Thần thoại và Khoa học (P1): Ba hạn chế của việc nghiên cứu khoa học thực chứng

18/08/22, 17:14 Khoa học

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện Thần thoại của mình. Ngày nay khi khoa học phát triển, nhiều người chỉ tin vào khoa học chứ không tin Thần, không tin tôn giáo, cho rằng Thần thoại chỉ là sản phẩm của “phong kiến mê tín” do người xưa tưởng tượng mà ra. Nhưng thực chất khoa học và tín ngưỡng không mâu thuẫn nhau, các nhà khoa học tiên phong như Newton, Einstein, Galilei… đều là những người tin vào Thần. Nhà sinh học nổi tiếng Louis Pasteur từng nói: “Một ít khoa học làm ta xa rời Thần, rất nhiều khoa học làm ta quay về bên Thần.” 

Albert Einstein là một trong những nhà khoa học lỗi lạc của phương Tây tin vào Phật Pháp. (Ảnh qua Uplift Connect) 

Dù xã hội hiện nay rất phát triển so với thời cổ đại, nhưng trên thế giới vẫn còn vô số bí ẩn mà khoa học chưa giải thích được. Trong tình huống đó, quay về với các Thần thoại và tín ngưỡng cổ xưa có thể mang lại cho ta rất nhiều đáp án hoặc gợi mở sâu sắc, chỉ là nhiều người do ảnh hưởng của các quan niệm cố hữu mà không chịu tiếp nhận, thường sẽ cho rằng Thần thoại là “huyễn tưởng, hư ảo” và bài xích chúng theo bản năng. 

Thật ra việc chấp nhận các giả thuyết được đặt ra, bao gồm cả Thần học, và nghiêm túc kiểm tra tính đúng đắn của nó trên các phương diện bằng những cách thức khác nhau, chứ không phải thuận theo tình cảm mà bài xích nó, mới đúng là tinh thần cần có của những nhà nghiên cứu khoa học chân chính.

Trong bài viết này, người viết xin mạo muội từ góc độ cá nhân chỉ ra 3 hạn chế của nghiên cứu khoa học thực chứng mà người hiện đại vẫn thường bỏ qua, mục đích không phải để bài xích khoa học hay tuyên truyền mê tín, mà là để cùng độc giả thảo luận nhằm hướng tới một cái nhìn mới hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về việc nghiên cứu khoa học, không để nó bị hạn cuộc trong những quan niệm cố hữu và tri thức chật hẹp hiện có của chúng ta.

Vật chất và ý thức

Chủ nghĩa duy vật thường cho rằng “vật chất quyết định ý thức”, tức là có vật chất rồi mới có ý thức, ý thức chỉ là một sản phẩm phụ vô tình sinh ra trong quá trình phát triển của vật chất. Tuy nhiên từ nửa sau thế kỷ 20 tới nay đã có khá nhiều thành tựu và nghiên cứu khoa học, trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ ra rằng, không phải lúc nào vật chất cũng có thể quyết định ý thức, đôi lúc chính ý thức cũng có thể quyết định lại vật chất, thậm chí tác động ý thức của các sinh mệnh (chẳng hạn con người) có thể thay đổi trạng thái của một số vật chất.

Lời nói của con người tác động đến hình dạng của tinh thể nước. (Ảnh Tinh hoa)

Một ví dụ khá phổ biến đó là đã từng có nhiều nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng của ý thức con người đến tính chất và hình dạng của tinh thể nước. Viện nghiên cứu khoa học Noetic ở Mỹ và tiến sĩ Masaru Emoto ở Nhật đã từng tiến hành nhiều thí nghiệm trong lĩnh vực này. Tiến sĩ Masaru Emoto sau đó đã viết cuốn sách “Thông điệp của nước”

Kết quả của các thí nghiệm cho thấy: Khi người ta hướng đến tinh thể nước mà xuất ra những suy nghĩ tích cực như khen ngợi hay chúc phúc, thì lâu dần sẽ có xu hướng tạo ra những tinh thể nước có cấu trúc thẩm mỹ cao, rất đẹp và đối xứng, hình dạng cũng hoàn chỉnh; ngược lại nếu người ta xuất ra những ý nghĩ tiêu cực như mắng chửi, thù ghét, thì sẽ làm xuất hiện những tinh thể xấu xí, mất cân bằng, đứt gãy,…

Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường xem được những tin tức hoặc có quen biết với một số người từng mắc bệnh nan y nhưng nay đã khỏe mạnh trở lại, mặc dù nhiều người trong số đó đã từng bị bác sĩ kết luận là không thể cứu được nữa. Nhiều người chia sẻ rằng sau khi biết bệnh tình của bản thân nghiêm trọng, họ đã cố gắng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sống lạc quan hơn, yêu thương và nhẫn nại hơn, biết quan tâm đến người xung quanh hơn. Chỉ có như vậy mà họ vượt qua được, sau đó khỏe lại hẳn, có người đến bệnh viện kiểm tra thì thấy mầm bệnh đã tự tiêu mất. 

