Xem lại ‘Bạch Xà truyện’ giải nỗi oan nghìn năm cho Pháp Hải đại sư

03/02/16, 11:16 Đọc & Suy ngẫm

Khi phim ảnh không ngừng lạm dụng biện pháp thêu dệt và cường điệu các tình tiết để thu hút người xem, thì sự thật trong truyền thuyết và ghi chép lịch sử ngày càng bị làm cho sai lệch. Pháp Hải đại sư chịu tiếng oan là kẻ tàn ác, phá hoại hạnh phúc gia đình hàng nghìn năm qua cũng chính bởi điều này.

Hứa Tiên vì ham mê sắc đẹp mà kết phải ác duyên với Bạch Xà. (Ảnh minh họa qua Pinterest)

“Bạch Xà truyện” là một trong những truyền thuyết dân gian của Trung Quốc. Câu chuyện ra đời vào thời Nam Tống hoặc sớm hơn và được lưu truyền khá rộng rãi trong xã hội. Sau này, bộ phim “Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ” được sản xuất vào những năm 90 của thế kỷ trước đã làm câu chuyện càng phổ biến hơn nữa, hầu như người người, nhà nhà đều biết.

Gần đây, tôi tình cờ tra thử câu chuyện nguyên gốc của “Bạch Xà truyện”, đột nhiên cảm thấy sự biến dị trong quan niệm của người đời, thật sự đã đến mức tốt xấu không phân, thiện ác đảo lộn cả rồi.

Trong “Bạch Xà truyện”, mĩ nữ do xà yêu hóa thành đã trở thanh đối tượng người người yêu thích, người người say mê khen ngợi. Cao tăng Pháp Hải hàng yêu lại trở thành ác tăng phá hoại hạnh phúc hôn nhân gia đình của người ta. Bởi thế, ông là đối tượng mà người người oán ghét, chửi rủa. Tuy nhiên, nguyên mẫu của câu chuyện này rốt cuộc là như thế nào đây?.

Trước hết, nói về Cao tăng Pháp Hải. Pháp Hải nguyên vốn là con trai của Bùi Tu tể tướng dưới thời Đường Tuyên Tông. Sau khi ông xuất gia, đã đến tu luyện trong một hang động trên núi Kim Sơn. Một ngày nọ, trong lúc ông đang ngồi thiền, đột nhiên có một con rắn lớn màu trắng bò đến nhìn chằm chằm vào ông. Pháp Hải thiền sư vận dụng thần thông đuổi Bạch Xà đi. Từ đó dần dần đã có câu chuyện Pháp Hải thiền sư đấu phép với Bạch Xà.

Thực ra, Trung Quốc từ xưa đã có lưu truyền những câu chuyện kể về chuyện yêu ma hại người, trong đó bao gồm cả xà tinh. Ví dụ, trong “Bạch Xà ký”, tiểu thuyết truyền kỳ vào thời đại nhà Đường kể rằng: Có một con bạch xà tu luyện thành tinh, hóa thành mĩ nữ, mê hoặc những kẻ háo sắc, sau đó ăn thịt. Tiểu thuyết đó còn nhấn mạnh đạo lý: Tuyệt đối không thể đắm chìm trong sắc dục, người và yêu không thể chung sống với nhau được.

Vùng Hàng Châu thời xưa, cũng có ghi chép về xà yêu hại người tương tự như vậy. Theo ghi chép trong cuốn “Tịnh Từ tự chí” (ghi chép của chùa Tịnh Từ) Hàng Châu, vào thời nhà Tống vùng núi gần ngôi chùa này đã từng xuất hiện một con mãng xà, đôi lúc sẽ biến thành mĩ nữ mê hoặc làm hại người ta; Trong “Nam Tống tạp sử thi” của Trần Chi Quang cũng có thuyết “nghe nói xà tinh dưới Lôi Phong”.

