Trung Quốc cho biết có hơn 3 triệu héc-ta đất ô nhiễm quá mức không thể canh tác
Chính phủ Trung Quốc nói rằng có khoảng 3.3 triệu héc-ta đất nông nghiệp nước này bị ô nhiễm quá mức không thể trồng trọt.
Khoảng 3.33 triệu héc-ta (8 triệu mẫu) đất nông nghiệp Trung Quốc bị ô nhiễm quá mức không thể trồng trọt, một quan chức chính phủ cho biết vào hôm thứ hai vừa qua, báo động rủi ro mà ngành nông nghiệp phải đối mặt sau ba thập kỷ phát triển công nghiệp nhanh chóng.
Trung Quốc đang chịu áp lực cải thiện môi trường đô thị theo sau hàng loạt vụ ô nhiễm đáng sợ.
Nhưng làm sạch các vùng nông thôn có thể là một thách thức lớn hơn khi chính phủ đang cố gắng đảo ngược những thiệt hại gây ra do nhiều năm xâm lấn đô thị và công nghiệp và đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho dân số ngày càng tăng.
Vương Thế Nguyên, thứ trưởng bộ đất đai và tài nguyên, phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đang quyết tâm khắc phục vấn đề này và đã cam kết chi “hàng chục tỷ nhân dân tệ” mỗi năm cho các dự án thí điểm nhằm cải tạo đất và các nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Khu vực đất bị ô nhiễm của Trung Quốc có diện tích tương đương với nước Bỉ. Ông Vương nói rằng nơi này không được phép trồng trọt vì chính phủ quyết tâm ngăn chặn các kim loại độc hại xâm nhập vào chuỗi thức ăn.
“Trong quá khứ, đã có các báo cáo tin tức về gạo nhiễm ca-đi-mi – những vấn đề thế này đã bị nghiêm cấm không cho phép xảy ra”, ông cho biết.
Năm nay, các thanh tra đã phát hiện nồng độ ca-đi-mi nguy hiểm có trong gạo bán ở phía nam thành phố Quảng Châu. Số gạo này được trồng ở Hà Nam, một vùng sản xuất kim loại nặng chủ chốt.
Quyết tâm của Trung Quốc nhằm tận thu thật nhiều thực phẩm và tài nguyên từ đất đai đã đặt hàng nghìn nông trại ở gần các nhà máy, mỏ và các khu công nghiệp nặng, làm tăng nguy cơ ô nhiễm.
Với an ninh lương thực là vấn đề quan tâm cấp bách nhất, Trung Quốc hiện quyết tâm đảm bảo rằng ít nhất 120 triệu héc-ta (295 mẫu) đất được giữ lại cho nông nghiệp, chính sách được biết đến với tên “giới hạn đỏ”. Việc phục hồi lại đất bị ô nhiễm là một phần của chính sách đó.
Một cuộc cuộc khảo sát đất đai của chính phủ cho thấy dấu vết của các kim loại độc hại có liên đại ít nhất từ thế kỷ trước, cũng như các loại thuốc trừ sâu bị cấm vào những năm 1980, và các nhà nghiên cứu cho biết có thể đến 70 phần trăm đất đai của Trung Quốc là có vấn đề.
(Theo SCMP)