Sông băng Himalaya tan chảy

08/12/11, 20:45 Thảm họa

Các sông băng ở dãy Himalaya ngày càng thu hẹp chỉ trong vòng 30 năm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nhiều người đang bị đe dọa bởi dong sông băng tan chảy. Ảnh: AFP.

Thông tin trên đưa ra cuối tuần qua tại Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc diễn ra ở Durban, Nam Phi. Theo báo cáo của Trung tâm quốc tế về bảo tồn và phát triển núi (ICIMOD), các sông băng trên Himalaya ở phía Nepal thu hẹp 21% và Bhutan thu hẹp 22% trong 30 năm. Nghiên cứu của một số nhà khoa học năm 2007 dự đoán, các dòng sông băng sẽ biến mất vào năm 2035.

Theo một báo cáo khác do Thụy Điển tài trợ cho thấy, 10 dòng sông băng khác ở khu vực này cũng đang thu hẹp dần. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy lượng tuyết bao phủ trong 10 năm qua giảm đáng kể.

“Những báo cáo đã cung cấp thông tin mới và cụ thể về sự tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái dễ tổn thương nhất của thế giới”, Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban liên quốc tế về biến đối khí hậu cho AFP biết.

“Các báo cáo cho chúng ta hiểu rõ hơn về khu vực này, cũng như chỉ ra những khoảng trống cần lấp đầy và những hành động cần thực hiện ngay để đối phó với thách thức của biến đổi khí hậu”, Rajendra Pachauri nói thêm.

Các nhà khoa học cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu có thể tàn phá nặng nề khu vực này – nơi cung cấp lương thực và năng lượng cho 1,3 tỷ người sống ở khu vực lưu vực sông hạ du.

Cũng theo các nhà khoa học, sự tan chảy băng sẽ tạo ra các hồ lớn có nguy cơ bùng nổ và tàn phá cộng đồng miền núi khu vực hạ lưu. Họ cảnh báo rằng, các sông băng có thể biến mất trong vài thập kỷ nữa.

Trang Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x