Trương Trọng Cảnh, Danh Y Trung Hoa Cổ Đại

21/12/13, 00:04 Cổ Học Tinh Hoa

Trương Trọng Cảnh (150-219 SCN) là một thầy thuốc nổi tiếng thời Đông Hán. Tác phẩm của ông, thương hàn tạp bệnh luận là cuốn sách y học lâm sàng lâu đời nhất trong lịch sử y học, với lời giải thích hoàn chỉnh về “nguyên lý y học cổ truyền trung hoa, phương pháp chuẩn đoán và điều trị, những bài thuốc và thảo dược”. Vào thời nhà Tống, Thương hàn tạp bệnh luận được biên soạn lại thành hai cuốn tên là Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược. Trương Trọng Cảnh là một lương y có nhân cách cao quý và trái tim nhân từ.

Ông Tổ Của Các Bài Thuốc

Trương Trọng Cảnh siêng học và hay suy nghĩ từ thuở bé. Chưa lên 10, ông đã đọc nhiều sách về y thuật. Thầy ông, Trương Bá Tổ, là một thầy thuốc Trung hoa danh tiếng thời đó.

Sau hàng chục năm miệt mài, Trương Trọng Cảnh đã viết tổng cộng 16 phần của cuốn thương hàn tạp bệnh luận, một tài liệu y thuật dựa trên kinh nghiệm cá nhân và một lượng lớn những tri thức mà ông tập hợp được. Sách trình bày chi tiết có hệ thống những nguyên nhân, cơ chế bệnh lý, cũng như nguyên tắc điều trị, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển các khoa lâm sàng trong tương lai

Những thang thuốc trong thương hàn tạp bệnh luận, chẳng hạn như Ma Hoàng Thang, Quế Chi Thang, Sài Hồ Thang, Bạch Hổ Thang, Thanh Long Thang, Ma Hạch Thạch Cam Thang, qua hàng ngàn năm kiểm nghiệm trên lâm sàng được chứng thật là có hiệu quả cao. Chúng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các bài thuốc Trung Hoa. Sau đó, Hoa Đà, một danh y nhà Hán đọc thương hàn tạp bệnh luận, khen rằng “một cuốn sách có thể cứu người thần kỳ”.  Thương hàn tạp bệnh luận được coi là “ông tổ của các bài thuốc”

Vọng Chẩn Như Thần

Có một lần Trương Trọng Cảnh đến Lạc Dương hành nghề, ông gặp Vương Sán, một trong “Kiến An thất tử” trong lịch sử văn học Trung Hoa và phát hiện ra căn bệnh tiềm tàng ẩn trong thân thể ông ta. Một ngày ông nói với Vương Sán rằng “Ông đã mắc bệnh và nên điều trị sớm nhất có thể; nếu không, lông mày sẽ rụng vào tuổi tứ tuần và ông sẽ chết. Bây giờ nếu ông dùng Ngũ Thạch Thang thì có thể cứu vãn”.  Tuy nhiên, Vương Sán không tin lời Tương Trọng Cảnh, 20 năm sau lông mày ông ta từ từ rơi rụng, rồi sau nửa năm thì qua đời

Tấm Lòng Nhân Từ

Truyền rằng khi Trương Trọng Cảnh 50 tuổi làm Thái Thú ở Trường Sa, ông rất chú trọng vào thực tiễn lâm sàng và tâm niệm cứu chữa cho bá tánh dù ở bất kỳ nơi đâu. Mỗi tháng ông định ra 2 ngày mùng một và mười lăm, mở rộng nha môn, không hỏi việc quốc gia, để thăm bệnh cho người dân

Nguồn Gốc Của Há Cảo

Há cảo là món ăn truyền thống được ưa thích của người Trung Hoa. Bạn có biết nguồn gốc của nó không?

Sau khi cáo lão hồi hương, Trương Trọng Cảnh rời Trường Sa về quê. Bên bờ sông Bạch Hà ở quê nhà, ông thấy bách tính vừa đói vừa nhiễm hàn (lạnh), đến cả tai cũng bị hoại tử vì rét. Ông cho dựng một chiếc lều trên mảnh đất trống tại Nam Dương, Đông Quan. Sau đó đặt một cái vạc và bắt đầu phát thuốc cho người nghèo vào ngày Đông Chí. Phương thuốc của Trương Trọng Cảnh có tên là “Khư hàn kiều nhĩ thang” (canh xua lạnh). Công thức làm bao gồm thịt dê, ớt, cùng một vài thảo dược có tác dụng trừ hàn, đem thái nhỏ cho vào ninh nhừ. Rồi đặt vào bột nhão và nặn thành hình cái tai, cho vào nồi nấu chín sau đó phân phát cho bệnh nhân. Mỗi người được phân phát 2 bánh hình tai (há cảo) cùng một chén canh. Những người uống canh sau đó toàn thân ấm lên, máu lưu thông, hai tai cũng ấm trở lại, một thời gian sau bệnh nhân bị bỏng lạnh tai cũng được chữa khỏi. Trương Trọng Cảnh tiếp tục phân phát canh cho tới 30 tết. Đến ngày đầu năm mới, mọi người không chỉ mừng năm mới mà còn mừng cho tai đã được chữa lành. Họ làm thức ăn mừng năm mới hình cái tai và gọi là Há Cảo, để ghi nhớ thời gian Trương Trọng Cảnh dựng lều và chữa cho bệnh nhân.

Trương Trọng Cảnh không chỉ là thầy thuốc Trung Hoa nổi tiếng, mà còn là người có y đức cao thượng, cứu người không kể giàu nghèo. Những bậc danh y thời cổ đại, họ không màng danh lợi, lập chí cứu người, không tham quan tước hay vinh hoa phú quý. Nơi nơi đều lưu lại dấu chân, họ không từ khó khăn, nhọc nhằn, bôn ba thiên sơn vạn thủy, mặc dù không có áo gấm ngọc thực, nhưng lại an ổn nơi thanh nhàn (bần), lấy việc cứu giúp người làm điều vui.

(Theo Chinagaze)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x