Lễ Tạ ơn của một Hoa Kiều ở Úc: Nhà sáng lập Pháp Luân Công có công đức vô lượng

25/11/20, 16:25 Pháp Luân Công

Nhân dịp Lễ Tạ ơn năm 2020, Nguyễn Kiệt – tổng biên tập của ‘Thời báo Thiên An Môn’ hiện đang sống ở Melbourne, Australia, đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người sáng lập Pháp Luân Công thông qua Epoch times.

Nguyễn Kiệt - tổng biên tập của Thời báo Thiên An Môn phát biểu nhân kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” ngày 13/5/2019 tại Quảng trường Queensbridge
Nguyễn Kiệt – tổng biên tập của Thời báo Thiên An Môn phát biểu nhân kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” ngày 13/5/2019 tại Quảng trường Queensbridge. (Ảnh qua ET)

“Mặc dù tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, nhưng tôi rất biết ơn đại sư Lý Hồng Chí vì đã sáng lập Pháp Luân Công. Đồng thời, tôi nghĩ rằng mọi người nên cảm tạ đại sư Lý Hồng Chí, đặc biệt là người Trung Hoa”.

“Đối với Trung Quốc thì ý nghĩa và giá trị của việc thành lập, và truyền bá Pháp Luân Công cũng như việc phản bức hại các học viên Pháp Luân Công, đã vượt xa việc theo đuổi đức tin và theo đuổi tự do tín ngưỡng của bản thân”, ông nói.

Nguyễn Kiệt quê gốc ở Quảng Đông, sinh ra và lớn lên ở Quảng Tây, ông đến Australia vào năm 1998. Trong 22 năm, Nguyễn Kiệt đã tham gia vào phong trào vận động dân chủ và rất ủng hộ Pháp Luân Công. 

Sau đó, ông thành lập ‘Thời báo Thiên An Môn’ và “Trường học Dân chủ Trung Quốc”, kiên trì giữ vững đến ngày nay. Do bị ĐCSTQ đưa vào danh sách đen, nên Nguyễn Kiệt chưa bao giờ một lần trở lại quê hương trong hơn 20 năm qua.

Người sáng lập Pháp Luân Công có công đức vô lượng

“Thực sự rất đáng khâm phục khi tiên sinh Lý Hồng Chí có thể thúc đẩy quan niệm như vậy trong thời đại Trung Quốc này! Trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là vào thời kỳ quan trọng như hiện nay ở Trung Quốc, Ngài ấy đã dựng lên một ngọn cờ chính nghĩa”. Sau khi Nguyễn Kiệt biết được sự thật về Pháp Luân Công, ông đã rất ngưỡng mộ và biết ơn đối với người sáng lập Pháp Luân Công.

Nguyễn Kiệt cho rằng:

  • “Chân” mà Pháp Luân Công đề xướng trái ngược với “Giả” của ĐCSTQ.
  • “Thiện” là đối lập với “Ác”.
  • “Nhẫn” là đối lập với “bạo lực”, “nóng nảy” hoặc “chiến đấu không khoan nhượng”. 

Vì vậy, ông cho rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” có thể đánh bại nhiều điều mà ĐCSTQ tuyên truyền.

“Tôi nghĩ rằng đại sư Lý Hồng Chí là một người cống hiến kiệt xuất cho sự trở lại của đạo đức xã hội Trung Quốc. Bạn có thể không tín ngưỡng Pháp Luân Công, nhưng bạn có thể không tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” không? Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều muốn “Chân, Thiện, Nhẫn” trong cuộc sống của họ thay vì “giả, ác, đấu”. Cho nên, nói Pháp Luân Công là một ngọn cờ chính nghĩa, cũng là một linh hồn. Pháp Luân Công đối với Trung Quốc có ý nghĩa phi thường lớn”.

“Rất nhiều người không nhận ra điều này. Sự trở lại của đạo đức trong xã hội Trung Quốc quả thực là một hành trình dài, còn rất nhiều việc cần phải làm. Việc mà Pháp Luân Công đã làm là phi thường xuất sắc, họ đã kiên cường chống lại cuộc bức hại trong hơn 20 năm. Loại tinh thần này là thứ mà một dân tộc cần nhất”.

Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ôn hòa phản đối sự bức hại của ĐCSTQ tại Vancouver, Canada năm 2020
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ôn hòa phản đối sự bức hại của ĐCSTQ tại Vancouver, Canada năm 2020. (Ảnh qua ET)

“Nếu một dân tộc, mà tuyệt đại bộ phận khi đối mặt với cường quyền đều vâng vâng dạ dạ, đều là nghĩ bợ đỡ quyền lực, thì dân tộc này đã không còn hy vọng. Bởi vì các nhà độc tài thường tước đoạt tự do của người dân, và đàn áp khả năng sáng tạo của họ, sau đó để người dân chấp nhận sự thống trị của chúng một cách khuất phục. 

“Bản chất của chế độ chuyên quyền không phải là văn minh. Dưới chế độ chuyên quyền, nền văn minh sẽ bị hủy diệt và cái ác sẽ được nuôi dưỡng. Vì vậy, dân tộc nào cũng phải có tinh thần phản kháng. Sự phản kháng không phải là phản kháng cha mẹ, không phải phản kháng bạn bè, mà là phản kháng cường quyền, phản kháng chế độ độc tài. Pháp Luân Công đã làm phi thường tốt trong những khía cạnh này”.

Ủng hộ Pháp Luân Công “không do dự”

Trong nhiều năm qua, ngoài phong trào dân chủ, Nguyễn Kiệt đã nhấn mạnh một điều là ủng hộ Pháp Luân Công. 

Qua tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công nhiều năm trước, Nguyễn Kiệt cảm nhận được sự chân thành và thiện lương của họ.

“Có một chuyện khiến tôi cảm động. Vào khoảng năm 2003, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Vương Bính Chương bị ĐCSTQ bắt cóc đưa về Trung Quốc, tôi đã viết thư yêu cầu chính phủ Australia lưu ý đến vụ bắt giữ của Vương Bính Chương. Sau đó bắt xe buýt đêm đường dài, từ Melbourne đến Tòa nhà Quốc hội ở Canberra. Sau khi đến Canberra, tôi không biết ai đã đưa ra tin tức này. Có thể ai đó trong phong trào dân chủ biết rằng tôi sẽ đến Canberra vì điều này”.

“Không có nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nào ở Canberra vào thời điểm ấy. Sau khi đến Canberra vào ngày hôm đó, người đến tiếp đón tôi, người chờ tôi xuống xe là một học viên Pháp Luân Công. Anh ấy đợi tôi từ sớm ở nhà ga, mời tôi ăn sáng, sau đó cùng tôi đi đến tòa nhà quốc hội, rồi lại lên xe chở tôi về”.

Qua sự việc này, Nguyễn Kiệt cảm thấy các học viên Pháp Luân Công rất tận tâm, nhiệt tình và đáng tin cậy. 

“Kể từ đó, tôi đã tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công, họ có hoạt động gì tôi đều tham gia cả. Một vài lần tôi đến Canberra để tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công, và tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ họ, thu được rất nhiều tư liệu từ họ”.

“Đôi khi chúng ta có thể làm những điều sai trái, nhưng các học viên Pháp Luân Công đối xử với người khác bằng tình yêu thương và lòng khoan dung. Vì vậy, tôi nghĩ, những người có đức tin và những người không có đức tin là hoàn toàn khác nhau. Hành vi của con người chủ yếu do nội tâm của chính mình điều khiển, chứ không phải do bên ngoài kiểm soát. Cho nên khi người ta rất tin tưởng vào tín ngưỡng của mình, thì họ sẽ dựa theo yêu cầu của tín ngưỡng mà làm”.

“Pháp Luân Công không phải là một loại thuyết giáo văn hóa thông thường. Lúc họ đạt đến tín ngưỡng cao độ, thì hành vi sẽ rất tự giác. Nếu bạn là một người tu luyện Pháp Luân Công rất cung kính và thành kính, nếu bạn nói dối thì tôi nghĩ điều đó là không thể, bởi vì nó vi phạm đặc tính “Chân” trong lý niệm. Vì vậy tôi nghĩ các học viên Pháp Luân Công là nhóm người đáng tin cậy nhất, và đáng giá được kết giao nhất”.

