Truyền thuyết dân gian: Chuyện tình nàng Lộng Ngọc

10/11/15, 11:52 Cổ Học Tinh Hoa

Trong dòng sông dài lịch sử, vô số câu chuyện đã được lưu giữ lại, truyền lại từ đời đời. Phảng phất đâu đó là hiện thực cuộc sống, những câu chuyện này mang đến một bức tranh thế giới cổ xưa làm say đắm lòng người.

nguoi con gai thoi sao

Thời Xuân Thu, Tần Mục Công nước Tần có một cô con gái; lúc cô bé mới được sinh ra, có người đem dâng Tần Mục Công một viên đá ngọc bích, ông sai thợ đẽo dũa đi, thành một viên ngọc xanh biếc trông rất đẹp.

Ðến hôm con gái Mục Công tròn 1 tuổi, trong cung bày bàn tiệc tổ chức ngày lễ “chọn đồ vật đoán tương lai” cho cô bé. Đây là một tập tục của người xưa, đến ngày tròn 1 tuổi, cha mẹ sẽ bày lên một cái đĩa bao gồm các đồ vật để con tự do lựa chọn theo sở thích của mình. Lúc này, người con gái nhặt ngay viên ngọc, rồi ngắm nghía mãi, bởi vậy Mục công đặt tên cho con là Lộng Ngọc.

Lộng Ngọc lớn lên, nhan sắc tuyệt trần, lại sẵn tính thông minh trời ban, rất có tài thổi sáo, không cần học ai cả, mà tự thành âm điệu, hơn nữa nàng không cứng nhắc theo chỉ dạy của nhạc sỹ, mà tự thả hồn theo âm nhạc, tiếng sáo nghe rất tuyệt diệu. Mục công sai thợ làm một cái sáo bằng ngọc để cho nàng thổi.  Nàng thổi cái sáo ấy, tiếng trong như tiếng chim phượng.

Mục Công rất yêu quý con gái, lại lập một cái lầu cho nàng ở, đặt tên là “Phượng lâu”, trước lầu có xây một cái đài cao gọi là “Phượng đài”. Năm Lộng Ngọc mười lăm tuổi, Tần Mục công muốn kén rễ cho nàng, Lộng Ngọc nói với cha rằng:

“Con muốn tìm người có tài thổi sáo và có thể họa xướng cùng với con, khi đó con sẵn lòng lấy người ấy làm chồng, còn không thì con cũng chẳng thiết tha gì”.  

Mục Công sai người đi tìm nhưng chẳng được một người nào vừa ý. Một hôm, Lộng Ngọc ở trên lầu cuốn rèm lên ngắm cảnh, thấy trời tạnh mây trong, trăng sáng như gương, nàng gọi thị nữ đốt lên một nén hương, rồi đi lấy cái sáo bằng ngọc bích, đến bên cửa sổ mà thổi. Tiếng sáo véo von vọng lên vòm trời, gió hây hây thổi, bỗng nghe như có người họa lại, khi gần khi xa. Lộng Ngọc không khỏi băng khoăn, bèn ngừng lại không thổi nữa, cố ý để nghe xem sao. Tiếng họa bỗng im đi, nhưng dư âm còn vang vọng không dứt.

Lộng Ngọc bâng khuâng trước gió, như một ngưới vừa đánh mất vật gì. Chốc đã nửa đêm, trăng xế hương tàn, nàng đem ống sáo để trên đầu giường, gắng gượng đi nằm. Nàng đang thiêm thiếp, bỗng thấy về phía tây nam trên trời, cửa mở rộng ra, hào quang ngũ sắc, rực rỡ như ban ngày, có một chàng trai trẻ tuổi, mũ lông áo hạc, cưỡi con chim phượng ở trên trời xuống, đứng trước Phượng đài bảo nàng rằng:

“Ta đây làm chủ ở núi Họa Sơn, Ngọc Hoàng thượng đế cho ta kết duyên với nàng, đến ngày trung thu này thì đôi ta gặp nhau, ấy là duyên số định sẵn như vậy!”

