Vì sao Đức Phật thần thông quảng đại, cũng không thể cứu đệ tử năm xưa?

01/12/21, 11:50 Nhân quả - Luân hồi

Có câu: “Tốt xấu xuất tự một niệm”, trong lòng bạn như thế nào sẽ quyết định cuộc sống của bạn như thế ấy. Đức Phật dù sở hữu đầy đủ uy lực thần thông, nhưng có thể cứu độ một người hay không, còn tùy thuộc vào tâm của họ. 

cầu Phật
Đức Phật cũng không cứu được người không còn Thiện tâm. (Ảnh qua Vandieuhay)

Xin kể một câu chuyện xưa về Đức Phật, đó là vào thời mà Ngài truyền Pháp phổ độ chúng sinh 2500 năm trước.

Một ngày, Đức Phật đang trên đường đi hành khất bỗng nghe thấy một giọng nói rên rỉ, đau khổ văng vẳng bên tai: “Thưa Đức Phật từ bi, xin Ngài hãy cứu độ con thêm một lần nữa.” 

Tiếng nói ấy nghe quen thuộc quá. Đức Phật nhìn về phía phát ra âm thanh, hóa ra âm thanh ấy đến từ địa ngục sâu thăm thẳm. Đức Phật vừa nhìn thì nhận ra đây chính là đệ tử Đề Bà Đạt Đa của mình năm xưa.

Theo kinh điển Phật giáo nguyên thủy, Đề Bà Đạt Đa là kẻ đã phạm vào trọng tội Ngũ Nghịch (Năm tội đại ác không thể tha thứ), phá hoại tăng đoàn, phản bội Phật giáo, có thể nói là một nhân vật phản diện tuyệt đối. Do quả báo của ác nghiệp, Đề Bà Đạt Đa đã chết vì đất rút và bị đánh hạ vào địa ngục, phải chịu khổ hình trong một thời gian vô cùng lâu dài.

Thấy Đức Phật trên cao đang cúi nhìn mình, anh ta mừng rỡ cầu xin: “Đức Phật từ bi, xin Ngài hãy cứu con lần này. Con nhất định sẽ thành tâm sám hối tội lỗi và hứa rằng sẽ không bao giờ làm trái với những lời dạy bảo của Ngài”.

Đức Phật nghe lời cầu khẩn của Đề Bà Đạt Đa, Ngài rơi nước mắt từ bi, im lặng một hồi rồi nói với anh ta: “Đề Bà Đạt Đa, con muốn ta làm gì để có thể cứu được con?”

Đức Phật hiểu rõ rằng, tuy Ngài có thần thông quảng đại, có thể dễ dàng cứu Đề Bà Đạt Đa thoát khỏi địa ngục, nhưng vũ trụ là có quy luật. Bên trong vũ trụ rộng lớn có Pháp tối cao đang kiểm soát và đo lường hết thảy từng hành động, nhất tư nhất niệm của chúng sinh. Pháp có từ bi nhưng cũng có uy nghiêm, bất luận là ai, làm việc gì thì cũng phải tự chịu trách nhiệm với hành động của chính bản thân mình. 

Cầu xin Thần Phật nhưng bản thân không thay đổi, không thực sự hối cải thì dù Đức Phật từ bi cũng không thể làm trái với quy luật vũ trụ. Nếu không, thì Đề Bà Đạt Đa chẳng những không được cứu mà chính Đức Phật cũng sẽ phải chịu sự trừng phạt của Pháp vũ trụ. Nhìn Đề Bà Đạt Đa đang khóc lóc thảm thiết, nếm trải đủ mọi loại cực hình dưới địa ngục, Đức Phật thở dài từ bi nói với Đề Đạt Đa: “Ta sẽ vì con một lần nữa, để ta thử nhìn xem.”

Nói rồi, Đức Phật dùng thiên mục tái hiện những cảnh tượng đời đời kiếp kiếp mà Đề Đạt Đa đã trải qua. Đột nhiên, mắt Đức Phật chợt sáng lên khi nhìn thấy một cảnh tượng: Đề Đạt Đa đang đi trên một con đường hoang vu thì tình cờ phát hiện một con nhện lớn sắp leo lên chân của mình. Lúc này, nếu anh ta bỏ bàn chân xuống, thì con nhện sẽ bị giẫm chết, nhưng anh ta đã co bàn chân lên, vui vẻ nhìn con nhện bò đi. 

