Truyền thông Anh: Gia tộc Thủ tướng Boris Johnson là bạn thân của ĐCSTQ
Gần đây, thủ tướng Anh – Boris Johnson đã nói tại một sự kiện mừng năm mới của Trung Quốc rằng: Ông ấy là một “người đam mê ủng hộ Trung Quốc”. Tuy nhiên, những thành viên phe bảo thủ ở ghế sau Quốc hội Anh lại rất muốn kết thúc “thời kỳ hoàng kim” quan hệ giữa Anh-Trung này, lý do là các vấn đề an ninh quốc gia và bê bối nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.
Ngày 28/2, theo báo cáo tờ Sunday Times của Anh, những người ủng hộ hợp tác Anh-Trung sẽ rất vui khi biết rằng cha của Johnson và một trong những người anh em cùng cha khác mẹ của ông đứng về lập trường phía họ.
Stanley Johnson (cha của Boris Johnson) – 80 tuổi, có “thiên vị đối với Trung Quốc”. Ông cho rằng: “Giờ phút này điều quan trọng nhất là chúng ta phải nói chuyện trực tiếp với nhau”, đặc biệt là trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) năm 2021.” “Đây là một quốc gia lớn, nếu Trung Quốc không thể đạt được [chỉ số khí thải bằng 0] trước năm 2050, thì thật khó để thấy thế giới có thể làm được điều đó.”
Max Johnson – 36 tuổi, là con út trong số 6 người con của Stanley, ông là con của Stanley Johnson và người vợ thứ hai, là một doanh nhân sống ở Hồng Kông. Ông nóng lòng muốn thúc đẩy Công nghệ và đầu tư của Trung Quốc cũng như các vấn đề xanh. Ông nói rằng, sự mập mờ trong mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc “tạo thành do dự, nghĩa là mọi người không nhất định sẽ đầu tư”, ông cho rằng nhận định nhân quyền là “vấn đề quan trọng duy nhất”, là một “quan điểm cấp tiến, phi lý và điên rồ”.
Cả hai người này đều bị trói buộc bởi một quan niệm rằng: Trung Quốc quá lớn để có thể bị phớt lờ. Trong những năm gần đây, họ đã sử dụng các kênh ngoại giao để thúc đẩy hợp tác giữa London và Bắc Kinh. Họ công khai thông tin này nhằm đối kháng lại làn sóng tẩy chay Trung Quốc trong cộng đồng dân chúng.
Câu chuyện về mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ giữa gia đình Johnson và quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu vào năm 1975, khi Stanley đến thăm Trung Quốc với tư cách là một thành viên của phái đoàn EU. Ông nói: “Mao Trạch Đông là bậc thầy. Tứ Nhân Bang đang cầm quyền. Từ đó trở đi, tôi thường xuyên lui tới (Trung Quốc).”
Năm năm sau, Stanley viết một cuốn sách về Trung Quốc có tên The Doomsday Deposit, cuốn sách này dựa trên trí tưởng tượng về việc phát hiện ra một kho nhiên liệu hạt nhân ở Mãn Châu (Quan Đông). Người nào kiểm soát được trữ lượng này thì người đó có thể kiểm soát thế giới.
Vào thời điểm đó, nhà văn, nhà hoạt động môi trường đồng thời là cựu thành viên Nghị viện Châu Âu Stanley cho biết: Mối quan tâm hiện tại của ông đối với Trung Quốc không phải là quy tắc toàn cầu mà đó là hợp tác quốc tế, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.
Năm 2009, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Đa dạng sinh học (COP15) tại thành phố Tây Nam, Côn Minh, với mục đích thiết lập các mục tiêu ngăn chặn hoặc xoay chuyển tình trạng mất đa dạng sinh học.
Ông nói: “Tôi biết, đứng về khía cạnh những người Duy Ngô Nhĩ mà nói thì xác thực có một số vấn đề. Thu hút sự chú ý của mọi người là đúng, tuy nhiên, Trung Quốc là chủ nhà của Côn Minh (COP15). Và Scotland vẫn là một phần của Vương quốc Anh. Vì vậy, điều quan trọng là Trung Quốc và Anh (người đứng ra tổ chức COP26) phải nói chuyện cặn kẽ với nhau là điều rất trọng yếu”.
Đối với Stanley, ưu tiên hàng đầu là để Trung Quốc ký vào mục tiêu quốc tế có chỉ số khí thải bằng 0 vào năm 2050. Ông ấy cũng góp phần vào cuộc tiếp xúc này, cụ thể Stanley đã có các cuộc hội đàm sâu rộng với đại sứ sắp mãn nhiệm của Trung Quốc Lưu Hiểu Minh, xúc tiến cuộc gặp và tham gia sự kiện chia tay Zoom được tổ chức cho ông ấy.