Lại căn cứ theo cuốn “Dã thị viên thư mục” mà Thường Thục Tiền biên soạn vào thời kỳ đầu nhà Thanh, trong tác phẩm “Tây Hồ tam tháp kí” có ghi chép: Mĩ nữ do bạch xà biến thành bị lạc đường ở Tây Hồ, được Hề Tuyên Tán giúp đỡ, nhưng xà tinh lại muốn ăn tim gan của Hề Tuyên Tán. Cuối cùng xà yêu bị nhốt đè dưới ba tòa tháp của Tây Hồ. Câu chuyện này cũng nhấn mạnh người và yêu không thể chung sống với nhau được.

Đến thời nhà Minh, có một nhà văn tên Phùng Mộng Long đã chỉnh lý lại câu chuyện bạch xà trong “Cảnh thế thông ngôn”, viết thành tiểu thuyết ngắn có tên là “Bạch nương tử vĩnh viễn bị nhốt trong Lôi Phong tháp”.

Phần mở đầu của tiểu thuyết cũng nhân cách hóa xà tinh, nhưng chủ đề vẫn là nói về xà tinh hại người, hại đến Hứa Tiên mấy lần gặp nạn. Ở đây, vẫn là nhấn mạnh người và yêu không thể sống chung với nhau được. Vì thế, làm người thì không nên háo sắc.

Pháp Hải thiền sư luôn là nhân vật chính diện. Ở đây, tôi chỉ trích dẫn ra phần cuối của câu chuyện “Bạch nương tử mãi mãi bị nhốt trong Lôi Phong tháp”, mọi người xem qua sẽ tự biết sự thật là thế nào.

Pháp Hải vốn là một vị cao tăng, trừ hại cho dân, ” Bạch Xà truyện” ngày nay lại ra sức châm biếm chế nhạo bản sự của Pháp Hải.

Truyện kể rằng Hứa Tiên vì ham mê sắc đẹp mà kết phải ác duyên với Bạch Xà, về sau luôn gặp phải phiền phức, sau đó y mới phát hiện ra sự thật ra Bạch Xà là một con rắn, lòng vô cùng sợ hãi, liền cầu xin thiền sư Pháp Hải cứu giúp.

“Cảnh Thế Thông Ngôn” ghi lại như sau:

“Thiền sư từ trong tay áo lấy ra một cái bát đưa cho Hứa Tiên nói: ‘Ngươi hãy mang về nhà, đừng để cho vợ biết được, lặng lẽ úp bát vào đầu cô ta, chớ có nhẹ tay, đè xuống thật mạnh, đừng hoảng hốt, hãy trở về đi’.

Sau đó, Hứa Tiên bái tạ thiền sư rồi về nhà. Về đến nhà, Hứa Tiên trông thấy Bạch nương tử đang ngồi ở chỗ kia, trong miệng thì thầm trách móc: ‘Không biết người nào ly gián chồng ta và ta, để biến cả hai trở thành oan gia, nếu mà biết được, ta sẽ liều mạng với hắn!’.

Thế là, thừa lúc người vợ không để ý, Hứa Tiên chậm rãi, lặng lẽ từ đằng sau, úp bát lên đầu Bạch nương tử, dùng hết sức bình sinh đè xuống. Cứ theo cái bát từ từ úp xuống thì không thấy thân hình người đàn bà đó đâu cả. Hứa Tiên càng không dám sơ hở, tập trung đè xuống. Chỉ nghe thấy trong bình bát có tiếng nói: ‘Ta cùng chàng chung sống hơn một năm nay, sao lại không có chút tình nghĩa đến thế! Nếu chàng còn nghĩ đến tình phu thê, thì xin hãy thả thiếp ra!’.

Hứa Tiên đang không biết xử lý thế nào thì có người báo rằng: ‘Có một vị hòa thượng, nói là đến đây để thu phục yêu quái’. Hứa Tiên nghe xong, vội sai Lý quản gia mời Thiền sư vào trong. Vừa trông thấy Pháp Hải, Hứa Tiên nói: ‘Xin người hãy cứu đệ tử!’. Sau đó, không biết Thiền sư niệm cái gì trong miệng. Niệm xong, nhẹ nhàng mở cái bình bát ra, chỉ thấy Bạch nương tử co người lại còn giống như hình nộm, hai mắt nhắm chặt, nằm thành bất động dưới mặt đất.

Thiền sư quát: ‘Là nghiệp chướng phương nào, sao lại dám quấy rối người ta? Hãy mau nói cho rõ!’