Những trường hợp này tuy rất “kỳ lạ” nhưng thỉnh thoảng vẫn thường xảy ra, báo chí trong hay ngoài nước cũng đều có đăng. Đôi lúc người viết cũng gặp một số người lớn tuổi tập khí công, thiền định hoặc dưỡng sinh ngoài công viên, họ chia sẻ về câu chuyện khỏi bệnh của họ cũng lại như vậy: Từng khiến bác sĩ bó tay, nhưng nay chỉ cần thay đổi bản thân, vứt bỏ suy nghĩ và thói quen xấu, cố gắng hướng tới những điều tốt đẹp và cao thượng như khoan dung, chân thành, từ bi, bác ái,… thì bệnh tình dần thuyên giảm và khỏi hẳn. Tất nhiên không phải ai cũng có thể được như vậy, nhưng tình huống này thật sự có tồn tại và cũng tương đối phổ biến trên thế giới.

Điều này chứng tỏ rằng ý thức con người hoàn toàn có thể tác động ngược trở lại vật chất và làm thay đổi vật chất. Ý thức của một người có thể thay đổi cấu trúc tinh thể của nước, thậm chí còn có thể giúp điều trị bệnh của chính họ. Người xưa hay nói mắc bệnh chủ yếu do “bảy phần tinh thần ba phần bệnh”, có lẽ cũng có ý như vậy. Tinh thần thật sự có thể ảnh hưởng đến vật chất.

Ngoài ra, khi các nhà khoa học kiểm định những điều siêu thường như khí công hoặc công năng (siêu năng lực), họ phát hiện rằng trên thân của các thầy khí công, thầy yoga hay những người tu luyện đều phát ra những vật chất rất phong phú, trong đó có cả nguyên tố phóng xạ, tia X, tia gamma, các hạt hạ nguyên tử,… Các máy móc tân tiến mà chúng ta đang có cũng có thể phát ra những vật chất này, nhưng không thể định hướng được nó, còn những người tu luyện nói trên thì thậm chí có thể dùng ý thức của bản thân để kiểm soát và định hướng những vật chất này. Điều này chúng ta sẽ còn thảo luận nhiều hơn trong những bài viết sau.

Như vậy quan điểm cho rằng “vật chất quyết định ý thức” của chủ nghĩa duy vật thật sự đang kìm hãm sự phát triển của khoa học. Bởi vì nó phủ định việc ý thức có thể thay đổi vật chất, nên cũng từ chối nghiên cứu lĩnh vực này. Nhưng rõ ràng đây là một phương diện mà nếu chịu nghiên cứu một cách nghiêm túc thì sẽ tạo ra bước đột phá vô cùng to lớn cho khoa học và nhân loại.

Thiền định thông qua tu dưỡng tâm tính có thể cải biến sức khỏe là một minh chứng cho việc ý thức có thể thay đổi vật chất. (Ảnh học viên Pháp Luân Công đang thực hành bài công pháp số 5)

Không gian khác có thật tồn tại?

Nhiều nhà khoa học, trong đó có cả ông hoàng Vật lý Stephen Hawking, bằng các tính toán của mình đã chỉ ra rằng vũ trụ sau vụ nổ Big Bang không chỉ hình thành 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian như chúng ta biết hiện nay, mà có thể còn có nhiều chiều hơn, có thể là 11 chiều hoặc 26 chiều, hoặc nhiều hơn nữa.

Trong các chuyện cổ tích hoặc thần thoại, các vị Thần thường được mô tả là có năng lực siêu phàm, thoắt ẩn thoắt hiện, có thể trong tích tắc đã di chuyển đến những nơi cách xa nhau ngàn vạn dặm đường. Con người hiện nay cho rằng đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, nhưng nếu chấp nhận rằng không gian khác có tồn tại, thì điều này hoàn toàn không phải hư cấu: Những vị ấy có thể đi trong một không gian khác.

“Không gian khác” từ lâu đã xuất hiện trong các thần thoại cổ xưa, người xưa lưu lại nhiều câu chuyện khác nhau về những người từng tiến nhập vào không gian khác. Chẳng hạn có người lên núi đốn củi thì vô tình nhìn thấy hai vị Tiên đang đánh cờ, xem hết ván cờ thì đã trôi quan hơn ngàn năm. Ở Nhật có truyền thuyết về ông Taro dạo chơi thủy cung vài ngày, khi về trần gian mới hay đã trôi qua mấy trăm năm; Việt Nam chúng ta cũng có chuyện Từ Thức gặp Tiên Nữ,… Thiên Đàng và Địa Ngục được giảng trong tôn giáo biết đâu cũng là những thế giới tồn tại ở các không gian khác?

Chúng ta nhìn nhận những điều này là “mê tín”, nhưng điều đó không hề giúp chúng ta “thông minh” lên, mà trái lại nó làm tăng trưởng sự cuồng vọng và ngu muội của chúng ta vào những gì mình đang có. Nếu không gian khác thật sự tồn tại, và những điều người xưa kể hoàn toàn không phải tưởng tượng, thì kiểm chứng một cách nghiêm túc những điều này sẽ là bước đột phá lớn của nhân loại, thậm chí giúp nhân loại tiến nhập sang kỷ nguyên mới. Còn ngay từ đầu đã xem đây là “mê tín” mà nhắm mắt bỏ qua, thì đương nhiên không thể phát triển thêm nữa.

