Vẻ đẹp của đức khiêm tốn

06/09/13, 08:29 Cổ Học Tinh Hoa

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đức khiêm tốn là đức tính khiêm nhường, tiết kiệm, đã ảnh hưởng tới lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc và trở thành một trong những đặc tính nổi bật của dân tộc Trung Hoa. Vẻ đẹp khiêm tốn ôn hòa là một trong những cảnh giới cao thượng, Trang Tử nói: “Thiên địa hữu đại mỹ nhi bất ngôn, tứ thời hữu minh pháp nhi bất luận, vạn vật hữu thành lý nhi bất thuyết” (Trời đất đẹp vĩ đại mà không lên tiếng, bốn mùa có minh pháp mà không đàm luận, vạn vật có lý thành mà không nói ra), chỉ ra rằng trời đất ôm giữ vạn vật, ban tặng cho vạn vật, còn bản thân lại không thu giữ bất cứ thứ gì, chất phác, khiêm nhường, bác đại vô tư, mọi người nên thuận theo Pháp của Thiên đạo, đồng tâm cùng trời đất, yêu quý chúng sinh thiên hạ bằng sự vô tư, có khí chất và tấm lòng bao dung vạn vật. Xưa nay cổ nhân tôn sùng những bậc quân tử khiêm nhường có mà không giữ, đầy mà không tràn, có thực mà không kiêu ngạo.

Trong hai chữ “Khiêm tốn” đã hàm chứa triết lý sâu sắc. Những câu giáo huấn thời xưa như: “Hư kỷ giả tiến đức chi căn” (Người khiêm nhường là gốc tích đức), “Lao khiêm hư kỷ, tắc phụ chi giả chúng; kiêu mạn cứ ngạo, tắc khứ chi giả đa.” (Người khiêm nhường có thể đứng trước mọi người, kẻ cậy công ngạo mạn đứng sau mọi người) Lão tử nói: “Người không tự cho mình là đúng, mới có thể phán đoán phân minh sự tình; người không tự khen mình, công lao của người này mới được khẳng định; người không kiêu ngạo mới có thể thành đại sự.” Khiêm tốn là mở lòng dung nạp người khác, tôn trọng người khác; là tinh thần không ngừng đạt đến sự hoàn mỹ khiêm nhường như hẻm núi, không ngại hạ mình thành khẩn thỉnh giáo; không vì tư lợi, không làm nổi bật bản thân, gặp người hiền đức thì học hỏi phấn đấu, gặp kẻ xấu tự kiểm điểm bản thân. Những ví dụ về tính khiêm tốn của cổ nhân không sao kể xiết, dưới đây là vài ví dụ trong đó:

Đường Nghiêu cầu người hiền, nhượng người hiền

Trong bài mở đầu cuốn “Nghiêu Điển – Thượng Thư” có mô tả Nghiêu Đức như sau: “Duẫn cung khắc nhượng, quang bị tứ biểu, cách vu thượng hạ. Khắc minh tuấn đức, dĩ thân cửu tộc. Bình chương bách tính, hiệp hòa vạn bang.” (Duẫn, cung, khắc, nhượng, được tứ phương ca ngợi, được lòng hết thảy trên dưới. Ước thúc đạo đức tốt đẹp, gần gũi cửu tộc. Bình ổn bách tính, hòa thuận vạn bang) Duẫn, cung, khắc, nhượng tức là bốn đức tính thành tín, cung kính, thiện năng, khiêm nhường. Trong bốn loại mỹ đức này, đức tính khiêm tốn của Nghiêu đứng ở vị trí trung tâm, sau này hậu nhân gọi là Đạo. Trong cuốn “Nhượng Vương – Trang Tử” có ghi chép: Nghiêu trị vì vạn dân thiên hạ, khiến bốn phương thanh bình, ông tiến cử người hiền, tín nhiệm người tài, có thể gọi là nhân tài kiệt xuất. Nhưng ông vẫn cho rằng mình chưa đủ tài năng đức độ, chỉ lo mai một nhân tài, thường tự mình vào núi sâu rừng già tra xét cẩn thận, cầu người hiền học đạo, trước sau ông từng bốn lần nhượng lại ngôi thiên tử cho những nhân sỹ hữu đạo nổi tiếng là Phương Hồi, Thiện Quyển, Phi Y, Hứa Do. Nghiêu từng nói: “Thiên hạ giả, công chi giả dã, phàm vi công giả, hiền giả vi tôn, nãi hành thiên hạ chi đại đạo dã. Mỗ đức bạc tài sơ, thâm khủng di ngộ thương sinh.” (Người trong thiên hạ, người vì việc công, phàm đều là người chí công vô tư, là bậc hiền giả đáng được suy tôn, là người thực thi đại đạo của thiên hạ. Ta đức mỏng tài mọn, chỉ lo phạm lỗi với chúng sinh)Các vị nhân sỹ hiền đức thấy Nghiêu khiêm nhường cung kính như vậy, vô cùng khâm phục mà rằng: “Ưu dân thâm thiết như tư, vô quái thần dân hô Nghiêu thiên dã.”(Một lòng lo cho dân như vậy, hèn chi thần dân tung hô là trời Nghiêu), đều khước từ chức vị đi ẩn cư. Nghiêu còn bái Bồ Y, một đạo sỹ trứ danh làm thầy, vô cùng cung kính với thầy, luôn giữ lễ của một đệ tử, hướng mặt về phía Bắc mà cầu học. Sau này ông nhường ngôi cho Thuấn, một người tài đức vẹn toàn. Vương Dương Minh thời Minh nói: “Sở dĩ Nghiêu Thuấn có thể là thánh nhân, chính vì sự khiêm nhường đến cảnh giới chân thành nhất, cũng chính là ‘duẫn cung khắc nhượng, ôn cung duẫn tắc’. Cho nên đạo người quân tử chính là giỏi dùng đức khiêm nhường mà chiếu sáng người khác, khiêm nhường cung kính đãi người, trước nghĩ tới người, sau mới nghĩ tới mình.”