Chàng trai trẻ tuổi ấy nói xong, lấy tay cởi bỏ ống ngọc tiêu đeo bên hông xuống, rồi đứng dựa lan can mà thổi. Con chim phượng đứng bên, cũng vươn cánh ra, vừa kêu vừa múa.

Tiếng phượng cùng với tiếng ngọc tiêu xướng họa, cùng nhịp với nhau như một, theo điệu cung thương, nghe rất êm ái.  Lộng Ngọc mê mẩn tâm hồn, hỏi rằng: “Ca khúc này là gì?”

  Chàng trai trẻ tuổi ấy nói: “Đây là khúc ‘Họa Sơn Ngâm’ đó!”

 Lộng Ngọc lại hỏi: “Ca khúc này có học đưọc không?”

  Chàng trai ấy nói: “Khi ta đã kết duyên với nàng rồi thì khó gì mà ta không dạy nàng được”.  

Chàng trai trẻ tuổi ấy đến gần trước mặt, cầm lấy tay của Lộng Ngọc; Nàng giật mình tỉng dậy, thì ra một giấc chiêm bao. Sáng hôm sau, Lộng Ngọc thuật lại chuyện chiêm bao cho Mục Công nghe. Mục công sai Mạnh Minh cứ theo như hình tượng người trong mộng mà đến dò tìm ở núi Họa Sơn. Người nông phu ở đấy trỏ lên núi mà bảo Mạnh Minh rằng:

“Hôm rằm tháng bảy mới rồi, có một người lạ mặt, đến làm nhà ở trên núi này, ngày nào cũng xuống mua rượu uống, đến buổi chiều lại thổi chơi khúc ngọc tiêu, ai nghe cũng lấy làm thích lắm, không rõ là người ở đâu”.

Mạnh Minh lên núi, quả nhiên thấy có một người mũ lông áo bạc, trông như một vị thần tiên. Mạnh Minh biết là không phải người thường, mới đến trước mặt vái chào, mà hỏi họ tên người ấy. Người ấy nói:

“Tôi họ Tiêu, tên Sử, chẳng hay ngài là ai? Ðến đây có việc gì?”

 Mạnh Minh nói:

“Tôi là đại thần nước này, tên gọi Mạnh Minh. Chúa công tôi có một người con gái yêu, còn đang kén chồng. Người con gái chúa công tôi, tài thổi sáo, muốn tìm một người như thế nữa mà kết duyên, nay nghe ngài am hiểu âm nhạc, vậy chúa công sai tôi đến đón!”

Tiêu Sử nói: “Tôi không có tài cán gì, chỉ gọi là có biết đôi chút về nhạc điệu mà thôi, tôi đâu dám vâng mệnh”.  

Mạnh Minh nói: “Xin ngài cứ đi cùng tôi xuống yết kiến chúa công”.  

Khi về đến kinh thành, Mạnh Minh vào tâu Mục Công trước, rồi sau đưa Tiêu Sử vào. Mục Công ngồi ở trên Phượng đài, Tiêu Sử sụp lạy mà tâu rằng: Chúng thần ở nơi dân giã chưa biết lễ nghi, có điều gì sơ suất, xin chúa công miễn thứ cho”.  

Mục Công thấy Tiêu Sử dung mạo thanh tú, không phải là người thường, trong lòng đã có mấy phần vui vẻ, mới cho ngồi ở bên cạnh mà nói rằng: “Ta nghe nhà ngươi có tài thổi tiêu, chắc là cũng tài thổi cả sáo nữa!”

Tiêu Sử nói: “Thần chỉ biết thổi tiêu, không biết thổi sáo”.  

Mục công nói: “Ta định tìm một người có tài thổi sáo, nếu chỉ biết thổi tiêu thì không sánh đôi với con ta được!”

