Tung Sơn – Thánh địa kết duyên của những người tu luyện

28/09/17, 13:30 Cổ Học Tinh Hoa

Từ xưa đến nay, Tung Sơn luôn được cho là nơi tăng đạo tu hành, cũng là nơi các đế vương trong lịch sử đến đây bái thiên tế địa. Tại Tung Sơn, giữa đỉnh Mặc Nhẫn cao chót vót, chùa Thiếu Lâm siêu thoát cõi trần, kết thánh duyên với Phật Pháp.

Thiếu Lâm Tự tại Tung Sơn chính là nơi quy tụ tăng chúng đông đảo. (Ảnh: Kknews)
Thiếu Lâm Tự tại Tung Sơn chính là nơi quy tụ tăng chúng đông đảo, nói kết duyên với Phật Pháp. (Ảnh: Kknews)

Chùa Thiếu Lâm được xây dựng tại Bắc Ngụy vào năm thứ 19 Thái Hòa (năm 495), là do Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế xây cho tăng nhân Thiên Trúc – Bạt Đà.

Bạt Đà sáu tuổi thì cha mất, từ thuở nhỏ chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau. Sau khi ông quy y Phật môn, đã dũng mãnh tu hành, chịu khổ hơn 20 năm nhưng vẫn không tu thành được chính quả. Bạt Đà vì thế mà khổ não, luôn dày vò bản thân mình.

Lúc ấy, một vị đồng môn đã đắc đạo khuyên bảo ông rằng: “Tu hành cần cơ duyên, đến thời cơ thích hợp, thì ông tự nhiên sẽ có thu hoạch. Ông đặc biệt có duyên với Trung Quốc, vì sao không đến đó tu hành?”.

Sau khi nghe đồng môn khuyên bảo, Bạt Đà rủ thêm một số đồng môn khác quyết định đi du ngoạn các nước. Họ trước tiên đi tới Đế quốc Đông La Mã, sau đó lại dọc theo con đường tơ lụa đi qua Tây Vực, lặn lội đường xa, cuối cùng tới Bình Thành Trung Quốc (ngày nay là Đại Đồng tỉnh Sơn Tây), cũng đúng vào thời kỳ Bắc Ngụy, Phật Pháp thịnh vượng.

Thác Bạt Khuê là vị vua khai quốc của Bắc Ngụy, sau khi lên ngôi đã bắt tay vào xây dựng cung thất, miếu thờ. Ngoại trừ Thác Bạt Đạo đã từng cấm Phật ra, những vị vua của Bắc Ngụy đều rất kính trọng Phật Pháp.

Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế hết lòng tin theo Phật Pháp, đối với tăng nhân Tây Vực đều vô cùng kính trọng. Khi Bạt Đà đến, Hiếu Văn Đế đặc biệt chu cấp tài vật cho Bạt Đà, cũng mở tịnh thất cho ông, để tăng nhân có thể an tâm tĩnh toạ tu luyện.

Lúc ấy ở Bình Thành có một vị phú hào họ Khang, hết lòng tin theo Phật Pháp, hay làm việc thiện. Ông cũng tự mình xây dựng cho Bạt Đà một ngôi chùa nhỏ. Bạt Đà thường ở bên trong chùa này ngồi thiền tĩnh tu.

Một ngày, có đám trẻ nghịch ngợm muốn đến xem tướng mạo kỳ dị của Bạt Đà, liền dòm qua khe cửa nhìn lén Bạt Đà. Không ngờ, bọn trẻ thấy trong phòng có ánh quang “rực rỡ như ánh lửa”, cho rằng đã xảy ra hoả hoạn, vội vàng chạy về báo cáo Khang gia chủ.

Khi mọi người kéo nhau tới cứu hỏa, chỉ thấy Bạt Đà vẫn ở trong phòng tĩnh tâm đả tọa, không có hỏa hoạn. Lúc này, mọi người mới hiểu được Bạt Đà đã tu hành đắc đạo.