Cho nên, bất kể các học viên Pháp Luân Công tổ chức hoạt động nào, bất luận mưa gió Nguyễn Kiệt đều sẽ đi ủng hộ, giúp đỡ. Bởi vì điều này nên “ĐCSTQ rất ghét tôi, đang tìm kiếm người nhà tôi ở Trung Quốc. Chính quyền ĐCSTQ muốn “giáo huấn” tôi từ mọi khía cạnh và ngăn cản tôi”.

Đối mặt với việc lạm dụng uy quyền của ĐCSTQ, Nguyễn Kiệt không hề nao núng, ông nói: “Nhiều người biết Pháp Luân Công vì họ đấu tranh cho tự do tín ngưỡng. Nhưng đối với tôi ngay từ đầu, khoảng 2005, 2006, tôi đã luôn cảm thấy rằng: Sự xuất hiện của Pháp Luân Công có ý nghĩa hơn nhiều, so với việc theo đuổi tự do tín ngưỡng. Sau khi ĐCSTQ thống trị Đại lục, sự phá hoại đạo đức xã hội này là chưa từng có. Đặc biệt trong hai ba thập kỷ trở lại đây, sự suy thoái về đạo đức xã hội có thể nói là đã tụt dốc không phanh”.

“Pháp Luân Công ủng hộ ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Bản thân ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ là một lý niệm rất tốt, là một giá trị phổ quát”.

“Khi còn nhỏ, cha mẹ tôi đều nói rằng làm người phải thiện lương, thành thật, không làm việc ác, làm việc ác thì sẽ bị Thiên lôi đánh. Bản thân loại hình văn hóa này là một nguyên tắc kính trọng các vị Thần và làm việc thiện. Vậy nên Pháp Luân Công chủ trương ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ là điều cần thiết nhất trong xã hội Trung Quốc đương đại”.

“Dưới sự thống trị và tuyên truyền của ĐCSTQ, nhiều người không có quan điểm đúng sai, thậm chí còn không có đạo đức. Vậy nên, hiện giờ sự suy thoái của đạo đức xã hội Trung Quốc, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin của ĐCSTQ, chính là dối trá và bạo lực cùng một chỗ”.

“Tôi biết rằng, các bậc tiền bối và cha mẹ của chúng ta nói rằng, không khí xã hội trước năm 1949 không phải như thế này. Dù có trộm cướp, nhưng toàn xã hội và toàn bộ môi trường đều không như hiện nay, tôi nêu một ví dụ: Năm 1948, anh họ tôi trúng tuyển đại học, không có tiền đi lại, cả làng mỗi người một đấu gạo, mỗi người một đồng xu, cứ như vậy anh đã có tiền lộ phí ”.

“Ở đó chúng tôi có một địa chủ, trong dịp Tết Nguyên đán hay mỗi khi đi ngang qua gia đình người làm công lâu năm của gia đình ông, ông ấy đều mua đồ cho gia đình người làm công này. Bầu không khí lúc đó không như ĐCSTQ nói, nào là bầu không khí trước năm 1949 tồi tệ đến mức nào, u ám ra làm sao. Ngược lại, sau năm 1949, thì nào là đánh đập, giết người, hãm hại lừa gạt chỗ nào cũng có, tất cả chỉ vì sự dối trá và bạo lực được thi hành bởi ĐCSTQ, vốn liên quan mật thiết đến văn hóa Đảng của nó”.

“Văn hóa Trung Quốc giảng về nhân quả báo ứng, còn ĐCSTQ trong những năm 1950 và 1960 đã kêu gọi chỉ trích nhân quả báo ứng, chỉ trích văn hóa truyền thống Trung Quốc, thúc đẩy bạo lực và triết lý đấu tranh của chúng – những thứ đã gây ra sự suy thoái đạo đức xã hội Trung Quốc”.

Pháp Luân Công đóng một vai trò quan trọng cho sự trở lại của đạo đức xã hội Trung Quốc

Đối mặt với sự hỗn loạn xã hội ở Trung Quốc ngày nay, Nguyễn Kiệt liên tục nhấn mạnh rằng: Lý niệm “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Công đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của đạo đức Trung Quốc.

