‘Nhật thực hình khuyên’ là điềm báo cho chuyện lớn sắp xảy ra ở Trung Quốc?

26/06/20, 11:47 Tri thức

Những người yêu thích thiên văn đã có dịp được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú “Nhật thực hình khuyên” diễn ra vào ngày 21/6/2020 vừa qua. Dải hẹp của nhật thực lần này có chiều rộng khoảng 21km, bắt đầu xuất phát từ châu Phi, đi qua Bán đảo Ả-rập, Pakistan, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, miền Nam Đài Loan, và kết thúc tại Tây Thái Bình Dương. Dựa vào những ghi chép cổ của Trung Quốc thì nhật thực có thể là điềm báo cho một sự biến đổi lớn ở trong nước.

Dựa vào những ghi chép cổ của Trung Quốc, “Nhật thực hình khuyên” – hiện tượng thiên văn kỳ thú diễn ra vào ngày 21/6/2020 có thể là điềm báo cho một sự thay đổi lớn. (Ảnh: The Epoch Times)

Được biết, nhật thực thường diễn ra trên Trái Đất khoảng 2, 3 hoặc 4 lần trong 1 năm. Trong đó, trung bình cứ 2 năm sẽ có một lần nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên, vậy nên có thể nói đây là một hiện tượng thiên văn không quá hiếm gặp. 

Thực tế thì đối với một địa điểm cụ thể, chẳng hạn như tại một quận hoặc tại một thành phố nào đó trung bình sau vài năm sẽ xuất hiện một lần nhật thực. Tuy nhiên, đối với nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên thì chỉ có thể được nhìn thấy sau vài trăm năm một lần. 

Ví dụ như ở Bắc Kinh, lần sau cùng diễn ra nhật thực toàn phần là ngày 28/10/1277 và lần xuất hiện tiếp theo sẽ là vào ngày 2/9/2035, lần cuối cùng diễn ra nhật thực hình khuyên là ngày 28/8/1802 và tương lai sẽ diễn ra vào ngày 22/3/2118. 

Còn đối với Đài Loan, sau lần nhật thực hình khuyên vào ngày 21/6 năm nay, lần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 11/4/2215, nhật thực toàn phần trước đó đã xảy ra vào ngày 21/9/1941 và lần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 11/4/2070. 

Tóm lại, cho dù đó là nhật thực toàn phần hay là nhật thực hình khuyên, hai lần nhật thực gần nhau nhất sẽ phải  cách nhau một trăm hoặc đến hàng trăm năm. Do đó, người ta nói rằng nhật thực toàn phần hay nhật thực hình khuyên xuất hiện tại khu vực nào thì đó chính là đối ứng trên thiên thượng đang diễn ra một sự kiện cực kỳ quan trọng. 

Nhật thực vẫn luôn là một sự kiện trọng đại

Trong sách sử Trung Quốc có chép lại, thì người xưa đối với nhật thực luôn rất xem trọng. Trong cuốn “Minh sử, chí đệ thất lịch nhất” có viết: “Nhật thực từ triều đại nhà Hán đến nhà Tùy có 293 lần, từ Triều đại nhà Đường tới thời Ngũ Đại có 110 lần.” Đây là con số đã bao gồm cả nhật thực một phần. 

Từ triều đại nhà Hán đến nhà Tùy có tổng cộng 820 năm (202 TCN- 618 SCN), tính ra trung bình cứ 2 năm 9 tháng 18 ngày phát sinh một lần nhật thực, từ thời kỳ đầu của triều đại nhà Đường đến cuối thời Ngũ Đại kéo dài 432 năm (618 TCN- 960 SCN), trung bình cứ 3 năm 1 tháng 10 ngày phát sinh một lần nhật thực. 

Trước thời nhà Hán, trong “sử ký” cũng có những ghi chép về nhật thực, ví như trong cuốn “Sử Ký. Tần bản kỷ” có viết “năm thứ 34, nhật thực, Tần Lệ Cung công chết”, trong cuốn “Sử ký. Hiếu Cảnh bản kỷ” cũng viết: “Tháng 7 năm Tân Hợi, nhật thực, tháng 8 quân Hung Nô tiến vào Thượng Quận.” 

Có thể thấy rằng, đối với các triều đại khác nhau ở Trung Quốc cổ đại đều rất coi trọng nhật thực. Tại sao lại như vậy? Bởi vì nhật thực không chỉ đơn giản là một cảnh tượng thiên văn kỳ thú, cũng không chỉ là một giai thoại về loài “Thiên cẩu ăn mất mặt trời”. Vậy các nhà sử học, vua chúa và lịch sử quan của Trung Quốc nhìn nhận về nhật thực như thế nào? 

Trong “Hán Thư. Thiên Văn Chí” có viết: “Nhật thực là một hiện tượng xuất hiện ở nhân loại, nhưng nó cũng liên quan đến thiên thượng. Nếu chính trị nơi đây có thay đổi thì cũng sẽ thể hiện ra biến hóa ở trên kia.” 

Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, nhật thực xuất hiện chính là sự phản ánh của thiên tượng về một chế độ cai trị “thất đức”. Lý Thuần Phong – Nhà thiên văn học cũng đồng thời là một thầy bói nổi tiếng đời Đường, trong tác phẩm “Ất Tỵ Chiêm” của mình có nói rằng, nhật (mặt trời) là đại biểu cho người đứng đầu một nước và đạo đức chính trị của một quốc gia: “Mặt trời (nhật) ám chỉ người làm chủ, nếu vương giả đạo đức không tốt, ắt mặt trời cũng vì thế mà có biến đổi.”

Trong chính sử, đối với nhật thực cũng có những ghi chép rất tường tận, mục đích là giúp những vị vua anh minh có thể đối chiếu những việc mình làm trong quá trình cai trị đất nước. Nhật đại biểu cho đạo đức, mà nhật thực tức là mặt  trời bị che khuất, là đại biểu cho việc mất đi đạo đức. 

Vậy nên sự xuất hiện của nhật thực chính là lời nhắc nhở đến người tại vị ngay trong thời điểm đó nhất định phải tu sửa đức hạnh. Trong “Hán Thư, Thiên Văn Chí” có nói: “Thị dĩ minh quân đổ chi nhi ngụ, sức thân chính sự, tư kỳ cữu tạ, tắc họa trừ nhi phúc chí, tự nhiên chi phù dã”. Tức là nói rằng chính quyền đương nhiệm khi thấy nhật thực thì nhất định phải hiểu ra hàm ý, phải hướng vào bên trong mà suy xét lỗi lầm đồng thời cẩn thận sửa đổi, nếu có thể làm được như vậy thì họa sẽ rời xa mà phúc ắt sẽ tự tới.

Vào năm gặp phải tai họa, Hoàng Đế đã hạ chiếu tự trách tội mình, đại xá thiên hạ, rửa sạch án oan. Tại Tử Cấm Thành lập đàn tế trời, thể hiện lòng thành, cảm tạ trời đất. (Ảnh: Getty Images)

“Ất Tỵ Chiêm”: Quan sát nhật thực biết được chỉ thị của Thần

Người xưa có những hiểu biết rất cao về việc quan sát nhật thực. Nhật thực đã xảy ra vào ngày 21/6/2020. Chúng ta hãy thử vận dụng nhận thức của người xưa để quan sát nhật thực lần này và xem xem có những hiện tượng tương ứng nào đang xảy ra hay không.

“Ất Tỵ Chiêm” là một cuốn lịch Pháp Thiên tượng thời nhà Đường do nhà toán học, học giả về âm dương Lý Thuần Phong sáng tác và viết thành sách vào năm Ất Tỵ (năm 645), tức năm Trinh Quán thứ 19 Đường Thái Tông. Ngoài ra Lý Thuần Phong còn hợp tác với Viên Thiên Cương viết cuốn “Thôi Bối Đồ”, được xem là một trong những cuốn sách tiên tri nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. 

Mà “Ất Tỵ Chiêm” đích thị là một cuốn kỳ thư về khí số và thiên văn, đã sắp xếp và thu thập hàng chục cuốn sách chiêm tinh trước thời nhà Đường sau đó tiến hành chỉnh lý lại, trong đó bao gồm cả hiện tượng về “nhật thực”.

“Ất Tỵ Chiêm” viết: “Mặt trời và mặt trăng che phủ lẫn nhau, và dần dần xâm chiếm từ một phía, dù ít hay nhiều, thì đây cũng là …mặt trăng ăn mất mặt trời, âm xâm chiếm dương, hạ lấn chiếm thượng, phải xem lỗi lầm ở quân vương.” Nhật thực là một điềm báo về quan thần lấn chiếm quyền lực của vua, nhưng là lỗi do vua mà ra.

“Ất Tỵ Chiêm” cũng nói, “Nhược nhân quân hữu hà, tất lộ kỳ nặc, dĩ cáo kỳ yên”. Ý nói rằng nếu vị vua của một nước có thiếu sót về phương diện đạo đức, nhật thực sẽ xuất hiện, thể hiện ra sự u ám và tối tăm để nhắc nhở vị vua đó cần phải tu sửa những thiếu sót của bản thân mình. 

Lại nói “Thực giả, nguyệt lai yểm chi dã, thần hạ tế quân chi tượng”, chính là nói những đại thần sẽ nổi lên tranh giành quyền lực, bày mưu tính kế lật đổ quân vương; “Hữu đức chi quân tu đức nhi vô cữu, bạo loạn chi vương hành khốc nhi chiêu tai”, nghĩa là một vị vua ngang ngược và tàn bạo ắt sẽ chiêu mời tai họa, còn nếu như đó là một vị vua tốt, có đức hạnh, gặp phải nhật thực liền có thể hướng vào nội tâm tìm lỗi sai của bản thân, từ đó tĩnh tâm tu đức thì nhất định sẽ an toàn vượt qua kiếp nạn. 

