Vì sao cuộc mít tinh “Thế giới chế tài” tại Hồng Kông lại bị trấn áp giữa chừng?
Ngày 19/1, cuộc biểu tình “Thế giới chế tài” do Đoàn thể dân sự Hồng Kông tổ chức đã được cử hành tại Trung Hoàn. Mặc dù được thông báo không phản đối, nhưng đến hơn 4 giờ chiều, cảnh sát bất ngờ ra lệnh kết thúc cuộc biểu tình, rồi bắn hơi cay để giải tán đám đông, hơn nữa còn chặn và kiểm tra người dân, phóng viên, nghị viên…
Người phát ngôn cho hoạt động lần này là Lưu Dĩnh Khuông nói rằng, ít nhất 150.000 người đã tham gia cuộc biểu tình, nếu không có sự can thiệp của cảnh sát, con số sẽ còn lớn hơn. Gần tối, Lưu Dĩnh Khuông đã bị cảnh sát ở Wan Chai bắt giữ với tội danh kích động công chúng, và vi phạm một điều khoản trong thư thông báo không phản đối.
Nghị viên Hội Lập pháp Hồng Kông Chu Khải Địch nói với VOA rằng, lúc hội nghị bị gián đoạn, ông đang trên bục phát biểu. Ông nói, đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát làm như vậy. “Chúng tôi cho rằng họ đang cố ý giải tán cuộc biểu tình ôn hòa, mục đích là dọa dẫm người dân để không tham gia biểu tình lần sau”.
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ người dân, chặn ngang vô lý một cuộc biểu tình là có 4 nguyên nhân
Thứ nhất, chủ đề của cuộc biểu tình này là “Thế giới chế tài”, lời kêu gọi là: “Lập tức cải cách dân chủ, nếu không thế giới chế tài”. Trên poster của hoạt động còn có dòng chữ “Hồng Kông – Trung Cộng chịu trừng phạt năm 2020”. Lời kêu gọi và cảnh báo này đã đâm nhói vào ĐCSTQ, nếu tất cả các quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt cùng nhau, ĐCSTQ làm sao có thể chịu đựng được?
Hiện tại, Hoa Kỳ đã ban hành “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, đối tượng chịu chế tài rất rộng, từ Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh nguyệt Nga, các quan chức chính phủ cấp cao của Hồng Kông, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông, người chịu trách nhiệm các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao, lực lượng cảnh sát Hồng Kông, cơ quan ngôn luận đại lục Hồng Kông dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ…
Một khi có danh sách trừng phạt, tài sản tại Mỹ của các quan chức phạm tội sẽ bị đóng băng, việc nhập cảnh vào Mỹ của họ sẽ bị hạn chế, thị thực gia đình họ ở Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng. ĐCSTQ không quan tâm đến sự khiển trách về mặt đạo đức, nhưng sợ nhất là sự trừng phạt mang tính thực chất. Vì vậy, động thái lần này có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc tấn công những kẻ độc tài của ĐCSTQ, đó là điểm quan trọng nhất.
Hoạt động “Thế giới chế tài” kêu gọi tất cả các nước trên thế giới cùng nhau chế tài các thế lực Hồng Kông-ĐCSTQ. Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra một tuyên bố vào chiều ngày 19/1, nói rằng một số người biểu tình đã yêu cầu các chính phủ nước ngoài can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông và áp đặt “các biện pháp trừng phạt”, chính phủ đặc khu hết sức đáng tiếc về việc này. Sau đó, cảnh sát đã dùng các thủ đoạn thấp hèn để chấm dứt cuộc biểu tình.
Thứ hai, vào đầu năm mới, 1.03 triệu người Hồng Kông đã diễu hành quy mô lớn, yêu cầu chính phủ đáp ứng 5 yêu cầu chính. Cảnh sát lo lắng kỷ lục 2 triệu người xuống đường phản đối bị phá vỡ, vào lúc 5h30 chiều ngày hôm đó đã cưỡng chế chấm dứt cuộc diễu hành. Lần này, hơn 100.000 người lại đi ra ngoài một lần nữa, cảnh sát Hồng Kông diễn lại trò cũ, chỉ đơn giản muốn làm suy yếu nhuệ khí kháng nghị, làm giảm bớt tình trạng thụ động của chính ĐCSTQ.