“Sự xuất hiện của Pháp Luân Công, chính là người tiên phong cho sự trở lại của đạo đức Trung Quốc, điều này rất quan trọng. ĐCSTQ phá hoại Trung Quốc điểm mấu chốt nhất không phải là kinh tế, cũng không phải thứ gì khác, mà là hủy hoại đạo đức xã hội. Loại phá hủy này có thể mất ba hoặc bốn thế hệ để hồi phục như cũ. Cho nên sự nổi lên của Pháp Luân Công, có thể nói là đã đóng một vai trò tiên phong trong sự trở lại của đạo đức trong xã hội Trung Quốc”.

“Người ta sống trên đời này, ai mà không thích “Chân, Thiện, Nhẫn”? Bất kể dân tộc nào, thời đại nào, chỉ có ĐCSTQ mới thổi phồng lời nói rỗng tuếch, thổi phồng bạo lực. “Chân, Thiện, Nhẫn” cùng văn hóa Trung Hoa như “dĩ hòa vi quý”, “làm nhiều việc thiện”, và “thiện hữu thiện báo” là một mạch kế thừa”.

“Hơn nữa, Pháp Luân Công xuất hiện như một nhóm tu luyện. Bằng cách này, họ có thể ảnh hưởng tốt hơn đến công chúng ở Trung Quốc. Nếu tất cả mọi người đều tin tưởng vào Pháp Luân Công, và mọi người ở Trung Quốc Đại lục đều luyện công tu thân, thì đó là điều rất tốt cho sự trở lại của đạo đức xã hội”.

“Hiện tại, ở Trung Quốc về cơ bản không có nhóm nào thúc đẩy bầu không khí xã hội tốt đẹp. Tất cả các nhóm đều bị ĐCSTQ tiêu diệt hoặc kiểm soát. Hiện nay Cơ đốc giáo, Phật giáo và các nhà thờ bí mật ở Trung Quốc đều đã bị ĐCSTQ phá hủy. Các nhà thờ công khai đều do ĐCSTQ kiểm soát, bắt buộc phải treo chân dung của Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông, và phải giương cao lá cờ giả của ĐCSTQ. Giờ đây, lĩnh vực tôn giáo của Trung Quốc đã hoàn toàn bị phá hủy bởi ĐCSTQ, trở thành nơi ô yên chướng khí.”

“Tôi nghĩ rằng, sự xuất hiện của Pháp Luân Công là một tia hy vọng cho sự trở lại của đạo đức Trung Quốc, vô cùng trọng yếu. Nhiều người không nhận ra điều này. Chúng ta nên tập trung vào nội hàm để hiểu rõ hơn về Pháp Luân Công”.

Pháp Luân Công là hình mẫu của tinh thần dân tộc

Nguyễn Kiệt cho rằng: “Pháp Luân Công là hình mẫu tinh thần dân tộc của chúng ta, cũng sẽ một lần nữa nhóm lửa cho tinh thần dân tộc của chúng ta. Bởi vì Pháp Luân Công không chỉ là tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”, mà khi bị ĐCSTQ hãm hại, họ đã dũng cảm đứng ra phản kháng, bền bỉ hơn 20 năm!”

“Từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc Đại lục không chỉ thiếu đạo đức, mà còn thiếu tinh thần phản kháng. Chỉ cần quan chức không đồng ý làm, thì họ liền ngoan ngoãn nghe lời, mặc kệ đúng hay sai. Quyền lợi của chính mình, tương lai và số phận của chính mình, không đi phản kháng đấu tranh mà lại tuân theo chính phủ. Nhưng Pháp Luân Công có thể dũng cảm nói không với cường quyền, có thể đứng lên phản kháng lại cường quyền”.