Stanley kể lại rằng, vào tháng 2/2021, ông và một người bạn từng điều hành Hiệp hội Bảo vệ các loài chim Hoàng gia đã đến gặp “quý ông cao to lịch lãm (Lưu Hiểu Minh)” này. Cả ba trò chuyện về các bãi bùn của Trung Quốc, “Chúng tôi đang ngồi trên những chiếc ghế lộng lẫy, nói về khả năng đất hấp thụ carbon. Chúng tôi đã hát bài hát của Flanders and Swann: Bùn và vinh quang, không có gì phù hợp hơn”.
Trong chuyến thăm đầu tiên của Stanley đến Trung Quốc thì Max chưa được sinh ra, mặc dù mối quan hệ của ông với Trung Quốc có thể nói là sâu sắc hơn. Giống như anh trai của mình, ông tốt nghiệp Đại học Oxford và là người Anh đầu tiên theo học MBA tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Bạn học cùng trường của ông còn có Tập Cận Bình.
Tại Hồng Kông, ông làm việc tại Goldman Sachs, tư vấn cho các công ty Anh về đầu tư trong khu vực. Ông hợp tác với hiệp hội văn hóa nước Anh và sẽ sớm trở thành “quan sát viên” của hiệp hội mậu dịch Anh-Trung, điều này đã tạo điều kiện cho các nhà ngoại giao và doanh nhân hai nước tiếp xúc nhiều hơn.
Đối với hiện trạng quan hệ giữa hai nước, Max có thái độ rõ ràng, “Chúng tôi đã thay đổi từ một quan điểm cực kỳ lạc quan sang một mối quan hệ mơ hồ hơn. Và câu hỏi tiếp theo là, hướng đi của nó là gì? Tôi nghĩ chính sự mơ hồ kiểu này cần được làm rõ.”
“Chúng ta cần thiết lập mối quan hệ nhiều mặt với một quốc gia. Mối quan hệ này dựa trên nền tảng chính trị và kinh tế, cũng như nhân quyền và giao lưu văn hóa”.
Max không hề thỏa hiệp với các nhóm do đảng bảo thủ lãnh đạo trong Quốc hội Anh, ví như Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc do Tom Tugendhat lãnh đạo, và Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về chính sách Trung Quốc. Ông nói: “Tôi nhìn vào tương lai – tôi nghĩ từ một góc độ dài hạn hơn. Và bạn biết đấy, Quốc hội Anh có một số phe phái phi lý. Thành thật mà nói, [những phe phái này] toàn suy nghĩ trong ngắn hạn, và có thể đang cố gắng hết sức để gây bất ổn.”
Marx hỏi, “Có bao nhiêu người trong số họ đã thực sự đến Trung Quốc, hoặc là, đã biết, đã từng sống ở đó một thời gian?”
Khi được hỏi về vi phạm nhân quyền, ông ta rất thẳng thắn: “Hong Kong là một phần của Trung Quốc … Tôi nghĩ điều này luôn khiến mọi người khó hiểu, và nó đã gây ra một phản ứng cảm xúc nhất định.”
Max cũng có một giọng điệu tương tự về vấn đề Duy Ngô Nhĩ và tuyên bố rằng, ông “không thể nói” liệu việc lên án những gì đang xảy ra ở Trung Quốc của phái chủ chiến là đúng hay sai.
Vương quốc Anh có thể đã bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ nguội lạnh với Trung Quốc, bao gồm cả quyết định loại bỏ dần việc sử dụng các bộ công cụ Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của Anh vào năm 2027.
Trong tương lai gần, quan hệ Anh – Trung sẽ mở ra rất nhiều thời điểm mấu chốt. Trước khi kết thúc kỳ họp này, các thành viên Quốc hội sẽ một lần nữa bỏ phiếu về việc có nên chặn các giao dịch thương mại với các quốc gia bị cho là có tội ác diệt chủng hay không – một biện pháp hoàn toàn nhằm vào Trung Quốc.
Sau đó, vào tháng 11, Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 sẽ được tổ chức tại Glasgow, bất luận là mục tiêu nào thì đều cần có Trung Quốc hợp tác thì mới có ý nghĩa.
Sau đó, quan điểm của Stanley và Max-Johnson rất rõ ràng, đó là: Mặc dù giữa Bắc Kinh và London đang căng thẳng, nhưng sự hợp tác trong vài năm tới là cần thiết. Điều này đã đi chệch hướng rất nhiều khỏi trọng tâm của đảng bảo thủ và phái chủ chiến.
Như Johnson tại Văn phòng Thủ tướng ở Phố Downing đã nói vào năm 2020: “Tôi là một người ủng hộ Trung Quốc, và tôi tin rằng chúng ta phải tiếp tục hợp tác với cường quốc đang trỗi dậy này—Về biến đổi khí hậu hoặc thương mại hoặc bất cứ vấn đề nào.”
Tử Vi
Theo secretchina.com