Sự ngoại suy của các định luật vật lý

Không thể phủ nhận rằng các định luật vật lý như thuyết về lực hấp dẫn, lực điện từ, thuyết tương đối, cơ học lượng tử,… đã cho chúng ta một mô hình tính toán khá chính xác về thế giới xung quanh mình, tuy nhiên việc đẩy phạm vi ảnh hưởng của các định luật này đến mức cực đoan cũng chỉ là sự suy luận một cách thiếu chặt chẽ và thiếu cả tính thực nghiệm của các nhà khoa học.

Cụ thể, trong khi các định luật vật lý đã được kiểm chứng là đúng ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất, thì nó lại chưa bao giờ được khẳng định ở bên ngoài hệ mặt trời. Và không có gì đảm bảo rằng ở bên ngoài dải Ngân Hà, hoặc ở những thiên hà xa xôi hơn nữa, các định luật này vẫn đúng. Tuy nhiên các nhà khoa học đã mạnh dạn áp dụng chúng trên phạm vi toàn vũ trụ, cho rằng toàn vũ trụ đều hành xử theo các định luật này không được sai khác, điều này nói một cách nghiêm khắc thì vẫn chỉ là suy đoán mang tính chủ quan và kiêu ngạo của con người chúng ta.

Không chỉ cho rằng định luật vật lý đúng theo không gian, mà các nhà khoa học cũng chấp nhận rằng chúng còn đúng theo thời gian, tức là vũ trụ vào cách đây 1 triệu năm, 1 tỷ năm, 10 tỷ năm, thậm chí lâu hơn nữa cũng hành xử theo các định luật này. Và một lần nữa, điều này vẫn chưa thể kiểm chứng, và nó chỉ là mong muốn kèm theo tưởng tượng của chúng ta.

Vũ trụ phải chăng có nhiều chiều không gian hơn và phức tạp hơn so với tưởng tượng của chúng ta? (Ảnh qua Tansinh)

Chẳng hạn nói về lực hấp dẫn, vạn vật trong vũ trụ đều bị sự chi phối của lực này, do đó con người không thể nào bay lên trừ khi chiến thắng được trọng lực đang tác dụng lên mình. Tuy nhiên từ xưa đến nay đã lưu truyền lại rất nhiều câu chuyện về những người có khả năng bay lượn trên không, thời hiện đại cũng có nhiều thầy khí công, lạt ma Tây Tạng từng thực hiện điều này, nổi tiếng nhất chính là màn biểu diễn “người bay” của ảo thuật gia David Copperfield. Hiện tượng này dùng định luật vạn vật hấp dẫn thì không thể lý giải được, các nhà khoa học cũng từng cố gắng đưa ra một số lời giải thích, nhưng đều không thật sự hợp lý.

Theo giới tu luyện trường phái Đạo gia lý giải, khi một người luyện công đạt được trạng thái “thông Đại Chu Thiên” thì họ có thể bay lên. Điều này có thể bị khoa học xem là “huyền hoặc”, nhưng việc người tu luyện có thể bay lên thì khoa học lại chưa thể lý giải. Cũng có thể thuyết về lực hấp dẫn đúng đối với người thường và vật thể thông thường trên Trái Đất, nhưng nó không còn tác dụng với người tu luyện, khi người tu luyện thông được Đại Chu Thiên thì họ không còn là người thường, nên lực hấp dẫn không ước chế được họ. 

Tất nhiên điều này cũng chỉ là suy luận của cá nhân tác giả, vẫn cần các nhà khoa học tham gia nghiên cứu một cách nghiêm túc thì mới có thể xác nhận hoặc phủ nhận được. Điều mà tác giả muốn nói chính là ngay cả định luật hấp dẫn cũng có thể không còn đúng với một số người trong nhiều trường hợp, thì việc khoa học dùng nó để áp dụng cho toàn vũ trụ khả năng cao là hoàn toàn không hợp lý.

Kết luận

Ba vấn đề bên trên chỉ là phần nhỏ trong vô số lỗ hổng mà khoa học hiện đại chưa thể giải thích được, tuy nhiên dưới góc nhìn của thần thoại và tín ngưỡng thì lại hé mở ra cho chúng ta một lời giải hoặc hướng đi mới. 

Chúng ta sẽ còn thảo luận những vấn đề này nhiều hơn nữa trong các bài viết sau. Bài viết này chủ yếu đưa ra cái nhìn tổng quan về hạn chế của khoa học thực chứng, mong rằng quý độc giả có thể từ đây mà rút ra cái nhìn khác hơn về việc nghiên cứu khoa học, không để tư tưởng bị những quan niệm của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô Thần ràng buộc nữa. Người viết cũng rất mong sẽ nhận được phản hồi và chỉ điểm của quý độc giả.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x