Vì sao thế giới thịnh nộ trước cuộc chiến của Nga, nhưng lại ngó lơ hành động xấu xa của Trung Quốc?

09/03/2022 Thế giới

Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, hầu hết thế giới đều đoàn kết chính nghĩa chống lại Moscow. Vladimir Putin hiện là nhân vật “nổi tiếng” quốc tế. Ukraine đang nhận được hàng tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo. 

Các nguồn lực quyền lực mềm của thế giới cũng đã được huy động để cắt đứt khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch quốc tế của Nga. Các nhà tài phiệt Nga bị trừng phạt, các siêu du thuyền của họ bị tịch thu. Hoa Kỳ sẽ từ chối mua dầu của Nga. Ngay cả Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã lên án Nga trong cuộc bỏ phiếu áp đảo, mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý.

Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nhiều nước trên thế giới đồng loạt trừng phạt Moscow. (Ảnh qua Flipboard)

Tất cả những điều này rất đáng khích lệ. Việc chống lại nhà độc tài muốn bành trướng quyền lực khi thực hiện hành vi tàn bạo đòi hỏi quốc tế phải có phản ứng mạnh mẽ nếu muốn duy trì một nền văn minh tối thiểu. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: 

Tại sao thế giới đoàn kết hiệu quả chống lại hành động tàn bạo của Nga, nhưng lại nhún nhường trước những tội ác phản nhân loại của Trung Quốc?

Cuộc tấn công của Nga rất khủng khiếp và không thể lý giải được. Nhiều người dân vô tội đang đau khổ và thiệt mạng. Nỗi khổ của họ khiến thế giới đồng loạt phản ứng.

Nhưng liệu tội ác đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có kém phần xứng đáng với phản ứng quốc tế như vậy hay không? 

Đầu tiên, đó là cuộc diệt chủng đang diễn ra với người Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây Trung Quốc, nơi hơn 1 triệu người vô tội bị giam cầm trong các trại tập trung chỉ vì là người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi. Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị hãm hiếp, bị cưỡng bức triệt sản, phá thai. Người dân Duy Ngô Nhĩ bị đưa đi cưỡng bức lao động khắp đất nước như nô lệ theo đúng nghĩa đen. Tất cả đều gợi nhớ đến một Đức Quốc Xã thứ 2.

Nhưng điều đó còn xa mới là tất cả. Các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị bắt vì đức tin của mình, bị sát hại để mổ cướp nội tạng cho hoạt động “du lịch ghép tạng” của Trung Quốc. Tiếp đó là sự chiếm đóng bất hợp pháp và cuộc diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng, sự phá hủy nền dân chủ ở Hồng Kông, các mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng với nền độc lập Đài Loan, hệ thống tín dụng xã hội tàn ác, các cuộc tấn công quân sự vào biên giới Ấn Độ, quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông, hành vi trộm cắp hàng loạt tài sản trí tuệ quốc tế, chưa kể đến vụ che đậy đại địch COVID-19,… Tất cả đều theo chỉ đạo của một chính phủ độc tài, tàn bạo, thờ ơ trước sự tôn nghiêm của sinh mệnh.

Cảnh sát Trung Quốc đàn áp người dân Tây Tạng. (Ảnh: Le Monde)

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đó và hơn thế nữa,Trung Quốc vẫn là một thành viên “đáng nể” của cộng đồng quốc tế. Dưới đây là một số lý do tại sao dẫn đến nghịch lý này:

Sức mạnh của video

Người đời có câu “Một bức ảnh hơn ngàn lời nói”, nhưng khi những cảnh tượng gây sốc được ghi lại bằng video, ý nghĩa của câu nói ấy tăng lên theo cấp số nhân. Ai trong chúng ta mà không xúc động trước hoàn cảnh bi thảm của người Ukraine tị nạn hay phẫn nộ trước hành động tàn phá khu dân cư của quân đội Nga? Ai trong chúng ta lại không rơi nước mắt trước sự khốn khổ đang lan rộng mà Putin đã gây ra?

Nhưng ngược lại, Trung Quốc hiện đại là một đất nước tăm tối. Hầu hết các hành vi xấu xa xảy ra trong nội bộ, trong bóng tối sâu thẳm nhất mà không có video nào quay lại các cảnh tượng khủng khiếp đó để làm chấn động lương tâm. 

Vâng, những vụ cưỡng hiếp phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã được biết đến, nhưng những tiếng la hét kinh hoàng của họ thì vẫn chưa được nghe thấy. Những bức ảnh về trại tập trung được chụp từ vệ tinh mô tả những khu phức hợp nhà tù khổng lồ, nhưng không miêu tả được những cuộc tra tấn dã man bên trong. Những thi thể không có nội tạng của học viên Pháp Luân Công sẽ không được đưa ra thế giới vì những vụ giết người này được thực hiện trong phòng phẫu thuật vô trùng của bệnh viện. Nói tóm lại, sự khủng khiếp của Ukraine được mô tả một cách sinh động cho tất cả mọi người thấy, nhưng những thảm cảnh ở Trung Quốc thì vẫn còn trừu tượng.

