Ám ảnh những vết máu loang trong chùa Phi Lai

17/09/13, 12:15 Thảm họa

Rất nhiều vết bàn tay máu in trên tường, vết máu hình người dựa vào tường.
Kỳ 2: Những vết máu trong chùa

Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào ngôi chùa Phi Lai, nằm ngay dưới chân núi Tượng, quả núi nằm trọn trong xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, nơi chồng chất xương người.

Ông Tiệm bảo, ngôi chùa này có quá nhiều âm khí, nên không phải ai cũng dám bước chân vào. Có lẽ, do ám ảnh quá kinh hoàng, hoặc từ những lời thuyết minh của ông, mà không ít người yếu bóng vía đã đánh mất cả lý trí khi bước chân vào ngôi chùa này.

Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887. Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành.

thảm sát ba chúc
Chùa Phi Lai, nơi từng diễn ra cuộc thảm sát người dân vô tội 

Nhà văn Sơn Nam từng bỏ nhiều công sức nghiên cứu ngôi chùa này. Ông cho rằng, chùa Phi Lai vốn là điện, thờ đấng tối cao Ngọc Hoàng Huyền khung Cao thượng đế. Trong điện còn thờ “tứ đại thần châu”, tức 4 hòn đảo của cõi tiên.

Kim chỉ nam của những người tu trong chùa là Đạo Lão và Đạo Phật, lấy từ bi bác ái làm lành lánh dữ. Nhân dân Ba Chúc vốn coi ngôi chùa là nơi Phật ngự, tin rằng Phật sẽ bảo vệ tính mạng của họ, nên lấy làm nơi trú ngụ. Thế nhưng, tính mạng người dân Ba Chúc thật vô cùng thảm khốc.

Ông Nguyễn Văn Tiệm nhớ lại: “Ngày 30/4/1977, nhân dân Ba Chúc cùng nhân dân cả nước long trọng làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng lần thứ 2, thì bọn Pol Pot tấn công, nã pháo vào Ba Chúc, khiến người chết, nhà cháy, tiếng la khóc vang lên khắp nơi. Sau tui mới biết, đúng hôm đó, chúng tấn công cả 8 tỉnh biên giới nước ta”.

Từ đó, đến đầu năm 1978, nhân dân Ba Chúc chẳng được một ngày yên bình. Trong vòng 8 tháng, bọn Pol Pot tấn công vào Ba Chúc tổng số 30 lần.

thảm sát ba chúc
Xác người dân Ba Chúc bị Pol Pot giết hại bên hông chùa Phi Lai. Ảnh tư liệu

Ông Nguyễn Văn Tiệm rưng rưng nhớ lại: “Thời điểm đó bộ đội chủ lực của ta được huy động xuống Hà Tiên để chống đỡ bọn Pol Pot, nên ở khu vực Ba Chúc chỉ còn lại rất ít bộ đội, chủ yếu là dân quân địa phương.

Tui cùng anh em dân quân được trang bị súng ống đầy đủ, phục kích chặn đường chúng. Tuy nhiên, lực lượng Pol Pot rất đông, hỏa lực rất mạnh, mà người dân thì bị chúng bắt và khống chế rất nhiều, nên không thể tấn công tiêu diệt chúng.

Dân quân chúng tui thay vì đánh giặc, phải làm nhiệm vụ sơ tán người dân lên núi Dài, rồi bảo vệ nhân dân trên đó, chờ bộ đội chủ lực đến ứng cứu.

Trong khi nhiều người dân Ba Chúc đã được sơ tán, chạy lên núi Dài, thì còn rất nhiều người dân kẹt lại. Pháo kích khắp nơi, súng bắn như vãi đạn, không kịp chạy, nên cả trăm người vào chùa Phi Lai trú ẩn những mong được Đức Phật che chở. Nào ngờ…”.

thảm sát ba chúc
 
thảm sát ba chúc
Ông Tiệm chỉ vết máu thấm trên tường chùa Phi Lai 

Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào hậu cung chùa Phi Lai. Ông chỉ bức tường dài đến hơn chục mét. Dưới chân tường có những vết đỏ thẫm, chỗ cao, chỗ thấp. Tôi chợt lạnh người khi ông bảo, đó là vết máu của đồng bào Ba Chúc, thấm sâu vào bức tường vôi và ẩn trong tường đến nay.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 18/4/1978, bọn Pol Pot tràn vào giữa làng, bao vây chùa Phi Lai. Bất chấp chốn thiền môn, cuộc hành quyết kinh thiên động địa đã diễn ra tại ngôi chùa này.

