng dụng thanh toán di động bên thứ ba, vốn đã khiến túi tiền và hệ thống ngân hàng quốc doanh chịu áp lực rất lớn. ĐCSTQ trước giờ vẫn muốn dùng biện pháp chế định nhằm hạn chế hoạt động thanh toán này.

Căn cứ theo tình hình hiện tại, ĐCSTQ lấy cớ vì an toàn tài chính quốc gia đã hạ bệ song Mã, chiếm dụng khối tài sản của Alibaba và Tencent. Alipay đã bị thôn tính từ năm 2018, Tenpay tương lai cũng không tránh khỏi cùng chung số phận.

Ngoài Mã Vân và Mã Khóa Đằng, một ông trùm tư nhân khác cũng đang trong tầm ngắm là Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Evergrande, ông Hứa Gia Ấn.

Ngoài Mã Vân và Mã Khóa Đằng, một ông trùm tư nhân khác cũng đang trong tầm ngắm là Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Evergrande, ông Hứa Gia Ấn.
Ngoài Mã Vân và Mã Khóa Đằng, một ông trùm tư nhân khác cũng đang trong tầm ngắm là Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn Evergrande, ông Hứa Gia Ấn. (Ảnh: VietTimes)

Thời gian gần đây, ở Trung Quốc lan truyền tin tức ông Hứa Gia Ấn đang bị kiểm soát. Ông Hứa là tỷ phú lĩnh vực bất động sản. Bắt đầu từ tháng 6/2015, ông đã chi khoảng 600 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 84 triệu USD) để có được 14 dự án và lô đất tại Hồng Kông. Có thể nói tiềm lực vốn đầu tư của tập đoàn Evergrande là vô cùng lớn mạnh.

Ngoài 3 vị tỷ phú bậc nhất Trung Quốc hiện đang gặp phiền phức, thì trong quá khứ có rất nhiều trọc phú Trung Quốc khác cũng đã không tránh khỏi số phận long đong. Trong đó có Tiêu Kiến Hoa, mất tích từ năm 2017 cho đến nay, Ngô Tiểu Huy bị kết án tử hình, con trai Trần Nghị là Trần Tiểu Lỗ bị đột tử, CEO tập đoàn năng lượng Trung Quốc CEFC là Diệp Giản Minh có tin đồn là đã qua đời. 

Vương Kiện Lâm từ tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc trở thành người mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc. Cũng nói thêm, những vị tỷ phú lừng danh này đã từng là trợ thủ đắc lực của ĐCSTQ, cũng chính là đã được ĐCSTQ một tay nâng đỡ. Tuy nhiên, người đến đường cùng mới lộ chân tính, kết cục bi thảm hôm nay của họ chính là bởi u mê không nhận ra để từ bỏ một tổ chức vốn không có tính người.

Từ vận mệnh của những phú gia Trung Quốc, giới quan sát dễ dàng nhìn thấy việc ĐCSTQ đang ra tay đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, đồng thời mong muốn chiếm đoạt tài sản của họ.

Chuyên gia La Địch nhận định, tình trạng “quốc tiến dân lui” đã trầm trọng hơn so với dự đoán. Các chính sách bất lợi mà ĐCSTQ áp đặt lên các doanh nghiệp tư nhân đã khiến các doanh nghiệp này biến mất cũng như bị sát nhập và thôn tính.

Lịch sử chưa xa

Chuyện “công tư hợp doanh” vốn không còn là điều gì xa lạ ở Trung Quốc, bởi đây là phương thức quen thuộc mà ĐCSTQ từng sử dụng vào những năm 50, nhằm chiếm hữu tài sản tư nhân và biến nó thành tài sản nhà nước. 

Để thực hiện điều này, ĐCSTQ trước tiên sẽ phân chia tài sản doanh nghiệp tư nhân, phần lớn tài sản sung công, một phần nhỏ giao cho cá nhân nào đó, tiếp đến là đem bán cổ phần công ty. Về sau, bất luận là có sở hữu cổ phần công ty hay không thì vẫn được nhận lãi 5% trong suốt 10 năm.

Hình thức “công tư hợp doanh” kì thực là cướp đoạt tài sản tư nhân. Vào năm 1956, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông tại một lò rèn đã nói: “Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta sẽ chiếm đoạt toàn bộ tài sản tư bản, chỉ tính riêng giá trị tài sản doanh nghiệp tư nhân thôi thì cũng đã lên đến 190 tỷ nhân dân tệ, quốc gia sẽ có thêm của cải. 190 tỷ nhân dân tệ tương đương với hơn 1 triệu 900 ngàn tấn gạo. Quảng Đông năm nay sản xuất ra được hơn 1 triệu 800 ngàn tấn gạo, vậy tức là thời gian này chúng ta có chung một khối tài sản rất lớn”.

Đảng cộng sản là gì? Là đối với tài sản tư bản thì nó chỉ muốn biến thành “cộng sản” (tài sản chung). Chỉ cần ĐCSTQ muốn, ai không đem dâng bằng hai tay thì cái mạng kia không được đảm bảo.

Miếng mồi ngon Hồng Kông

Dĩ nhiên doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc Đại lục đã phải chịu tình cảnh như thế thì doanh nghiệp tư nhân Hồng Kông cũng không tránh khỏi kiếp nạn.

Hiện nay, ĐCSTQ đang khẩn trương chèn ép Hồng Kông, công khai đấu tố cả “thượng khách” Lý Gia Thành, chỉ trích ông vô trách nhiệm, chỉ biết kiếm tiền, dẫn đến vấn nạn tại Hồng Kông hôm nay chính là do… giá nhà đắt đỏ. 

Truyền thông của ĐCSTQ hẳn nhiên sẽ là công cụ đắc lực lan truyền những lời chỉ trích này, điều này cũng không khác gì luận điệu của những năm 50, khi ĐCSTQ hô hào “đánh đổ địa chủ, chia ruộng cày cho nông dân”. Vừa hay năm nay là năm 70 năm kỷ niệm ngày Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, những thủ đoạn và phương thức thành lập chính quyền ngày ấy nay được tái hiện rõ ràng và sinh động.

Chủ quyền của ĐCSTQ đối với Hồng Kông vẫn chưa được chuyển giao khi thời hạn 100 năm chưa kết thúc (hiện mới được nửa thời hạn), nhưng tham vọng phế bỏ “Một quốc gia, hai chế độ” đã lộ ra. Hiện tại, các doanh nghiệp nhà nước đã nhận được lời tổng động viên “xung phong” hướng đến Hồng Kông. Tương lai, doanh nghiệp tư nhân Hồng Kông bị tóm gọn đã không còn xa?

Tâm cơ của ĐCSTQ ngày nay có khác gì mưu đồ Tư Mã Chiêu thời Tam Quốc ngày ấy, người qua đường ai ai mà không nhìn thấy. Tuy nhiên, mệnh của Hồng Kông đã tận hay chưa là điều không ai đoán biết được.

(*Ghi chú của người dịch: Tư Mã Chiêu, con trai thứ của Tư Mã Ý, người đã thoán nghịch phế vua Tào Ngụy để tự mình xưng đế)

Khải Hoàn (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

x