Nhìn thấy cảnh này, Đức Phật vui mừng nói: “Tốt lắm, ta sẽ dùng con nhện này để giải cứu con.” Dứt lời, Đức Phật dùng sợi tơ nhện biến hóa thành một sợi dây thừng chắc chắn. 

Đề Đạt Đa lúc này nhìn thấy từ phía ánh sáng trên cao bỗng rơi xuống một sợi dây, anh ta vô cùng mừng rỡ, bất chấp giẫm đạp lên thân thể của những người khác, điên cuồng lao tới túm chặt lấy sợi dây kia. Những người khác trong địa ngục nhìn thấy sợi dây cứu mạng cũng liều mình xô đẩy, chen chúc nhau túm lấy. 

Đề Đạt Đa đang từ từ trèo lên, quay xuống nhìn thì thấy tốp người phía sau đang liều mạng túm lấy sợi dây để trèo lên cùng anh ta, anh ta giận giữ thét lên: “Sợi dây này là của ta, Đức Phật đã thả sợi dây xuống để cứu mạng ta, các người để cho ta đi!” 

Vừa hét lớn, anh ta vừa ra sức dùng chân đạp đổ những người phía dưới. Chứng kiến cảnh tượng này, Đức Phật rơi nước mắt xót thương, trong phút chốc sợi dây thừng đứt, Đức Phật thở dài lặng lẽ bỏ đi.

Đức Phật từ bi nhưng cũng chỉ cứu được người lương thiện

Phật giảng Pháp
Những câu chuyện về cuộc đời truyền Pháp độ nhân của Đức Phật vốn không phải là hư cấu. (Ảnh qua Nhasilk)

Nói về Phật Thích Ca Mâu Ni, trong lịch sử xác thực có nhân vật như vậy, điều này cũng đã được các nhà nghiên cứu hiện đại công nhận. Những câu chuyện về Ngài được người đời sau lưu truyền và cho rằng chỉ là truyền thuyết, nhưng xác thực đều là những chuyện có thật.

Trải qua thời gian lâu dài, trong quá trình lưu truyền có những tình tiết được người kể thêm thắt dẫn đến sự sai lệch so với nguyên gốc ban đầu. Nhưng những câu chuyện thần thoại trong lịch sử có lẽ không hề đơn giản, nhất là nó được lưu truyền đến ngày nay, trong đó ẩn chứa lòng từ bi hồng đại và sự an bài có chủ đích của Sáng Thế Chủ.

Ngày nay, một số người vẫn đi chùa thắp hương lễ Phật, nhưng kỳ thực bản chất đã lệch đi nhiều so với thời xưa. Người xưa thắp hương chủ yếu là để bày tỏ lòng thành kính, hoặc sám hối tội lỗi, mong trở thành người tốt hơn theo lời dạy của các Ngài. Nhưng ngày nay, người bái Phật là để cầu tài, cầu danh, tai qua nạn khỏi… Tuy nhiên Phật gia giảng mọi sự trong xã hội đều có quan hệ nhân duyên, làm điều tốt thì đắc phúc báo, làm điều xấu phải gặp tai ương để hoàn trả nợ nghiệp, làm sao có thể tùy ý thay đổi đây.

Các Đại Giác Giả hạ thế độ nhân đều phải lấy thân người chuyển sinh; đích thân tu luyện đến khi khai ngộ rồi đi giảng Đạo thuyết Pháp, để thế nhân có thể đi theo con đường các Ngài làm mẫu. Hướng con người trở về bản tính thiện lương, dần dần trừ bỏ ham muốn dục vọng, đạt đến tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, độ con người về Thiên quốc tốt đẹp. Đó mới là con đường tốt nhất của sinh mệnh. 

Do nhắm vào đối tượng là nhân loại ở thời kỳ, địa phương khác nhau, có đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nên hình thức diễn đạt của các Ngài cũng khác nhau, tuy nhiên đều có chung một ý nguyện là khuyên con người bỏ ác, hành Thiện, trừ bỏ dục vọng, tu luyện trở về với bản nguyên của sinh mệnh. Vậy nên người nào thực hành theo lời dạy của các Ngài mới có thể được phù hộ giúp đỡ, vượt qua tai họa. Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm. 

Xã hội ngày nay đạo đức trượt dốc nghiêm trọng, tiêu chuẩn hỗn loạn, con người đã đi đến giới hạn cực độ và phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm. (Ảnh qua NTD)

Theo Chánh Kiến

Theo chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x