Bạch nương tử đáp: ‘Thiền sư, tiểu nữ là một con mãng xà, bởi vì mưa gió hoành hành, đành phải đến Tây Hồ an thân, ở cùng một chỗ với Thanh Thanh. Không ngờ lại gặp Hứa Tiên, tình cảm dâng trào, nhất thời không cầm lòng được mà mạo phạm luật trời, nhưng tiểu nữ chưa từng sát hại sinh linh. Cúi xin thiền sư rộng lòng từ bi!’

Thiền sư lại hỏi: ‘Thanh Thanh là yêu tinh gì?’

Bạch nương tử nói: ‘Thanh Thanh là cá trắm đen nghìn năm mới đắc được linh khí, nay sống ở dưới cây cầu thứ ba trong Tây Hồ. Nhất thời quen nhau, kết làm bạn hữu. Y chưa từng được một ngày vui vẻ, cúi xin Thiền sư thương cảm!’

Thiền sư nói: ‘Niệm tình ngươi nghìn năm tu luyện, ta tha chết cho, hãy hiện nguyên hình!’

Bạch nương tử không chịu. Thiền sư vô cùng tức giận, trong miệng lẩm bẩm vài câu, quát to rằng: ‘Kiết Đế đâu? Mau bắt  Thanh Ngư quái đến đây, cùng với Bạch Xà hiện nguyên hình, nghe ta xử lý!’

Trong chốc lát, trước sân nhà nổi lên cuồng phong. Khi cơn cuồng phong qua đi, thì “xoẹt” một tiếng, giữa không trung rơi xuống một con cá trắm đen, nhảy đành đạch trên mặt đất mấy cái, rồi co lại thành một con cá trắm nhỏ hơn trước.  Bạch nương tử lúc đó cũng hiện nguyên hình, biến thành một con bạch xà dài ba thước, vẫn còn ngóc đầu nhìn Hứa Tiên.

Thiền sư đem hai con vật đặt trong bình bát, gở bỏ áo bào, phong kín miệng bình bát. Đem đến trước chùa Lôi Phong, đặt bình bát dưới mặt đất, sai người vận chuyển gạch đá, xây thành một cái tháp. Về sau, nhờ Hứa Tiên đi hoá duyên mà đã xây thành bảo tháp 7 tầng, nghìn vạn năm nay, Bạch Xà cùng Thanh Ngư không thể ra ngoài được nữa”.  

Lại nói Thiền sư sau khi bắt nhốt Bạch Xà rồi, đã để lại bốn câu kệ: “Tây Hồ nước cạn, sông hồ chẳng lên, tháp Lôi Phong đổ, Bạch Xà xuất thế”.

Pháp hải thiền sư đọc kệ xong. Lại viết tám câu thơ để khuyên răn người đời:

“Khuyên răn người đời đừng háo sắc, những người háo sắc bị sắc mê.

Tâm chính tự nhiên tà không nhiễu, thân ngay há có ác lại tìm?

Chỉ nhìn Hứa Tiên vì háo sắc, dính dáng quan tòa chuốc thị phi

Nếu như lão tăng không cứu giúp, bạch xà nuốt chửng chẳng chừa xương”.

Pháp Hải thiền sư đọc xong bài kệ, mọi người đều giải tán. Chỉ có Hứa Tiên nguyện ý xuất gia, lễ bái thiền sư làm thầy, xuống tóc làm tăng chính ngay ở tháp Lôi Phong. Tu hành được mấy năm, một đêm tọa hóa mà đi. Chúng tăng mua một gian thờ hỏa táng, xây một tòa tháp xương, nghìn năm không bị mục nát, trước lúc lâm chung, cũng để lại tám câu thơ nhằm cảnh tỉnh người đời, thơ rằng:

“Tổ sư độ ta xuất hồng trần, vạn tuế ra hoa thấy mùa xuân.

Hóa hóa luân hồi lại hóa hóa, sinh sinh dời chuyển lại sinh sinh.

Muốn hay hữu sắc hoàn vô sắc, cần tỏ vô hình lại hữu hình.

