Mỹ lên án ĐCSTQ vì thảm sát Thiên An Môn, tuyên bố tiếp tục đứng về phía người dân TQ

04/06/21, 16:26 Thế giới

Vào đêm trước ngày kỷ niệm 32 năm vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn, Bộ Ngoại giao Mỹ và Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ về Trung Quốc đã lên án sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời tuyên bố tiếp tục đứng về phía người dân Trung Quốc yêu tự do.

Hàng ngàn người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. (Ảnh qua taiwanhot.net)

Trong một tuyên bố ngày 3/6, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh giờ đây đã là “biểu tượng cho hành động tàn bạo” của ĐCSTQ năm 1989. Vào ngày 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp tiếng nói tự do của hàng chục nghìn người dân nước này, khi họ lên tiếng cho nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người.

“Những người dân Trung Quốc này có một yêu cầu cao cả và đơn giản: Công nhận và tôn trọng các quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền. Thay vì đáp ứng yêu cầu này một cách nghiêm túc và tranh luận cởi mở, chính quyền [Trung Quốc] đã đáp lại bằng bạo lực”, ông Blinken cho hay.

“Lòng dũng cảm của những người đã kề vai sát cánh vào ngày 4/6 nhắc nhở chúng ta rằng, phải không ngừng tìm kiếm sự minh bạch về sự kiện của ngày hôm đó, bao gồm cả con số chính xác tổng số người bị giết, bị giam giữ hoặc mất tích”, ông nói thêm.

“Mỹ sẽ tiếp tục đứng về phía người dân Trung Quốc khi họ yêu cầu chính phủ của họ tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Chúng tôi tôn vinh sự hy sinh của những người đã thiệt mạng 32 năm trước, và những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm tiếp tục nỗ lực đến ngày hôm nay, trong khi đối mặt với sự đàn áp liên tục của chính phủ.”

Ngoại trưởng Antony Blinken. (Ảnh qua Getty Images)

Từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 6/1989, ĐCSTQ đã ra lệnh cho quân đội nổ súng vào những người biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn. Cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 15/4/1989 do sinh viên lãnh đạo. Các nhà hoạt động yêu cầu nhiều quyền tự do hơn, cải cách kinh tế, dân chủ cùng những thay đổi khác từ chính phủ.

ĐCSTQ chưa bao giờ đưa ra một bản tường trình đầy đủ về cuộc đàn áp này. Nhiều ngày sau, Bắc Kinh công bố số người chết là khoảng 300, hầu hết là binh lính. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền và nhân chứng cho biết hàng nghìn người đã chết. Các nguồn tin giấu tên trong nội bộ ĐCSTQ nói rằng ít nhất 10.000 người đã thiệt mạng, theo một điện tín ngoại giao của Anh và các tài liệu giải mật của Nhà Trắng.

Trong một tuyên bố, Chủ tịch và đồng chủ tịch Ủy ban điều hành lưỡng đảng và lưỡng viện về Trung Quốc (CECC) – Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và Hạ nghị sĩ James McGovern, đã nhấn mạnh những tang thương do quân đội ĐCSTQ gây ra cho người dân Trung Quốc vào ngày 4/6/1989.

“Hôm nay chúng tôi tôn vinh lòng dũng cảm và sự hy sinh của tất cả những người tụ họp trên đường phố Bắc Kinh và hơn 400 thành phố khác trong mùa xuân năm 1989 để kêu gọi dân chủ, nhân quyền và chấm dứt tham nhũng. Việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình này đã đè bẹp các yêu cầu hòa bình về quyền và cải cách, đồng thời tiếp tục làm phức tạp mối quan hệ Mỹ-Trung cho đến ngày nay”, các nghị sĩ tuyên bố.

Ông Merkley và McGovern cũng cho biết, sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với nhân quyền của người dân Trung Quốc vẫn tiếp tục đến tận ngày nay.

“Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau chấm dứt việc giam giữ và tra tấn tùy tiện các tù nhân lương tâm, chấm dứt nạn diệt chủng ở Tân Cương, chấm dứt các nỗ lực đàn áp nhằm hủy hoại văn hóa Tây Tạng và tự do tôn giáo của hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đồng thời chấm dứt việc tháo dỡ có hệ thống các quyền tự do được đảm bảo cho người dân Hồng Kông thông qua hiệp ước quốc tế.”

“Tinh thần Thiên An Môn sẽ sống mãi ở Trung Quốc và ở mọi nơi mà những người yêu tự do tập hợp. Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ ngày kỷ niệm bi thảm này, và cam kết làm việc vì một tương lai mà di sản của thế hệ Thiên An Môn cuối cùng có thể được hiện thực hóa ở Trung Quốc và trên toàn thế giới.”

Hai nhà lập pháp cho biết họ cam kết kỷ niệm ngày 4/6 hàng năm “cho đến khi mọi người ở Trung Quốc có thể làm điều đó một cách tự do”. Hiện tại, các sự kiện kỷ niệm ngày 4/6 vẫn đang bị ĐCSTQ kiểm duyệt, “thậm chí là ở Hồng Kông – nơi trước đây từng là khu vực tự trị”.

Gần đây, các nhà chức trách ở Hồng Kông và Macao đã cấm một số sự kiện để tưởng nhớ ngày 4/6, bao gồm cả lễ thắp nến tưởng niệm hàng năm ở công viên Victoria, Hồng Kông. Đây là năm thứ 2 liên tiếp nhà chức trách Hồng Kông cấm sự kiện này với lý do phòng chống dịch corona. 

Vào ngày 1/6, lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam đã tuyên bố tất cả người dân phải tuân thủ Luật An ninh Quốc gia của Bắc Kinh trong suốt thời gian cận ngày 4/6. 

Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã lên án các nhà chức trách ở Hồng Kông về việc đóng cửa một bảo tàng tưởng niệm vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn.

Khánh Nghi (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x