Lão Tử nói rằng: “Giang hải năng vi bách cốc vương”(Biển cả có thể trở thành vua của trăm dòng suối)

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, thử nãi khiêm hạ chi Đức dã; cố giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi, tắc năng vi bách cốc vương.” (Thiện như nước, nước có lợi cho vạn vật mà không tranh cùng vạn vật, đây cũng chính là đức khiêm nhường; cho nên biển lớn có thể làm vua của trăm dòng nước, lấy thiện đối đãi, thì có thể thành vua của trăm mạch) Ý tứ ở đây là hành thiện tối cao, có lẽ cũng giống như nước, tạo phúc cho vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật, lại không tranh cao thấp cùng vạn vật, đây mới là đức khiêm nhường, là đạo đức cao đẹp nhất. Biển cả sở dĩ có thể trở thành nơi hội tụ của tất cả dòng sông lớn nhỏ, là vì nó rất giỏi ở nơi hạ du, có thể thu nạp, bao dung tất cả mọi dòng sông lớn nhỏ, để trở thành vua của trăm mạch. Lão Tử đã ví “biển cả” giống bậc “thánh nhân”, cho rằng sở dĩ lòng dân trong thiên hạ đều hướng về thánh nhân, là do “đức khiêm nhường”, chứ không phải sự cao ngạo, đặt mình sau lợi ích của nhân dân, có thể bao dung tất cả, do đó người trong thiên hạ tôn trọng, ủng hộ thánh nhân. Lão tử còn nói: “Công thành nhi phất cư. Phu duy phất cư, thị dĩ bất khứ” (Công thành mà không ỷ thế. Ta không ỷ thế, nên [công] còn mãi), “Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh.” (Ta không tranh, nên thiên hạ không tranh với ta) Ý nói là thánh nhân xưa nay không hề ỷ công mà tự cao, chính vì vậy, kỳ công của thánh nhân mới vĩnh viễn không mất đi. Do không tranh, nên thiên hạ không có người có thể tranh với mình.

Khổng Tử bàn việc “Bất sỉ hạ vấn” (Không ngại hỏi người dưới)