Hiếu Văn Đế rất ưa thích nền văn hóa người Hán, ông đã phá bỏ những ràng buộc của tộc Tiên Bi, toàn diện cách tân các tập tục xưa của dân tộc Tiên Bi. Ông đổi họ Thác Bạt của mình thành họ “Nguyên” của dân tộc “Hán”, cũng dời đô từ Bình Thành đến Lạc Dương. Lần dời đô này kéo dài 2 năm.

Trong nhóm người thực hiện việc dời đô cũng có cả Bạt Đà. Sau khi đến Lạc Dương, Hiếu Văn Đế lại tiếp tục xây dựng tự viện cho Bạt Đà, để ông tĩnh toạ tu hành. Nhưng Bạt Đà lại thích ở vùng núi cao, nên đã tới Tung Sơn. Hiếu Văn Đế cũng thuận theo ý nguyện của Bạt Đà, xây cho ông một ngôi chùa trên núi Thiểu Thất tại Tung Sơn.

Năm thứ 19 Thái Hòa, Hiếu Văn Đế lại xây dựng cho Bạt Đà một ngôi chùa ở trong rừng sâu, tọa lạc tại núi Cửu Đỉnh Liên Hoa, đặt tên là “Thiếu Lâm tự”.

Thiếu Lâm tự mới xây xong được chia làm thượng phương và hạ phương (phía trên và phía dưới), tổng cộng có 12 sân nhỏ, sơn thủy hữu tình, vô cùng đẹp và tĩnh mịch. Chúng tăng mộ đạo từ các nơi tìm đến, quy tụ tại chùa Thiếu Lâm, theo Bạt Đà tu hành.

Bạt Đà từng nói với chúng tăng: “Tinh xá Thiếu Lâm này, đặc biệt có thần linh bảo hộ, sẽ không thể bị hủy hại”. Và chùa Thiếu Lâm vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Năm Thái Hòa thứ 20, 3 vị tăng nhân là Bạt Đà, Lặc Na, Lưu Chi đã mở pháp hội trên Phiên Kinh Đài, có mấy ngàn chúng tăng đến nghe Pháp.

Lúc Bạt Đà đang lật kinh thuyết pháp, tại Ngũ Nhũ Phong xuất hiện 5 ánh mây hình hoa sen, một lát sau có trận mưa phùn cùng gió mát thổi qua, giống như trời hạn gặp mưa. Ở đây tăng chúng vui sướng lắng nghe Bạt Đà thuyết pháp. Chúng tăng gọi nơi Bạt Đà lật kinh thuyết pháp là “Cam Lộ Đài”.

Bạt Đà đa tài đa nghệ, rất giỏi hội họa, ông vẽ lại những cảnh tượng mà mình đã chứng kiến khi du ngoạn qua Đế quốc Đông La Mã, những bức họa này được lưu truyền đến tận những năm cuối triều đại nhà Đường.

Đạt Ma từ phía Tây vượt sông bằng một cọng lau

Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dùng một cọng lau vượt sông. (Ảnh: Kknews)
Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dùng một cọng lau vượt sông. (Ảnh: Kknews)

Tuy Bạt Đà là trụ trì đầu tiên của chùa Thiếu Lâm, thu nhận được rất nhiều đệ tử. Nhưng người được xưng là tổ của Thiền Tông tại Thiếu Lâm, lại chính là Đạt Ma.

Đạt Ma là vương tử thứ ba của Hương Chí Đại Vương của nước Nam Thiên Trúc, ông vì hộ quốc mà xuất gia, đi theo Bàn Nhược Đa La học Phật Pháp. Bàn Nhược Đa La là Tổ sư thứ 27 của thiền tông Ấn Độ, ông đắc Pháp từ lúc còn rất trẻ, sau đó cầm bát hoá duyên đến Nam Ấn Độ. Hương Chí Đại Vương kính trọng Phật Pháp, bố thí cho châu báu vô giá, phụng dưỡng Bàn Nhược Đa La.

