Thành ngữ cổ: Khoái Mã Gia Tiên (快馬加鞭)
Thành ngữ cổ Trung Hoa 快馬加鞭 (kuài mǎ jiā biān), có nghĩa là “Khoái Mã Gia Tiên“, có nguồn gốc từ một câu chuyện về Cảnh Trụ, một đệ tử yêu mến của Mặc Tử (墨子) (470–391 B.C.) nhà đại tư tưởng về hòa bình và tình yêu của Trung Hoa.
Cậu thanh niên trẻ có năng lực được người thầy khuyến khích làm việc chăm chỉ, cần cù siêng năng, để phấn đấu xuất sắc và để nhận ra năng lực của chính mình.
Ngạnh tử là một cậu thanh niên rất thông minh và nổi tiếng trong số các học trò của Mặc Tử. Tuy nhiên, anh đã không học tập chăm chỉ và thường bị Mặc Tử la mắng.
Cảnh Trụ không thể hiểu được tại sao thầy giáo lại nghiêm khắc với mình. Một lần, sau khi bị la mắng, anh hỏi: “Thưa thầy, có phải con có gì chưa tốt so với những người khác?“
Mạnh Tử trả lời với một câu hỏi: “Giả sử ta cần lập một chuyến thăm đến Thái Hành Sơn, ta có một con ngựa nhanh và một con bò để đưa ta đi trên chuyến hành trình. Con nào trong chúng sẽ được con chọn để khuyến kích với một cây roi?“
“Dĩ nhiên là con ngựa ạ!” Cảnh Trụ đáp.
“Tại sao lại là con ngựa?” Mạnh Tử hỏi.
“Con ngựa xứng đáng để khuyến khích bởi vì nó có khả năng chạy nhanh” Cảnh Trụ đáp.
“Điều này hoàn toàn chính xác!” Mạnh Tử nói.
“Ta cũng nghĩ rằng con có năng lực lớn. Ta la mắng con bởi vì con có năng lực để tiến bộ nhanh hơn và phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn.
Con xứng đáng được khuyến khích, dạy bảo và để sửa chữa.” Mạnh Tử giải thích.
Khi đó, Cảnh Trụ hiểu được sự yêu thương và kỳ vọng to lớn của thầy đối với mình. Cuối cùng, anh tin rằng người thầy tin tưởng anh có thể làm được tốt hơn.
Từ đó về sau, Cảnh Trụ bắt đầu nỗ lực chăm chỉ làm việc và tận tâm học tập và Mạnh Tử không còn phải đôn đốc anh để làm việc tốt hơn.
Thành ngữ được sử dụng ngày nay để miêu tả nỗ lực đẩy nhanh tốc độ của quá trình nhằm phát triển và tiến bộ ngày càng nhanh.
Nó cũng được sử dụng như một phép ẩn dụ cho những nỗ lực để liên tục tiến về phía trước.
Sự xuất hiện năm ngựa (2014) cung cấp một động lực thúc đẩy chúng ta ráng thực hiện siêng năng hơn trên con đường quý giá mà chúng ta đã chọn.
Ghi chú: Mặc Tử (470–391 B.C.) sống gần như cùng thời với Lão Tử (老子) và Khổng Tử (孔子). Ông là một trong tứ đại nhà tư tưởng trong thời Xuân Thu (770–476 BC) và thời kỳ Chiến Quốc (475–221 B.C.) ở Trung Quốc cổ đại.
Tác giả: Duoyu Zhong
Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n3/468503…
Theo The Epoch Times