Hà Giang, Sơn La: Đa số thí sinh được nâng điểm là ‘con ông cháu cha’

12/04/19, 14:08 Việt Nam

Tại 2 tỉnh Hà giang và Sơn La, trong số các thí sinh bị hạ điểm sau chấm thẩm định, có không ít người là con cháu của các lãnh đạo tỉnh, cán bộ ngành giáo dục, công an tỉnh và của những gia đình kinh doanh lớn…

 
Hà Giang, Sơn La: Đa số thí sinh được nâng điểm là ‘con ông cháu cha' - H1
(Ảnh minh hoạ, Nguồn: Hoinhabaovietnam)

Một phụ huynh có con tham dự kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang năm 2018 cho biết, tại huyện Vị Xuyên, con của hai lãnh đạo cấp phòng nằm trong danh sách nâng điểm.

Cụ thể, một thí sinh học lớp chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Hà Giang, con một lãnh đạo Phòng GD–ĐT huyện Vị Xuyên có điểm chấm thẩm định hạ 13 điểm so với công bố ban đầu. Một thí sinh khác, cũng chuyên Toán trường này, bị hạ mỗi môn gần 2 điểm (từ 8 điểm xuống còn 6,7 điểm) sau khi chấm thẩm định…

Tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có 4 thí sinh là con em của 4 lãnh đạo đương nhiệm. Cả 4 thí sinh đều nhận điểm số chấm thẩm định thấp hơn lần 1.

Con của một vị Phó Giám đốc Sở, điểm thi công bố lần 1 là hơn 28 điểm, nhưng điểm thi lần 2 chỉ là 16 điểm – thấp hơn 12 điểm.

Tại Trường THPT Chuyên Hà Giang có 3 thí sinh khác là con và cháu của một lãnh đạo cấp tỉnh, cũng thuộc diện bị hạ điểm sau khi chấm thẩm định.

Em T.T.M. – con gái của Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng được nâng điểm. Tuy nhiên, Bí thư Triệu Tài Vinh bác bỏ thông tin gia đình sắp xếp để em được nâng điểm, bởi, bản thân thí sinh này có thành tích học tập cao.

Ngoài ra, một số thí sinh được nâng điểm trong vụ tiêu cực điểm thi là con em của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, một số thí sinh có bố mẹ công tác tại Công an tỉnh Hà Giang…

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 17/7/2018 – một ngày sau khi công bố kết quả chấm lại điểm thi, ông Trần Đức Quý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, cho rằng: “Đương nhiên trong một kỳ thi, có nhiều đối tượng thi, người nhà có, người thân quen có. Tuy nhiên, tôi nghĩ không có người nhà nào lại làm những việc như chỉ đạo phải đưa con tôi vào trường đại học cả”.

Sơn La: Phụ huynh làm trong ngành giáo dục, phó chủ tịch huyện, thành phố, con em của những gia đình kinh doanh lớn

Hà Giang, Sơn La: Đa số thí sinh được nâng điểm là ‘con ông cháu cha' - H2
Nhiều con em lãnh đạo, cán bộ Sở GD-ĐT Sơn La được nâng điểm. (Ảnh qua VietnamNet)

Trường hợp được sửa điểm nhiều nhất là thí sinh N.A.T., là con một gia đình buôn bán lớn tại TP Sơn La. Em này có điểm thi THPT quốc gia 2018 ba môn toán, lý, ngoại ngữ lần lượt là 9 – 9 – 9, nhưng kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT cho thấy điểm số thực ba môn của N.A.T. lần lượt là 0 – 0,25 – 0,2, tức là ba môn này đã được sửa nâng lên tới 26,55 điểm.