Pháp Luân Công có thể dũng cảm nói không với cường quyền, có thể đứng lên phản kháng lại cường quyền. Nhưng bằng cách thiện nhất chính là không dùng bạo lực, cũng vì vậy mà họ đã bị bức hại hơn 20 năm qua
Pháp Luân Công có thể dũng cảm nói không với cường quyền, có thể đứng lên phản kháng lại cường quyền. Nhưng bằng cách thiện nhất chính là không dùng bạo lực, cũng vì vậy mà họ đã bị bức hại hơn 20 năm qua. (Ảnh tổng hợp)

“Trên thực tế, tinh thần của một dân tộc, thì cần cù dũng cảm cũng tốt, kính già yêu trẻ củng tốt, đều là tinh thần dân tộc mà chúng ta phải phát huy. Nhưng quan trọng hơn là tinh thần chống lại cường quyền và theo đuổi tự do, công lý. Đây là tinh thần dân tộc thực sự, đây là điều quý giá nhất, và đây là tinh thần mà người Trung Quốc thiếu nhất lúc này!”

“Nếu có đạo đức ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, và tinh thần không khuất phục trước cường quyền, theo đuổi tự do và công lý, kết hợp những tinh thần này thì dân tộc Trung Hoa mới là một quốc gia có tinh thần dân tộc hoàn chỉnh”.

Tinh thần Pháp Luân Công là vô tận

Kể từ ngày 20/7/1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ chưa bao giờ dừng lại. Trong 21 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng phản kháng và vạch trần cường quyền. Nguyễn Kiệt  tin chắc rằng, lực lượng chính nghĩa này cuối cùng sẽ đánh bại cái ác. 

“Tinh thần này đáng để chúng ta học tập, đồng thời cũng rất đáng trân quý đối với toàn thể dân tộc Trung Quốc. Có thể bây giờ nhiều người vẫn phớt lờ và thờ ơ, nhưng các học viên Pháp Luân Công kiên trì lâu dài như vậy, sẽ cảm hóa được rất nhiều người. Họ dựng lên ngọn cờ, để dân tộc chúng ta phản kháng lại cường quyền, vậy nên họ sẽ dần dần ảnh hưởng đến nhiều người hơn nữa”.

“Mọi người đều nhận thức rõ sự xấu xa của ĐCSTQ. Cuộc kháng chiến của nhân dân sẽ không thắng lợi ngay lập tức, nhưng chúng ta nhất định phải tin rằng ‘Chính’ nhất định sẽ thắng ‘Tà’, và ‘Thiện’ nhất định thắng ‘Ác ‘. Cái xấu chỉ là tạm thời, về lâu dài sẽ diệt vong, bởi vì chính nghĩa cùng thiện lương luôn chiếm ưu thế. Nếu cái ác luôn chiếm thế thượng phong, và cái ác luôn chiến thắng thì nhân loại đã không có một lịch sử và nền văn minh lâu đời như vậy. Đó chính là vì bản chất con người có “văn minh, thiện lương, yêu thương” là xu hướng chủ đạo, và xu hướng chủ đạo này có thể khiến con người chúng ta phát triển cho đến ngày nay”.

“Và điều tôi ấn tượng nhất là Pháp Luân Công có rất nhiều nhân tài. Tôi cho rằng không phải vì có các nhân tài mới có Pháp Luân Công, mà là vì có Pháp Luân Công thì mới có những nhân tài này. Ví dụ, có một số blogger giỏi trên We Media và một số kênh cá nhân. Họ nói rất tốt. Họ đều là người tu luyện Pháp Luân Công”.

“Tại sao tất cả đều là người tu luyện Pháp Luân Công? Tôi tự lý giải điều đó, bởi vì trong tâm họ có Thần, trong tâm có nghị lực. Loại tinh thần này có thể phá vỡ bất cứ trở ngại chết người nào, và giúp họ hiểu sâu hơn, đào sâu hơn vào bản chất của sự việc”.

“Bởi vì trong tâm có Thần, người có tín ngưỡng đều tự tin, tự tin sẽ khiến cho tiềm năng của mình được phát huy. Trong tâm có chính niệm, trong tâm có Thần thì sẽ có sức mạnh to lớn để kích thích tiềm năng của mình. Nếu một người trong tâm có một lực lượng tinh thần rất lớn chống đỡ, thì sẽ không lo lắng với bất kỳ sự công kích nào, cũng không lo lắng người khác đối với mình chối bỏ như thế nào. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Tôi nghĩ đây là lý do cơ bản khiến Pháp Luân Công có rất nhiều nhân tài”.

Việt Anh

Theo ntdtv.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x