Tần Mục công nói xong, bảo Mạnh Minh đưa Tiêu Sử đi ra. Lộng Ngọc sai nội thị tâu với Mục Công rằng:

“Tiêu với sáo cũng là một loài, người ta đã có tài thổi ống tiêu thì sao chúa công không bảo dạo chơi một khúc để cho người ta được phô tài”.  

Mục Công lấy làm có lý, bèn bảo Tiêu Sử thổi tiêu. Tiêu Sử mới dạo một khúc thì thấy có gió mát hây hây; thổi đến khúc thứ hai thì mây che bốn mặt, đến khúc thứ ba thì có đôi hạc trắng múa lượn trên không, lại có mấy đôi khổng tước bay về, và các giống chim kêu ríu rít; một lúc lâu rồi mới tan đi. Mục Công rất lấy làm hài lòng.

Bấy giờ Lộng Ngọc đứng ở trong rèm trông thấy, cũng bằng lòng mà nói rằng: “Người ấy thật xứng làm chồng ta!”

 Mục Công  lại hỏi Tiêu Sử rằng: “Nhà ngươi biết sáo và tiêu làm ra từ đời nào không?”

 Mục Công nói: “Nhà ngươi hãy thử kể rõ nguồn gốc cho ta nghe”.  

 Tiêu Sử tâu rằng:

“Kỹ năng của thần là ở ống tiêu, vậy thần xin kể nguyên lai của ống tiêu: Ngày xưa vua Phục Hi ghép trúc làm ống tiêu, chế theo hình chim phượng, tiếng thổi cũng giống tiếng chim phượng. Thứ lớn gọi là nhã tiêu, ghép liền hai mươi ba ống, dài một thước bốn tấc, thứ nhỏ gọi là tụng tiêu, ghép liền mười sáu ống, dài hai thước một tấc. Cả hai thứ gọi chung một tiếng là tiêu quản, còn thứ không có đáy thì là đồng tiêu.

Về sau vua Hoàng Ðế sai Linh Luân lấy trúc ở Côn Khê, chế làm ống địch, ống địch có bảy lỗ, cầm ngang mà thổi, cũng giống tiếng chim phượng, trông giản dị lắm! Người đời sau thấy tiêu quản nhiều ống quá, mới chỉ dùng một ống địch rồi cầm mà thổi dọc. Thứ dài gọi là tiêu, thứ ngắn gọi là địch, bởi vậy ống tiêu đời nay, không phải như ống tiêu đời xưa”.  

 Mục Công lại hỏi: “Sao nhà ngươi thổi ống tiêu mà lại có giống chim bay đến?”

 Tiêu Sử nói:

“Ống tiêu dẫu mỗi đời một khác, nhưng tiếng thổi bao giờ cũng vẫn giống tiếng chim phượng. Chim phượng là dẫn đầu các giống chim, bởi vậy các giống chim nghe tiếng phượng, đều kéo nhau đến cả. Ngày xưa vua Thuấn chế ra khúc “Tiêu Thiều” mà chim phượng còn hay bay đến, huống chi là các giống chim khác!”

Tiêu Sử ứng đối trôi như nước chảy, tiếng nói lại sang sảng. Mục Công càng thấy bằng lòng lắm, bảo Tiêu Sử rằng:

“Ta có một người con gái, tên gọi Lộng Ngọc, cũng có biết âm nhạc, không muốn gã cho người ngu ngốc, vậy xin cùng với nhà ngươi kết duyên”.  

 Tiêu Sử nghe nói, nghiêm nét mặt lại, rồi sụp lạy hai lạy mà từ chối rằng:

“Thần vốn là người thôn giã, có đâu dám sánh với bậc tôn quý!”

 Mục Công nói:

“Con gái ta vốn có lời thề nguyện, có chọn được người nào tài thổi sáo thì mới lấy làm chồng.  Nay nhà ngươi mới thổi tiêu mà lại cảm động được đến trời đất và muôn vật, như vậy thì lại hơn người thổi sáo nhiều lắm. Vả lại con gái ta khi trước đã có điềm mộng, ngày nay lại chính là tiết trung thu rằm tháng tám, duyên trời định sẵn, nhà ngươi chớ nên chối từ”.  

