Trung Quốc: Núi lửa “thức giấc” sau 500.000 năm ngủ yên?

20/06/20, 19:44 Trung Quốc

Khám phá hai khoang núi lửa chứa đầy magma dưới núi lửa Wei tại tỉnh Hắc Long Giang, gần biên giới Nga và Triều Tiên mới đây khiến các nhà nghiên cứu Trung Quốc rất bất ngờ, vì núi lửa này được coi như vĩnh viễn ngưng hoạt động sau 500.000 năm không phun trào.

Trung Quốc: Núi lửa “thức giấc” sau 500.000 năm ngủ yên? (Ảnh: Strangesounds)

Theo SCMP, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hai khoang chứa đầy magma bên dưới núi lửa Wei ở tỉnh Hắc Long Giang, gần biên giới với Nga và Triều Tiên. Đây là khám phá bất ngờ với các nhà khoa học, vì núi lửa Wei đã ngủ yên kể từ lần phun trào cuối cùng cách đây 500.000 năm, và nó đã được coi là ngừng hoạt động vĩnh viễn.

Nhà địa vật lý Trương Hải Giang (Zhang Haijiang) và các cộng sự thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã trực tiếp đi đến khoảng 100 khu vực quanh núi lửa Wei để nghiên cứu. 

Núi Wei là một phần của cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì, hiện có 14 miệng núi lửa nằm rải rác trên một cao nguyên rộng 500km2 được hình thành từ dung nham. Theo nghiên cứu, trường núi lửa của núi Trường Bạch và núi Wei có liên hệ ở một mức độ nào đó.

Bất ngờ phát hiện hai khoang dung nham

Các nhà địa vật lý tập đã trung nhiều hơn vào núi Trường Bạch, hay còn gọi là Paektu, ở phía nam Hắc Long Giang – nơi xảy ra một vụ phun trào “lịch sử” vào năm 946 sau Công nguyên, với đám mây bụi che phủ kéo dài từ Nhật Bản tới tận Greenland (thuộc châu Mỹ). 

Họ sử dụng cảm biến để phát hiện các trường điện từ bất thường nằm sâu dưới lòng đất. Kết quả, hai khoang magma được phát hiện ở độ sâu lần lượt là 15km và 8km bên dưới ngọn núi lửa. Mô hình máy tính của các nhà nghiên cứu cho thấy hai khoang magma khổng lồ này có thể có độ sâu tổng cộng khoảng 9km. Ngoài ra, những khoang này có thể chỉ là một phần của một hệ thống lớn liên kết với núi lửa Trường Bạch, nằm ở khu vực giáp biên giới Triều Tiên và Trung Quốc.

Bất ngờ phát hiện hai khoang dung nham, có thể chỉ là một phần của một hệ thống lớn liên kết với núi lửa Trường Bạch, nằm ở khu vực giáp biên giới Triều Tiên và Trung Quốc. (Ảnh: Strangesounds)

Theo ước tính, 15% khoang phía trên hiện chứa đầy đá nóng chảy. Một số nghiên cứu cho rằng núi lửa có thể phun trào nếu lượng magma được lấp đầy khoảng 40% bên trong khoang chứa.

Trương và nhóm nghiên cứu lưu ý rằng hoạt động địa chấn đã tăng lên tại Trường Bạch từ năm 2002 đến năm 2005, cho thấy “hoạt động của magma bên dưới núi lửa đã tăng lên”. Lần phun trào gần đây nhất của nó là vào năm 1903.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng “hoạt động núi lửa ở phía Đông Bắc Trung Quốc có thể đang trong giai đoạn tái khởi động, và cần thiết phải giám sát những núi lửa này để hiểu thêm về các hệ thống magma trong khu vực”.

Thêm phần bí ẩn

Từ Kiến Đông (Xu Jiandong), Giám đốc bộ phận nghiên cứu núi lửa tại Cơ quan Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết đợt phun trào cuối cùng của quần thể núi lửa ở Ngũ Đại Liên Trì là vào đầu thế kỷ 18, tạo thành hai ngọn núi lửa là Laohei và Huoshao.

Ông cho biết các trạm địa chấn đã theo dõi hai ngọn núi lửa này trong nhiều thập kỷ. Nhưng “Chúng tôi đã không phát hiện bất kỳ khoang dung nham nào đang hoạt động bên dưới hai núi lửa Laohei và Huoshao. Tuy nhiên, việc núi Wei hình thành hai khoang dung nham quả thật kỳ lạ. Nếu thực sự có những khoang dung nham khổng lồ trong khu vực, chúng ta nên tìm hiểu những hoạt động địa chấn liên quan. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên theo dõi, chúng tôi gần như không thu thập được gì. Toàn khu vực lâu nay vẫn rất yên tĩnh”, ông Từ nói.

Theo ông Từ, cần phải thiết lập thêm các trạm đo đạc ở núi lửa Wei để thu thập dữ liệu địa chấn một cách chi tiết và chính xác hơn.

Ông Từ cho biết, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy nguy cơ thấp của một vụ phun trào ngay lập tức trong khu vực này. Vì vậy mà chính phủ đã không thiết lập các trạm giám sát tại đây. Ông nói, “chúng tôi chưa chuẩn bị cho một vụ phun trào”.

Một thảm họa khác mới đây đã diễn ra tại Trung Quốc vào rạng sáng 17/6 khi lũ lụt và lở đất đã xảy ra ở huyện Đan Ba, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên. Rất nhiều cư dân mạng đã đăng tải đoạn video về trận lũ kinh hoàng này. Nước lũ lao tới, rất nhanh đã nuốt trôi nhiều ngôi làng trên đường mà lũ đi qua và một số ngôi làng đã biến mất trong nháy mắt.

Lương Phong (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x