Thực vật biết “làm toán” để duy trì sự sống
Thực vật biết làm toán ư? Một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cây cối “làm toán” để đảm bảo chúng có đủ thức ăn qua đêm.
Trung tâm nghiên cứu Jonh Innes tại Anh đã phát hiện ra: thực vật điều chỉnh sẽ tiêu thụ bao nhiêu tinh bột để tránh bị đói vào ban đêm khi không có năng lượng cung cấp từ ánh sáng mặt trời. Báo Reuters đưa tin.
“Đây là ví dụ cụ thể đầu tiên của một quá trình sinh học cơ bản cho sự tính toán số học phức tạp và tinh tế đến vậy”. Nhà xây dựng mô hình toán học Martin Howard nói với hãng tin.
Người ta phát hiện ra rằng cơ chế của lá sẽ đo đạc xem cây đã dự trữ được bao nhiêu tinh bột để quyết định sẽ dùng bao nhiêu trong số ấy cho đến khi bình minh lên.
“Phép tính toán này rất chuẩn xác vì thế cây có thể ngăn chặn việc bị thiếu năng lượng nhưng đồng thời tận dụng nguồn dự trữ lương thực hiệu quả nhất” Đồng tác giả nghiên cứu Alison Smith cho biết, trong thông cáo báo chí của Discovery News. “Nếu lượng tinh bột tích trữ được sử dụng quá nhanh, cây sẽ chết đói và ngừng phát triển trong suốt đêm. Nếu lượng tích trữ được sử dụng quá chậm, một phần sẽ bị lãng phí.”
Thông tin từ lượng ánh sáng mặt trời đến từ chiếc đồng hồ sinh học bên trong của cây và Reuters cho biết nó tương tự như chiếc đồng hồ sinh học của mỗi người.
“Hiểu được thực vật sinh trưởng như thế nào trong bóng tối có thể mở ra những cách thức mới nhằm tăng năng suất cây trồng”. Smith nói với Reuters
Theo The Epoch Times