 Tiêu Sử lạy tạ. Mục Công sai quan thái sử chọn ngày để làm lễ cưới. Quan thái sử nói:

“Hôm nay là ngày trung thu, trăng vừa tròn bóng, xin chúa công cho làm lễ cưới, để hợp cái nghĩa ân ái vẹn tròn”.  

Tần Mục Công truyền cho Tiêu Sử tắm gội, thay mũ áo mới, rồi sai người đưa đến Phượng lâu, để cùng với Lộng Ngọc kết duyên. Ngày hôm sau, Tần Mục Công phong cho Tiêu Sử làm trung đại phu. Tiêu Sử dẫu làm trung đại phu, nhưng không dự gì đến quyền chính cả, ngày nào cũng vui chơi ở chốn Phượng lâu, lại không ăn cơm, chỉ thỉnh thoảng uống mấy chén rượu mà thôi. Lộng Ngọc học được thần thái của Tiêu Sử, cũng không ăn cơm.

Tiêu Sử lại dạy nàng thổi ống tiêu. Vợ chồng ở với nhau chừng được nửa năm thì một đêm, bóng trăng vằng vặc, hai vợ chồng đem ống tiêu ra thổi, bỗng thấy một con phượng xuống đậu ở bên tả, và một con rồng xuống phục ở bên hữu.

 Tiêu Sử bảo Lộng Ngọc rằng:

“Ta vốn là người tiên trên trời, Ngọc Hoàng thượng đế thấy sử sách ở trần gian, nhiều chỗ tán loạn, vậy nên giáng sinh ta xuống làm họ Tiêu nhà Chu để sửa sang lại. Người nhà Chu thấy ta có công về sử sách, mới gọi là Tiêu Sử, đến nay đã hơn trăm năm rồi. Ngọc Hoàng thượng đế cho ta làm chủ ở núi Họa Sơn. Vì ta cùng nàng có tiền duyên với nhau, nhưng không nên ở mãi chốn trần gian này. Nay rồng cùng phượng đã đến đón ở đây, chúng ta nên cùng đi”.  

 Lộng Ngọc toan vào từ biệt với cha. Tiêu Sử can rằng: “Không nên ! Ðã là thần tiên thì chớ nên quyến luyến chút tình riêng!”

 Bấy giờ Tiêu Sử cưỡi con rồng, Lộng Ngọc cưỡi con Phượng cùng bay lên trời.  Ngày hôm sau, nội thị vào báo với Mục Công.  Mục Công thở dài mà than rằng:

“Giả sử bây giờ rồng phượng đến đón ta thì ta cũng chẳng thiết gì ngôi vị nữa !”

 Mục công liền sai người đến núi Họa Sơn để tìm, nhưng chẳng thấy Tiêu Sử đâu cả, mới truyền lập đền thờ, gọi là đền Tiêu Nữ. Mục công bấy giờ chán việc chiến tranh, giao hết quốc chính cho Mạnh Minh, rồi ngày nào cũng ham mê đường tu luyện. Chẳng bao lâu, công tôn chỉ cũng mất, Mạnh Minh tiến dẫn ba con Tử Xa Thị là Yêm Tức, Trọng Hàng và Kiểm Hồ, Mục Công đều cho làm quan đại phu.

Một hôm, Mục công ngồi ở trên Phượng đài, ngắm cảnh trăng sáng, lại nhớ đến Lộng Ngọc, bỗng chợp mắt ngủ đi, trông thấy Tiêu Sử và Lộng Ngọc đem một con phượng đến đón. Mục Công cưỡi phượng lên chơi cung trăng, khí lạnh buốt vào tận xương. Ðến lúc tỉnh dậy, liền bị bệnh cảm hàn, sau mấy ngày thì tạ thế. Ai cũng cho là Tần Mục Công đã đắc đạo thành tiên.

 Dịch từ soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x