Bàn Nhược Đa La biết tam vương tử của Hương Chí Đại Vương là người có căn cơ lớn, nên đã thu nhận cậu làm đồ đệ, và đổi tên cậu thành “Đạt Ma”, ý nghĩa là “thống đạt vô lượng”. Đạt Ma sau khi xuất gia, trở thành đệ tử đời thứ 28 của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Khi Đạt Ma còn chưa tới phía Nam triều Lương, cao tăng Lương triều là Chí Công phụng mệnh trông coi tu sửa chùa. Một ngày, Chí Công nói với Linh Quan trụ trì của chùa rằng: “Một vị đại thừa Bồ Tát từ Tây Thiên đã đến, sẽ đi qua nước của chúng ta”.

Sau đó ông nói một lời tiên tri: “Ngưỡng quan lưỡng phiến, đê yêu niệp câu. Cửu ô xạ tẫn, duy hữu nhất đầu. Chí tắc bất cửu, yếu giả tu đao. Phùng long bất trụ, quá thủy tắc đào”. Linh Quan không hiểu nghĩa, liền lấy giấy bút ghi lại, để sau này tìm hiểu.

>>> Vượt sông bằng một cọng lau – Kỳ tích của người tu luyện thời cổ đại

Năm thứ 8 Phổ Thông triều Lương (năm 527), Đạt Ma từ biển Đông đến Quảng Châu. Thích sứ Tiêu Ngang đích thân ra nghênh đón và bẩm báo lên Lương Vũ Đế. Ngày 01/10, Đạt Ma đến thành đô Kiến Khang của Lương triều (nay là Giang Tô, Nam Kinh). Lương Vũ Đế tự mình đánh xe nghênh đón, rồi mời Đạt Ma tới đại điện, thịnh tình tiếp đãi.

Lương Vũ Đế từ sau khi đăng cơ đã cho xây dựng rất nhiều chùa chiền, sao chép kinh Phật, cho rằng đây là công đức lớn nhất. Không ngờ, Đạt Ma lại nói như vậy không phải công đức thực sự. Lương Vũ Đế khó lòng chấp nhận, trong tâm không vui phẩy tay áo bỏ đi. Đạt Ma cho là không có cơ duyên, dùng một cọng cỏ lau vượt sông tiến vào nước Ngụy.

Đạt Ma ở trong một động đá trên đỉnh núi Ngũ Nhũ Phong, một mình quay mặt vào vách tu hành 9 năm. (Ảnh: Kknews)
Đạt Ma ở trong một động đá trên đỉnh núi Ngũ Nhũ Phong, một mình quay mặt vào vách tu hành 9 năm. (Ảnh: Kknews)

Lời tiên tri mà trước đó mà Linh Quan ghi lại, sau khi sự tình xảy ra mới hiểu, nguyên lai Chí Công nói “Ngưỡng quan lưỡng phiến” là chỉ Lương Vũ Đế; “Đê yêu niệp câu. Cửu ô xạ tận, duy hữu nhất đầu” ý là nói Đạt Ma đến vào ngày 01/10. “Phùng Long bất trụ, qua thủy tắc đào” nói là Đạt Ma không hợp với tâm ý của Lương Vũ Đế, nên vượt sông ra đi.

Đạt Ma sau khi vào nước Ngụy, đã lên Tung Sơn. Ông ở trong một động đá trên đỉnh Ngũ Nhũ Phong, một mình quay mặt vào vách tu hành 9 năm.

Theo Tự Chí từng nói, Ngũ Nhũ Phong nằm ở phía Bắc của dãy núi Thiểu Thất, 5 đỉnh núi nối nhau kéo dài hơn 10 dặm, nhìn từ xa, giống như phượng hoàng giang hai cánh, đỉnh núi rất tròn, giống như mũ vành tròn của tăng nhân, vì thế nên được gọi là thánh địa Phật gia.

Đạt Ma quay mặt vào vách 9 năm, trên thành động còn in lại dấu thân người của ông. Từ đó, “quay mặt vào vách đá” đã trở thành một truyền kỳ cho đời sau. Người ta cho rằng, khi Đạt Ma dùng một cọng cỏ lau vượt sông là lúc ông đã chứng ngộ được pháp lý, nhưng bởi vì sứ mạng của ông không phải là viết văn tự quy củ.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x