Sắc tức là không không là sắc, không không sắc sắc phải rõ ràng”.

Đọc qua mới biết, câu chuyện căn bản không phải là nói về câu chuyện tình yêu gì cả, càng không có ca ngợi sự trung trinh đối với ái tình của Bạch Xà, mà chính xác là một câu chuyện trừ yêu, là câu chuyện mà người trong cuộc từ không tin đến tin đối với Phật Pháp.

Đến thời đầu nhà Thanh, trong vở kịch “Lôi Phong tháp truyền kỳ”, Bạch Nương Tử đã bắt đầu trở thành nhân vật chính diện, còn Pháp Hải lại trở thành kẻ đầu sỏ phá hoại hạnh phúc hôn nhân của Hứa Tiên và Bạch Xà. Trong vở kịch còn xuất hiện những tình tiết hoàn toàn hư cấu như: “Ăn trộm cỏ tiên”, “dâng nước nhấn chìm chùa Kim Sơn”, v.v…, miêu tả chính diện đối với Bạch Xà, Hứa Tuyên cũng đã thành “Hứa Tiên”.

Cho đến tận hôm nay, tại một nơi ở Hồ Nam, nghe nói có cái hang động mà bạch xà năm xưa tu luyện thành tinh đã được đặt tên là “Bạch Y tiên động”, hơn nữa còn nghi ngút khói hương. Có thể thấy chính tà đã hoàn toàn điên đảo, yêu quái lại trở thành đối tượng được người đời thờ phụng và bái lạy, còn hòa thượng Pháp Hải hàng ma trừ yêu, cứu vớt chúng sinh lại trở thành đối tượng người người phỉ nhổ.

Tôi nhận ra rằng: Trong thời đại mà đạo đức con người trở nên bại hoại này, những điều mà con người cho là đúng, nhưng nếu suy xét một cách kĩ lưỡng thì lại rất có thể là sai.

Từ trong quá trình diễn biến và xuất hiện từng bước của “Bạch Xà truyện”, chúng ta đều có thể nhìn ra được quá trình biến dị từng bước từng bước một trong nhận thức và quan niệm của con người.

Nếu ở vào thời đại mà đạo đức nhân loại còn cao thượng, còn khả dĩ, thì thái độ của con người ta đối với các loại yêu ma quỷ quái đều là giữ thái độ căm ghét và phản đối; đều là nhắc nhở đối phương không được làm trái tiêu chuẩn đạo đức, không được háo sắc, đối với người tu luyện hàng yêu trừ ma đều là thái độ vô cùng kính trọng và ca ngợi.

Tuy nhiên, thuận theo việc nhân loại dần dần chấp mê vào những thứ phù vân như: Danh, lợi, sắc, tình, con người chính là càng lúc càng khó nhìn ra được chân tướng của vũ trụ, con người cũng dần dần mất đi tín tâm đối với tu luyện và đối với Thần Phật.

Dần dà, con người bắt đầu không phân thiện ác, chỉ cần có được lợi ích trước mắt thì đã thỏa mãn rồi. Trái lại, đối với tu luyện Phật Pháp, có thể khiến con người ta phản bổn quy chân (trở về với chân ngã của mình) lại càng lúc càng cả gan phỉ báng.

Phát triển đến ngày hôm nay, những truyền thuyết hàng yêu trừ ma lại biến thành kịch bản dành để ca tụng yêu ma quỷ quái. Điều hiển nhiên nhất chính là Hứa Tuyên vốn biết rõ vợ mình là xà tinh biến thành, nhưng vẫn chấp mê bất ngộ. “Bạch Xà truyện” không thể tự thoát ra được, lại có thể làm mưa làm gió, từ đây có thể nhận biết được nhân loại ngày hôm nay thật sự đã sa đọa đến dường nào.

Nếu như có thể ngoảnh đầu nhìn lại con đường phát triển của lịch sử mà nhân loại đã đi qua, thử so sánh với quan niệm đạo đức và tiêu chuẩn hành vi của người xưa thì sẽ nhận ra thực sự đúng là như vậy. Con người trong bất tri bất giác đã trượt đến bờ nguy hiểm.

Tiểu Thiện (Theo NTD)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x