Có vị đại phu tên Khổng Ngữ nước Vệ thời Xuân Thu thông minh hiếu học, vô cùng khiêm tốn. Sau khi Khổng Ngữ qua đời, quân vương nước Vệ vì muốn người đời sau noi gương và phát huy tinh thần hiếu học của ông, nên đặc biệt phong tặng cho ông danh xưng “Văn Công”, người đời sau liền tôn vinh ông là Khổng Văn Tử. Tử Cống, học trò của Khổng Tử, ông không hiểu hà cớ gì Khổng Ngữ lại xứng đáng được đánh giá cao như vậy, bèn hỏi Khổng Tử rằng: “Dẫu rằng học vấn và tài hoa của Khổng Ngữ rất cao nhưng còn nhiều người kiệt xuất hơn ông ta, tại sao lại ban tặng cho ông danh hiệu ‘Văn Công’?” Khổng Tử nói: “Khổng Ngữ nỗ lực học tập, nếu có bất kỳ chỗ nào không hiểu, thì dù cho đối phương là người có địa vị hay học vấn không bằng ông, ông cũng rộng lượng khiêm nhường mà thỉnh giáo, không coi việc thỉnh giáo những người có địa vị, học vấn không bằng mình là chuyện đáng xấu hổ, đây chính là điểm khó có được. Thông minh, hiếu học, không ngại hỏi kẻ dưới, mới xứng gọi là “Văn”, do đó ban cho ông danh hiệu “Văn Công” không có gì không xứng đáng cả.” Tử Cống liền minh bạch sự tình. Bản thân Khổng Tử cũng vậy, ông học vấn uyên thâm, nhưng vẫn khiêm tốn học hỏi người khác, làm gương cho học trò.

Gia Cát Lượng khiêm nhường nghe lời can gián

Gia Cát Lượng tài đức vẹn toàn, được hậu thế tôn xưng là “Trí Thánh”, ông cả đời cầu người hiền như khát nước, lại giỏi can gián. Sau khi đảm nhiệm chức tể tướng, ông cho xây một đài cầu người hiền tại phía Nam Thành Đô, nhằm nghênh đón nhân sỹ tứ phương, trọng dụng một lớp nhân tài trác việt tài đức vẹn toàn. Hành động này được người đương thời gọi là “đức cử” (hành động đạo đức). Trong văn võ bá quan mà ông tin dùng, có vị nhân sỹ tên Kinh Sở là nhân tài đất Thục, lại có tướng Ngụy Ngô Hàng, ông có tấm lòng bao dung bốn bể, độ lượng với mọi người, vạn vật, được người đời ngợi ca, người đương thời gọi ông là “Quan Thục đều là tuấn kiệt trong thiên hạ.” Khi giải quyết việc quốc gia đại sự ông luôn suy nghĩ vì lợi ích chung, nghe theo những ý kiến và kiến nghị khác nhau. Ông vài lần ban hành công cáo cổ vũ tướng sĩ thẳng thắn can gián, yêu cầu mọi người phê bình những sai lầm, thiếu sót của bản thân. Ông thường khích lệ và tán thưởng những người chỉ ra và đề xuất cách trị quốc lo việc đại sự có tinh thần trung với nước, còn nói rằng nếu tất cả mọi người đều nghiêm túc, chăm chỉ, khích lệ lẫn nhau như vậy, thì hẳn “tắc lượng khả dĩ thiểu quá hỹ”. (sáng suốt có thể giảm thiểu sai sót) Ông có nói trong “Tự miễn” (Tự khích lệ) rằng: “Kiêu giả chiêu hủy, vọng giả nhẫm họa” (Kẻ kiêu ngạo tự chiêu mời diệt vong, kẻ làm bừa tự rước họa vào thân), không bao giờ ỷ công ngạo mạn, không tranh công đổ lỗi, dám gánh vác trách nhiệm, một lòng hành thiện. Trong lịch sử ghi chép ông trị nước Thục rằng: “Khoa giáo nghiêm minh, thưởng phạt tất tín, vô ác bất trừng, vô thiện bất hiển.” (Khoa giáo nghiêm minh, thưởng phạt công minh, không tội ác nào không bị trừng trị, không điều thiện nào không được tuyên dương).

