Không chỉ Amazon, các khu rừng trên khắp thế giới đều đang bốc cháy

12/09/19, 09:43 Thảm họa

Các đám cháy hoành hành trên khắp rừng nhiệt đới Amazon là một trong những chủ đề đang được thảo luận nhiều nhất trên thế giới trong các tuần vừa qua. Tuy nhiên, hầu hết mọi người dường như đều không biết rằng rừng Amazon không phải là khu vực duy nhất bị hỏa hoạn. Các khu rừng trên khắp Châu Âu và Châu Phi đã nhanh chóng bị đốt trụi tại nhiều nơi chỉ trong năm nay. Một số vụ cháy rừng là do sự thay đổi khí hậu vốn không thể tránh khỏi, còn lại là do hoạt động của con người.

Tình trạng cháy rừng đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. (Ảnh qua Courthouse News)

Nạn cháy rừng

Tại châu Âu, hơn 1.600 sự cố cháy rừng đã được báo cáo trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 đến ngày 15/8/2019. Con số này cao gấp ba lần so với mức trung bình của 10 năm qua. Hơn 271.000 ha rừng bị biến thành tro vào giữa tháng 8 năm nay, cao hơn 100.000 ha so với diện tích rừng trung bình bị cháy trong cùng kỳ thập kỷ trước. RescEU, hệ thống quản lý thảm họa của Liên minh châu Âu, đã và đang trợ giúp Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và các quốc gia khác huy động các nguồn lực chống lại các vụ cháy rừng.

Năm 2017 là một năm thật sự tồi tệ đối với châu Âu khi các vụ cháy rừng đã thiêu rụi đất rừng cán mức kỷ lục: 1,2 triệu ha. Một báo cáo do Ủy ban châu Âu công bố đã cảnh báo rằng những đám cháy tương tự có thể gia tăng trong tương lai do biến đổi khí hậu. Báo cáo cho biết, ở khắp khu vực Địa Trung Hải, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm độ ẩm của chất gây cháy, làm tăng nguy cơ cháy rừng. Hơn nữa, các khu vực có mức độ ẩm thấp sẽ mở rộng về phía bắc từ Địa Trung Hải và khu vực hiện tại có độ ẩm chất gây cháy cao xung quanh dãy Alps sẽ bị giảm diện tích.
Ở Châu Phi, hàng ngàn ha rừng đã bị đốt cháy trong vài tuần gần đây. Tuy nhiên, các vụ cháy rừng ở đây không mang nét tương đồng với các vụ cháy rừng ở Amazon. 

Trao đổi với tờ News.Com.au, ông Tos Tosi Mpanu Mpanu, đại sứ về vấn đề khí hậu của DR Congo cho hay: “Rừng bị cháy ở Châu Phi không có nguyên do tương tự với cháy rừng rừng Amazon. Rừng bị cháy ở khu vực này chủ yếu do hạn hán và biến đổi khí hậu, còn ở Trung Phi thì chủ yếu là do kỹ thuật nông nghiệp”.

Ở châu Phi, cháy rừng xảy ra chủ yếu do kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, đốt rừng làm rẫy… (Ảnh qua KienyKe.com)

Theo những hình ảnh về vụ cháy rừng do NASA công bố, phần lớn các vụ cháy ở châu Phi dường như đang xảy ra ở các khu vực bên ngoài rừng nhiệt đới. Đây cũng là lý do tại sao các vụ cháy rừng ở châu Phi không được coi là vấn đề lớn khi so sánh với Amazon.

Tin xấu cho Bolsonaro

Các vụ cháy rừng liên tục ở Amazon đã làm sứt mẻ hình ảnh của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Việc ông từ chối viện trợ 20 triệu đô la Mỹ do các quốc gia G7 cung cấp để chống cháy rừng đã không thể làm dịu dư luận của công chúng. Bolsonaro từ chối số tiền này do bất đồng chính kiến với Tổng thống Pháp. Một cuộc khảo sát bằng phiếu gần đây được thực hiện bởi viện Datafolha cho thấy sự tụt giảm trong việc tán thành cách làm việc của tổng thống Bolsonaro.

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron (bên trái) ngồi cạnh Tổng Thống Brazil ông Jair Bolsonaro tại Hội Nghị G20 ở Osaka, Nhật cuối tháng 6, 2019. (Ảnh qua El Cronista) 

Số lượng người dân Brazil cho rằng  rằng Tổng thống Jair Bolsonaro đang làm điều  ‘tồi tệ hoặc khủng khiếp’ đã tăng lên từ 33% đến 38%. Người dân nói Bolsonaro đang làm “một công việc tuyệt vời và vĩ đại” đã giảm từ 33% xuống còn 29%. Người dân cho rằng việc Bolsonaro đang làm việc bình thường đã giảm từ 31% xuống còn 30%. Như vậy dựa theo số liệu báo cáo từ công ty viễn thông Telesur thì có tới 51% người Brazil nghĩ rằng Bolsonaro đã làm một công việc tồi tệ hoặc khủng khiếp để ứng phó với các vụ hỏa hoạn ở Amazon.

Gần 66% người tham gia được thăm dò ý kiến cho rằng Brazil nên chấp nhận viện trợ từ G7 vì như thế sẽ giúp Brazil chống chọi được với nạn cháy rừng đang xảy ra ở Amazon. Chính phủ Brazil gần đây đã cấm người dân đốt rừng để làm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có tới gần 4.000 báo cáo cháy rừng Amazon chỉ sau 2 ngày công bố lệnh cấm.

Thiện Thành (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x