Bọn Pol Pot vây đặc quanh chùa, súng ống chĩa vào chùa tua tủa. Chúng gọi người dân ra hàng. Cả trăm con người sợ hãi không dám ra. Kêu gọi một lúc, không thấy ai ra, chúng xả súng, quăng lựu đạn bừa bãi vào trong chùa.

thảm sát ba chúc
Xương cốt chồng chất bên chùa Phi Lai. Ảnh tư liệu 

Cuộc bắn phá điên cuồng vào chùa Phi Lai, chỉ trong chớp mắt, đã cướp đi sinh mạng 80 người dân vô tội.

Biết rằng, nếu trốn ở trong chùa, chúng sẽ tiếp tục quăng lựu đạn đến sập chùa, thậm chí phóng hỏa đốt chùa nướng chín mọi người, nên 100 người giơ tay đầu hàng đi ra phía cửa.

Lần lượt từng người, vừa bước ra khỏi cửa chùa, đã bị nòng súng đen ngòm gí vào đầu. 100 người dân vô tội bị chúng trói gô, bắt quỳ mọp bên hông chùa. Đàn bà, phụ nữ bị bọn “ác thú” lột quần áo cưỡng hiếp tại chỗ. Cưỡng hiếp xong, chúng giở trò tiêu khiển man rợ: xẻo vú, xiên gậy vào người cho đến chết.

Đàn ông bị bọn “ác thú” này hành quyết bằng những cú đập trời giáng vào đỉnh sọ bằng gậy gỗ mun. Trẻ em bị chúng giết hại bằng gậy tầm vông. Người nào chống đối, chúng nã đạn chết tại chỗ.

thảm sát ba chúc
40 người dân vô tội trốn trong căn hầm dưới bàn thờ Phật bị Pol Pot tung lựu đạn giết hại 

Ông Tiệm dẫn tôi đến ban thờ Phật trong hậu cung chùa. Ông bảo rằng, đã có 40 người trú dưới bàn thờ Phật mất mạng. Lịch sử nhà chùa ghi lại rõ rành như vậy, nhưng một số kẻ phản động chuyên bới lông tìm vết nói rằng, chuyện 40 người trốn dưới bàn thờ là bịa tạc, bởi chẳng có gầm bàn thờ nào chứa được tới 40 người!

Bọn phản động suy diễn nghe có vẻ có lý, nhưng với người Ba Chúc thì ai cũng biết rõ, gầm bàn thờ Phật trong chùa Phi Lai chứa được 40 người thật, và đã có 40 con người mất mạng dưới chân Đức Phật.

Thời kỳ chống Pháp, vùng đất Ba Chúc liên tục bị giặc Pháp tấn công. Nhà chùa đã xây dựng một phòng bí mật dưới bàn thờ Phật, để tăng ni, dân chúng trốn trong đó, mỗi khi giặc Pháp tấn công.

Khi bọn Pol Pot tràn vào, có tới 40 người dân chui vào căn hầm dưới bàn thời Phật. Sau khi giết 180 người trong chùa, bọn chúng vẫn không biết đến căn hầm bí mật này.

thảm sát ba chúc
Những hộp sọ của người dân Ba Chúc cất giữ trong nhà mồ 

Thế nhưng, trốn trong hầm mấy ngày, không ăn, không uống, nên ai cũng đói khát. Một cháu bé không chịu nổi, đã khóc thét lên. Tên Pol Pot đứng gần chùa nghe tiếng khóc đã phát hiện căn phòng dưới bàn thờ Phật.

Toán Pol Pot kêu gọi đầu hàng, không thấy ai ra, đã quăng một trái lựu đạn vào trong hầm. Gian phòng nhỏ cỡ 10 mét vuông, có tới 40 người chen chúc, ngột ngạt, nên một quả lựu đạn đã tước đoạt đủ 40 mạng người.

Vài ngày sau, khi bọn Pol Pot bị bộ đội chủ lực của ta tấn công, tiêu diệt, đẩy lùi về bên kia biên giới, thì nhân dân Ba Chúc ở trên núi Dài tìm xuống, người dân di tản tìm về.

Cảnh tượng chết chóc bên trong và quanh ngôi chùa Phi Lai khiến không ai cầm nổi lòng mình. Rất nhiều vết bàn tay máu in trên tường, rồi vết máu hình người dựa vào tường. Cả một đoạn tường dài cả chục mét thấm đẫm máu người. Một vòng máu búng lên tường cao đến 4 mét. Máu đọng thành vũng dưới nền chùa, thấm dọc ven tường đến 20cm.

Bà con xã Ba Chúc gánh không biết bao nhiêu thùng nước mới rửa sạch được nền chùa. Những vết máu thấm sâu vào bức tường vữa, nên còn giữ được đến ngày nay.

Còn tiếp…

Dương Ngọc Phạm (vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x