Video tinh vân Carina sắc nét chưa từng thấy
Các nhà khoa học vừa sử dụng kính viễn vọng cực lớn của ESO để quan sát tinh vân Carina tiết lộ các chi tiết mới về cách hình thành sao được đặt tên là Các cột Tàn tích (Pillars of Destruction).
Các nhà nghiên cứu sử dụng dụng cụ MUSE trên Kính thiên văn cực lớn ở Cerro Paranal, sa mạc Atacama thuộc miền Bắc Chile, để tạo ra ảnh động tuyệt vời của tinh vân Carina.
Tinh vân Carina (Đại tinh vân trong Chòm sao Thuyền Đế) là một tinh vân lớn và sáng bao quanh một số cụm sao. Nó là một trong những tin vân khuếch tán lớn nhất trong bầu trời của chúng tan. Mặt dù lớn hơn 4 lần và thậm chí sáng hơn tinh vân nổi tiếng Orion, tinh vân Carina ít được biết đến hơn do nó nằm xa bề phía Nam Bán Cầu.
Các cột và tháp được tiết lộ trong những ảnh chụp và ảnh hoạt họa mới nhất của tinh vân Carina là các đám mây bụi và khí lớn tại trung tâm sự hình thành sao cách chúng ta khoảng 7.500 năm ánh sáng.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Anna McLeod, một nghiên cứu sinh ở ESO, có trụ sở tại Garching, quan sát 10 cột trong Tinh vân Carina.
“Các hình ảnh có thể không sắc nét như ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble, nhưng thực tế chúng ta có được quang phổ trên toàn bộ dải bước sóng nhìn thấy thực sự tuyệt vời trên mỗi pixel ảnh“.
Họ tìm thấy một liên kết rõ ràng giữa đặc điểm của các cột với bức xạ phát ra từ các ngôi sao khổng lồ bên cạnh. Ý tưởng các ngôi sao lớn sẽ có tác động đáng kể đến môi trường xung quanh chúng không phải mới.
“Phản hồi từ các ngôi sao lớn là một yếu tố rất quan trọng trong chu kỳ baryon của các thiên hà“, các nhà nghiên cứu viết trong tài liệu mới của họ. “Nó điều hòa cách chúng chuyến khí của mình thành các ngôi sao, do đó nó đóng một vai trò cơ bản trong sự tiến hóa thiên hà“.
Bằng cách quan sát một quá trình được gọi là photoevaporation (bay hơi bằng tác dụng quang học), khí bị ion hoá và sau đó tan đi, các nhà nghiên cứu đã có thể suy ra cách ngôi sao gần đó tương tác với mỗi cột.
“Chúng tôi tin rằng cơ chế cơ bản hình thành cấu trúc giống hình cột như nhau tại tất cả vùng hình thành sao: các bức xạ từ những ngôi sao lớn làm xói mòn các đám mây phân tử xung quanh thông qua quang bay hơi“, bà McLeod nói với tờ MailOnline.
“Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế phản hồi giữa các ngôi sao và các cột chưa rõ ràng“, ESO cho biết. Các cột có thể trông dày đặc, nhưng những đám mây bụi và khí tạo nên tinh vân đang thực sự lan rộng ra.
“Có thể là các bức xạ và gió sao từ các ngôi sao lớn thực sự giúp tạo ra những điểm đặc hơn trong các cột, sau đó có thể hình thành sao“.
Iris, theo Daily Mail