Anh Vương Bân bị tra tấn, bị mổ lấy nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)
Anh Vương Bân, một người tập Pháp Luân Công bị tra tấn và mổ lấy nội tạng vào ngày 24/9/2000. (Ảnh qua Flabber)

Sức mạnh của sự lãnh đạo hiệu quả

Trung Quốc chắc chắn không thiếu người chỉ trích chính phủ. Nhưng phần lớn sự phản kháng đến từ các cuộc biểu tình hiếm khi được đưa tin trên báo đài. Còn các nghiên cứu mang tính học thuật lại không đủ sức huy động sự phản kháng của quần chúng. 

Ngược lại, phe đối lập của Nga có một khuôn mặt “anh hùng”, đó là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ông cùng chính phủ của mình vẫn kiên trì ở lại đất nước, trong khi thường xuyên bị đe dọa ám sát. Sự lãnh đạo của Zelensky đã truyền cảm hứng cho đất nước của ông và người dân thế giới ủng hộ tình cảm cho Ukraine. Không có nhà lãnh đạo đối lập nào tương tự ở Trung Quốc làm điều này. Do đó, sự phản đối của thế giới đối với các chính sách của ĐCSTQ vẫn còn rất mờ nhạt.

Sức mạnh của tiền bạc

Nga là một quốc gia rộng lớn về mặt địa lý, nhưng tương đối yếu kém về kinh tế, với GDP thấp hơn của Ý, Brazil và Canada. Thật vậy, nếu Nga không có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, thì nước này sẽ không phải là một cường quốc. Điều này nghĩa là có rất ít rủi ro tài chính đối với các quốc gia và tập đoàn trên thế giới khi tách khỏi nền kinh tế Nga.

Nhưng đối với Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc tạo ra hơn một phần ba GDP của thế giới và là trung tâm sản xuất của toàn cầu. Về mặt kinh tế, những đất nước tách ly khỏi Trung Quốc sẽ gặp phải những tổn thất nhất định.

Hơn nữa, Trung Quốc không chỉ giàu có hơn Nga; mà hơn một tỷ dân ở đây còn là thị trường quan trọng với hàng hóa của thế giới. Thâm hiểm hơn, Trung Quốc sử dụng sự giàu có để tăng cường vị thế của mình trong các thể chế phương Tây, từ các trường đại học, ngành công nghiệp giải trí, đến các tổ chức chính trị và kinh doanh. 

Tiền mua được sự hài lòng. Có thể thấy cùng một tập đoàn lớn từng tẩy chay Georgia vì những thay đổi nhỏ với luật bỏ phiếu, hay những công ty đã thẳng thừng rút doanh nghiệp khỏi Nga nhưng đều im lặng trước hành vi vi phạm nhân quyền khủng khiếp của Trung Quốc.

Sức mạnh của văn hóa chia sẻ

Cuối cùng, Ukraine là một quốc gia phương Tây. Khi chúng ta nhìn thấy sự đau khổ của họ, chúng ta nhìn thấy chính mình trong những bộ quần áo của họ, diện mạo thành phố của họ, cấu trúc thể chế chính trị, văn hóa, nhà thờ của họ. Chúng ta chia sẻ các giá trị dân chủ mà họ tán thành và có lẽ cả đặc điểm người Âu của họ (về điều này, tôi hy vọng mình sai).

Ngược lại, Trung Quốc là một nền văn minh phương Đông. Các giá trị văn hóa và chính trị nổi bật của họ hiện nay là phi đạo đức. Người họ trông khác với nhiều người chúng ta. Theo nghĩa này, Trung Quốc “xa lạ” với người phương Tây hơn Ukraine. Do đó, nỗi đau khổ của người dân nước này có lẽ khó đồng cảm hơn (Một lần nữa, tôi hy vọng mình sai trong điều này).

Và đây là điều trớ trêu. Cả Nga và Trung Quốc đều cho thấy những mối nguy hiểm rõ ràng với các giá trị phương Tây. Nhưng trong đó, Nga là mối đe dọa ít nguy hiểm hơn. Nhà độc tài liều lĩnh Putin khao khát kiểm soát Đông và Trung Âu. Nhưng các nhà lãnh đạo máu lạnh của Trung Quốc lại có tham vọng thống trị cả thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chào mừng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp song phương vào ngày 13 tháng 11 năm 2019 tại Brasilia, Brazil. (Ảnh: Mikhail Svetlov / Getty Images)

Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên phản đối hành động tấn công của Nga ít mạnh mẽ hơn. Nhưng nó có nghĩa là chúng ta nên chống lại nguy cơ lớn hơn từ Trung Quốc bằng một chiến lược tương đương “sức mạnh mềm” hiện được huy động để chống lại Nga. Ukraine là cuộc khủng hoảng ngay lúc này, chắc chắn rồi. Nhưng về lâu dài, Trung Quốc gây ra mối nguy hiểm lớn hơn nhiều. Các chính sách của chúng ta trong tương lai cần phải đáp lại thực tế đang bị đe dọa đó.

Tác giả: Wesley J. Smith

Ông là người dẫn chương trình kênh People’s Podcast (Humanize.today), đồng thời là chủ tịch Trung tâm về Chủ nghĩa ngoại lệ của con người thuộc Viện Discovery và là nhà tư vấn cho Hội đồng Quyền lợi Bệnh nhân. Cuốn sách mới nhất của ông là “Culture of Death: The Age of ‘Do Harm’ Medicine” (Văn hóa cái chết: Thời đại của thuốc ‘gây hại ’).

Bài viết thể hiện quan điểm ​​của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x