Ký tự về tình thân: chữ Thân (親)

11/06/14, 02:59 Cổ Học Tinh Hoa

Chinese-Character_Qin-Relative-Close

Chữ 親 – phát âm pinyin là (qīn), là danh từ dùng để chỉ về thân nhân, họ hàng hoặc người có quan hệ huyết thống. Khi là tính từ, nó truyền tải ý nghĩa về sự gần gũi, tương thân tương ái, và có quan hệ mật thiết.

Trong các dòng chữ khắc trên chuông vạc thời kỳ đầu (Chung Đỉnh văn), ký tự Thân 親 bao gồm hai phần. Bên trái, ký tự Tân 辛 (Xin), đại ý là đau khổ nhọc nhằn. Bên phải là bộ Kiến 見 (Jian) ​​có nghĩa là để gặp gỡ hoặc thăm hỏi.

Khi ghép chung, hai phần chỉ ra ý nghĩa nguyên gốc của Thân 親: đến thăm các thành viên gia đình những người đang phải chịu đau khổ vì tội nghiệp của họ.

Trong những dòng chữ khắc trên chuông vạc sau này, ký tự Mộc 木 (mù) được thêm vào Tân 辛 để tượng trưng cho gông cùm bằng gỗ, hoặc vòng cổ trừng phạt, hình thành nên ký tự Thân 親 hiện tại.

Thời gian trôi qua, ý nghĩa gốc ban đầu của việc đến thăm những thành viên gia đình đang trong vòng túng quẫn đã biến mất.

Ký tự Thân 親 chủ yếu được sử dụng như một tính từ để mô tả một mức độ gần gũi và thân mật. Một số ví dụ về sự kết hợp ký tự chỉ các quan hệ gần gũi hoặc các mối quan hệ huyết thống bao gồm thân nhân 親人 (qīn rén), chỉ các thành viên gia đình gần gũi; phụ thân 父親(fù qin), cha, hoặc có nghĩa là “người cha thân yêu”; mẫu thân 母親(mǔ qin), mẹ, hoặc có nghĩa là “người mẹ thân yêu”; và thân cận 親近 (qīn jìn), rất thân thuộc (về mối quan hệ).

Ký tự Thân 親cũng được sử dụng trong các quan hệ về hôn nhân chính trị được sắp đặt, hòa thân 和親 (hé qīn), dịch đại khái là “mối quan hệ vì hòa bình hoặc sự ban giao”.

Trong một tác phẩm nổi tiếng “Tiền Xuất Sư Biểu” của Gia Cát Lượng (諸葛亮) (181-234 SCN), vị quân sư và chiến lược gia của Đông Hán (25-220 SCN) và vào thời Tam quốc (220-280 SCN) đã trình tấu những lời tư vấn rất giá trị về đạo trị quốc cho vị hoàng đế còn non trẻ lúc bấy giờ.

Gia Cát Lượng khuyên nhà vua nên “gần gũi với hiền thần mà xa lánh lũ tiểu nhân” (Thân hiền thần, viễn tiểu nhân – “親賢臣, 遠小人 /qīn xián chén, yuǎn xiǎo rén/).

Trong bài biểu, hiền thần 賢臣 (xián chén) ngụ ý chỉ những quan lại, người có chức tước trong triều, đó là thần  (臣, chén), và là người có đạo đức, đáng kính trọng, và có tài, nghĩa là hiền (賢, xián); Viễn 遠 (yuǎn) nghĩa là “xa”; và tiểu nhân 小人 (Xiǎo Ren) có nghĩa là “một người thấp kém”, ý chỉ một người xấu.

Khi được sử dụng như một đại từ, Thân 親 có dùng để chỉ chính mình, như trong thân tự 親自 (qīn zì), cá nhân, hoặc bản thân; thân khẩu親口 (qīn kǒu), từ chính miệng của một người; và thân lịch 親歷 (qīn lì), kinh nghiệm của cá nhân.

Khi sử dụng như một động từ, ký tự Thân 親 có nghĩa là hôn, hành động thân mật.

 

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

x