Trường hợp được nâng điểm nhiều thứ hai là thí sinh N.T.H., có phụ huynh công tác trong ngành công an (tỉnh Sơn La). Điểm thi ba môn toán – lý – ngoại ngữ của thí sinh này trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lần lượt là 9,4 – 9,5 – 9,2. Nhưng sau khi vụ việc ầm ĩ, Bộ GD-ĐT vào cuộc chấm thẩm định, kết quả điểm thực của em lần lượt là 2,6 – 2,75 – 5. Như vậy, thí sinh này đã được sửa nâng điểm tổng cộng tới 17,75 điểm.

Một trường hợp nữa cũng được dư luận bàn tán khá nhiều là em N.L.B.N.. Thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thực bài thi của em giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.

Được biết, bố của B.N đang làm phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai. Khi được hỏi về thông tin con gái mình bị hạ điểm thi THPT quốc gia 2018, ông nói không quan tâm đến việc này.

Một nam sinh khác tên N.D.A., trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thí sinh này đạt 9,2 điểm môn Toán, 9 điểm môn Lý và 9,6 điểm môn Ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, bài thi của thí sinh này đạt lần lượt là 4,8 – 6 – 5 điểm. Như vậy, tổng cộng thí sinh này đã được sửa nâng lên tới 12 điểm.

Được biết, bố nam sinh này làm lãnh đạo ở ngành thuế của tỉnh Sơn La.

Đáng chú ý hơn nữa là sinh viên V.H.L, theo học ngành Y Đa khoa. Điểm thi lần đầu của sinh viên này là 28,4. Trong đó, điểm thi môn Tóan là 9.4 điểm, môn Hóa học là 9.5 điểm và môn Sinh học là 9.5 điểm. Đứng top 3 đầu vào trường ĐH Y Hà Nội.

Nhưng theo kết quả thẩm định, điểm lần lượt của sinh viên này là Toán 5.6 điểm, Hóa 3.4 điểm, Sinh 4 điểm. Như vậy, sinh viên này được tăng khống 15,3 điểm. Trong đó, môn được tăng nhiều nhất là Hóa học, 6,1 điểm.

Hà Giang, Sơn La: Đa số thí sinh được nâng điểm là ‘con ông cháu cha' - H3
Gian lận thi cử, đa số sinh viên đều là con ông cháu cha ?. (Ảnh: Thanh Niên)

Ngoài ra được xác định còn có tới 12 trường hợp khác là con em các cán bộ đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh.

Đáng chú ý, trong số đó có con một phó giám đốc Sở GD-ĐT đương nhiệm, con Chánh Thanh tra Sở, con Trưởng phòng Giáo dục Trung học, con một số chuyên viên của Sở GD-ĐT, con hiệu trưởng, con giáo viên một số trường THPT trên địa bàn.

Sơn La trả lại hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung gian lận thi cử

Hà Giang, Sơn La: Đa số thí sinh được nâng điểm là ‘con ông cháu cha' - H4
Các thí sinh sau vụ gian lận thi ở Hòa Bình sẽ bị xử lý thế nào?. (Ảnh qua soha)

Gian lận điểm thi ở Sơn La, Hòa Bình bị phanh phui được cho là nghiêm trọng và phức tạp hơn Hà Giang. Kết quả chấm thẩm định sẽ được cho vào kết quả chính thức của kỳ thi THPTQG 2018 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018.

Cho đến nay, Sở GD-ĐT Hòa Bình đã hoàn tất việc gửi danh sách tới các trường đại học. Đầu tuần này, Bộ Công an thông tin đã trả 28 thí sinh Hòa Bình theo học các trường an ninh về địa phương.

Trong khi đó, một số trường đại học cho hay họ đã gửi công văn đến Sở GD-ĐT Hòa Bình và Sở GD-ĐT Sơn La nhưng hiện mới chỉ nhận được thông tin từ Hòa Bình mà chưa có thông tin gì từ Sơn La.

Cuối tháng 3, Công an tỉnh Sơn La vừa chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sau khi hết hạn điều tra vụ việc. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát đã trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra tiếp do một số việc, đối tượng cần tiếp tục làm rõ.

Anh Thư (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x