Thứ ba, một tuần trước, kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn liên nhiệm bảo vệ chủ quyền, điều này khiến cho ĐCSTQ thậm chí còn đau đầu hơn nữa. Chính sách Hồng Kông và Đài Loan kéo dài hàng thập kỷ của ĐCSTQ đã thất bại hoàn toàn, cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” không thể mê hoặc nhân tâm nữa, sự thâm nhập nhiều mặt của nó cũng bị điều tra kỹ lưỡng. Hồng Kông và Đài Loan đã hợp lực để chống lại sự chuyên chế của ĐCSTQ, và tình hình vô cùng bất lợi với ĐCSTQ.
Thứ tư, hoạt động “Thế giới chế tài” đã được hơn 20 thành phố trên khắp thế giới ủng hộ. Người dân ở Los Angeles, San Francisco, Boston, Toronto, Canada, Vancouver, Melbourne, Úc, Sydney, New Zealand, Christchurch, Châu Âu, London, Paris, Berlin và những nơi khác đã lần lượt tổ chức biểu tình ủng hộ Hồng Kông, hy vọng rằng chính phủ của họ cũng có thể hưởng ứng lời kêu gọi, cùng nhau trừng phạt những kẻ xâm phạm nhân quyền ở Hồng Kông. Lực lượng dân sự này đã tấn công ĐCSTQ từ mọi phía, khiến cho đảng này khiếp sợ.
Ngoại giới nên biết gì về tình hình mới nhất liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông?
Vào chiều ngày 15/1, nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Chu Đình đã có bài phát biểu trước sinh viên đang theo học tại các đại học Nhật Bản thông qua skype. Nguyên nhân là vì, từ tháng 12/2019, Chu Đình đã có kế hoạch đến thăm 5 trường tại Nhật Bản, nhưng đã bị chính quyền cấm xuất cảnh. Các trường công lập và tư lập ở Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Ngoại ngữ Tokyo cũng yêu cầu tòa án Hồng Kông bãi bỏ lệnh cấm đối với Chu Đình, nhưng bị từ chối. Ngoài ra, Hoàng Chi Phong bị cấm đến thăm Đài Loan trong cuộc bầu cử Đài Loan.
Vào ngày 12/1, Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Mỹ, đã bị chính phủ Hồng Kông từ chối nhập cảnh. Ban đầu, ông dự định đến Hồng Kông để tham dự hội nghị báo cáo nhân quyền hàng năm của tổ chức. Kết quả, được thông báo sẽ thay đổi địa điểm tổ chức tại New York. Roth nói trong một email: “Đây là một bằng chứng đáng buồn về tình hình nghiêm trọng của các quyền tự do cơ bản ở Hồng Kông”.
Năm 2019, ĐCSTQ kiểm soát Chính phủ Hồng Kông ngang nhiên đàn áp phong trào phản đối dự luật dẫn độ, dẫn đến sự lên án của quốc tế, tự chuốc họa vào thân. Bước vào năm 2020, ĐCSTQ đối mặt với muôn vàn khó khăn: Dịch tả lợn chưa dứt, viêm phổi Vũ Hán vẫn đang lan rộng, phải nhượng bộ trong hiệp định thương mại Mỹ -Trung, dân số đang già đi, nền kinh tế suy thoái, quan trường hỗn loạn.
Tuy nhiên, ngay cả khi đến con đường cùng, ĐCSTQ vẫn giữ vững thái độ cứng rắn về nhân quyền và các vấn đề dân chủ, tuyệt đối không chấp nhận các giá trị phổ quát. Nó tiếp tục đối địch với dân chủ, tiếp tục dối trá.
Hiện tại, mặc dù người đứng đầu Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông đã được thay đổi, nhưng “tà tính” của ĐCSTQ sẽ không thay đổi, vẫn bạo lực, vẫn áp chế tự do.
Gia Hưng (Theo NTDTV)