Khiêm tốn như cây trúc

“Vị xuất thổ thời tiện hữu tiết, đãi đáo lăng vân canh hư tâm” (Khi chưa rời thoát ra khỏi mặt đất đã biết tiết chế, tới khi vươn tới trời xanh lại càng khiêm tốn), các thi nhân xưa thường dùng cây trúc để ca ngợi phẩm cách khiêm tốn. Cây trúc vô cùng khiêm nhường, cho nên mới từ búp măng mà thành cây trúc, vươn tới mây xanh. Nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường trong cuốn “Dưỡng trúc ký” có viết rằng: “Trúc tự hiền, trúc tính trực, trực dĩ lập thân; quân tử kiến kỳ tính, tắc tư trung lập bất ỷ giả. Trúc tâm không, không tự thể đạo; quân tử kiến kỳ tâm, tắc tư ứng dụng hư giả. Trúc tiết trinh, trinh dĩ lập chí; quân tử kiến kỳ tiết, tắc tư chỉ lệ danh hành.” (Trúc tựa như người hiền, trúc tính thẳng, lấy ngay thẳng lập thân; quân tử thấy đặc tính đó, thì không ỷ lại. Ruột trúc rỗng, lấy rỗng hành đạo; quân tử thấy ruột trúc, thì nghĩ nên khiêm nhường. Trúc khí tiết trung trinh, dùng trung trinh lập chí; quân tử thấy tiết tháo đó, thì nghĩ cần rèn giũa danh tiếng và hành vi của mình) Thông qua đặc tính chính trực, khiêm nhường, khí tiết của cây trúc mà miêu tả được nét tương đồng về phẩm cách của cây trúc và phẩm cách của con người. Bạch Cư Dị cũng là người như vậy, tương truyền sau khi ông viết xong một bài thơ, thường hay đọc cho mục đồng hoặc lão phu nhân nghe, sau đó còn sửa đi sửa lại nhiều lần, tới khi họ hài lòng mới được coi là viết xong. Do đó đặc điểm lớn nhất trong thơ của Bạch là tính dung dị dễ hiểu, tinh tế tuyệt mĩ. Tô Thức đời Tống có viết trong cuốn “Tống Tham Liêu Sư”: “Dục lệnh thi ngữ diệu, thiên yếm không thả tịnh, tịnh cố liễu quần động, không cố nạp vạn cảnh.” (Muốn khiến lời thơ đẹp, chẳng đầy, ‘không’ mà ‘tĩnh’; ‘tĩnh’ dẫn động cả đoàn, ‘không’ thu nạp vạn cảnh) Dẫu rằng cụ thể là nói về thơ, nhưng đồng thời cũng nói đến đạo lý “bình thản khiêm nhường”. Tâm thái bình ổn, khiêm nhường vô hạn, vậy mà không chỗ nào không vươn tới, bình thản khiêm nhường mà có thể cảm ngộ được biến hóa tinh tế của vạn vật, đạt đến cảnh giới có thể dung nạp, gánh vác được vạn sự vạn vật.

Đức khiêm nhường thụ phúc

Trong “Dịch Thư” có nói: Đạo lý của trời, bất luận thế nào, mọi sự kiêu ngạo tự mãn, sẽ khiến cho người đó phải chịu thiệt thòi, còn người khiêm tốn sẽ giúp cho người đó nhận được nhiều lợi ích. Do đó những người rộng lượng, phúc ân cao dày; người lòng dạ hẹp hòi, phúc ân tất mỏng, hơn nữa khiêm nhường và kiêu ngạo, cũng là vạch ngăn giữa phúc và họa. Như Viên Liễu Phàm thời Minh cùng chín người trong huyện đi thi tiến sỹ, trong đó có một vị tên là Đinh Kính Vũ trẻ tuổi nhất, là người khiêm nhường, lễ nghĩa. Viên Liễu Phàm liền bảo với người bạn tên Phí Cẩm Pha rằng: “Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đỗ tiến sỹ.” Phí Cẩm Pha nói: “Làm sao mà biết được?” Viên Liễu Phàm đáp rằng: “Khiêm nhường được phúc. Anh xem xem trong mười người chúng ta, có ai khiêm tốn bằng Đinh Kính Vũ, luôn giữ chữ tín, cung cung kính kính, trước đám đông, cậu ấy không kiên quyết giữ thành kiến của mình, có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác mà không hề tỏ chút kiêu ngạo. Dù là chuyện rất nhỏ, cậu ấy cũng nghĩ cho người khác, vì thuận tiện cho người khác, điều này quả thực khó có được! Một người có thể đạt được cảnh giới cao như vậy, thần linh cũng sẽ bảo hộ cậu ấy, sao có thể có đạo lý thi trượt được!” Đến lúc công bố danh sách, Đinh Kính Vũ quả nhiên thi đỗ!

Con người chỉ cần có tâm cao ngạo, sẽ ngăn trở bản thân hành đức thăng tiến. Chỉ có khiêm tốn, nỗ lực đề cao làm điều nhân đức mới là ý nghĩa nhất. Khiêm tốn là nghiêm khắc có kỷ luật với bản thân, khoan dung đối đãi với người khác, cảnh giới tư tưởng không ngừng thăng hoa như đạo lý nhật tân: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”(Đối mới mỗi ngày, ngày ngày đổi mới, lại đổi mới mỗi ngày); khiêm nhường là “phép tắc của trời đất”, là tấm lòng “dân bào vật dữ”, có thể bao dung và thiện hóa tất cả vạn sự vạn vật trên thế gian.

( Theo Minh Huệ Net) 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x