TQ đặt tên cho những khu vực tranh chấp với Ấn Độ, chiêu thức giống hệt lúc thôn tính biển đảo Việt Nam?

04/01/22, 14:01 Thế giới

Mới đây Ấn Độ đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc, khi ngang nhiên đặt tên cho một số điểm trong khu vực tranh chấp. Xem ra chiêu thức này không khác mấy so với lúc chính quyền này thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Chiêu thức đổi tên nhằm khẳng định chủ quyền

Vào tuần trước, Bộ Dân sự của chính quyền Trung Quốc cho biết họ đã “chuẩn hóa”  tên của 15 địa danh ở Zangnan thuộc Nam Tây Tạng bằng những cái tên Trung Quốc. Đây vốn là khu vực mà Ấn Độ gọi là Arunachal Pradesh.

Tranh chấp Trung Quốc-Ấn Độ: Mỹ tuyên bố muốn hòa giải "sự đối đầu dữ dội"
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới. (Ảnh qua Báo Quốc Tế)

Đáp lại động thái này, vào ngày 30/12/2021, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã công khai khẳng định: “Arunachal Pradesh luôn, và sẽ luôn là một phần không thể thiếu của Ấn Độ.”

Arindam Bagchi – người phát ngôn đại diện cho Ấn Độ nói trong một tuyên bố rằng: “Việc phát minh rồi gán những cái tên cho các địa điểm ở Arunachal Pradesh cũng không thể làm thay đổi được thực tế.”

Đây có lẽ là bổn cũ soạn lại của chính quyền Trung Quốc, vào ngày 18/4/2020, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) loan tin rằng Chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa” (vốn là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). 

Sau đó 1 ngày tức ngày 19/4/2020 chính quyền Trung Quốc lại công bố tiếp một loạt cái tên cho hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông, bao gồm những thực thể nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Cụ thể tờ ‘Hoàn Cầu thời báo’ (tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đăng tin: các “danh xưng chuẩn hóa” được công bố ngày 19/4 sẽ áp dụng cho “25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông”. 

Ngay sau đó bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lên tiếng phản bác cho hành động tùy tiện này: “Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’ và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận…”

hoàng sa trường sa
Đổi tên vùng tranh chấp nhằm xác nhận chủ quyền là chiêu thức mà chính quyền Trung Quốc từng áp dụng với Việt Nam. (Ảnh tổng hợp)

Từ kẻ cướp biến thành nạn nhân

Đối với việc lên án của Ấn Độ, phía chính quyền Trung Quốc vẫn bao biện và tỏ ra rằng mình là người làm đúng, cụ thể Triệu Lập Kiên – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng: “Nam Tây Tạng vốn thuộc Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, và trong lịch sử nó từng là lãnh thổ của Trung Quốc”. Ngoài ra ông còn khẳng định việc đổi tên nằm trong “phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.

Còn đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì phía chính quyền Trung Quốc luôn bày tỏ với thế giới rằng họ là nạn nhân của tình trạng không tuân thủ luật quốc tế.

Cụ thể vào ngày 17/4/2020, trong một công hàm gửi lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đại diện chính quyền Trung Quốc đã ngang nhiên cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc nhằm tạo ra tranh chấp.”

Ngoài ra công hàm này còn nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã liên tục “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam” và yêu cầu phía Việt Nam phải rút tất cả binh lính, phương tiện và thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp.

Tử Vi (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x