Nhật thực là một lời khiển trách đến từ thiên thượng, dùng để nhắc nhở quân vương. Nhật là mặt trời, đại biểu cho đức. Nhật thực chính là mặt trời bị che khuất, không có ánh sáng, cũng chính là quân vương thất đức. (Ảnh: Pixabay)

Sự đối ứng của hiện tượng nhật thực

Mỗi tháng đều có cơ hội xuất hiện hiện tượng nhật nguyệt giao nhau. Nếu thiên hạ thái bình sẽ không phát sinh nhật thực. Nhật thực phát sinh tức có điềm không tốt. Có thể là đại thần thâu tóm quyền lực mà phản nghịch, hoặc điềm báo cho thiên tai lũ lụt, hạn hán mất mùa. Từ những hiện tượng khác nhau khi nhật thực xảy ra, “Ất Tỵ Chiêm” đã đoán biết được một số tình huống nguy hiểm. Dưới đây là một vài dấu hiệu:

1. Nhìn kích thước nhật thực biết được tai họa lớn nhỏ

Nếu mặt trăng che một nửa mặt trời, tức điềm báo sẽ có tai họa nghiêm trọng. Nếu mặt trăng che hơn một nửa mặt trời thì tai họa sẽ càng nghiêm trọng hơn. Cảnh báo kẻ làm vua ắt sẽ gặp nguy hiểm. Nếu mặt trăng che toàn bộ mặt trời (nhật thực toàn phần) thì không quá 3 năm nhất định sẽ mất thiên hạ.

“Xâm chiếm chưa đến nửa phần tai họa nhẹ, chiếm quá nửa phần tai họa nặng. Thực ký (chiếm toàn bộ), dự báo cho họa vong quốc, sát vua.”

“Nhật thực chưa đến nửa phần, chư hầu, đại thần vong quốc tranh giành cướp đất. Nhật thực bán phần, có đại tang vong quốc. Qua bán phần càng nghiêm trọng, sự thay đổi (bị đoạt mất) ngôi vị chủ thiên hạ. Nhật thực toàn phần, thiên hạ bị diệt vong, hoạ đoạt quốc, thần giết vua, con giết cha, không quá 3 năm thì mất thiên hạ.”

2. Xem thời gian phát sinh nhật thực đoán biết được họa binh đao

Nhật thực phát sinh sau buổi trưa, tức có họa binh đao: “Nhật ngọ thì dĩ hậu thực giả, hữu binh, binh bãi bất khởi”.

3. Xem nhật thực phát sinh ở đâu đoán biết được mầm tai họa

Nhật thực phát sinh trên đỉnh là nghiêm trọng nhất, ở tầm trung thì tương đối nhẹ, xuống thấp nữa thì càng nhẹ hơn.

“Nhật thực tại thượng khởi, vua vô đạo bị diệt vong, từ cạnh khởi, nội bộ khởi loạn binh, hòng lập thiên tử. Nhật thực từ hạ khởi, nữ chủ loạn quyền, bề tôi huy động quyền bính làm trái pháp luật, tướng lên nắm quyền.”

4. Đoán biết tai họa từ các hiện tượng đi kèm với nhật thực

Khi nhật thực xảy ra, quầng sáng, mây trôi, gió mạnh hoặc xung quanh xuất hiện những hình ảnh giống thỏ trắng và hươu trắng đều là những hiện tượng báo trước cho sự hỗn loạn:

“Nhật thực với quầng sáng bao quanh, mây trắng trôi qua lại, thiên hạ đại loạn, binh đao nổi dậy, thần giết vua, vua mất ngôi vị.”

“Nhật thực mà có gió lớn gầm thét, tứ phương mây mờ, tể tướng chuyên quyền mưu phản.”

“Nhật thực mà xuất hiện những hình tượng như thỏ trắng, hươu trắng ở bên cạnh thì nhân dân nổi loạn, thần phản vua, chỉ trong năm đó, ắt có khởi binh đao.”

5. Nhật thực phát sinh theo tháng và các loại tai họa tương ứng

Nhật thực xảy ra vào các tháng khác nhau thì tai họa xảy ra cũng khác nhau.

“Nhật thực tháng giêng, nhiều người bị bệnh; nhật thực tháng 2, nhiều người chết; nhật thực tháng 3, lũ lụt lớn; nhật thực tháng 5, đại hạn hán, nạn đói lớn diễn ra; nhật thực tháng 6, lục súc (6 loài vật: heo, bò, dê, ngựa, gà, chó) chết; nhật thực tháng 7, bắt đầu cho một thời kỳ cai trị khắc nghiệt và tàn bạo như thời Tần; nhật thực tháng 8, binh đao khởi; nhật thực tháng 9 nữ công đắt; nhật thực tháng 10 lục súc đắt; nhật thực tháng 11,12, lương thực đắt.”

Nhật thực diễn ra vào ngày 21/6 vừa qua, đã đi qua hầu hết các tỉnh ở miền Nam của Trung Quốc. Liệu nó có phải là đối ứng với đại dịch virus Vũ Hán đã gây họa trên toàn thế giới trong năm nay, đối ứng với chế độ nô dịch tà ác của ĐCSTQ, đối ứng với sự vi phạm nhân quyền cùng thái độ hống hách “coi trời bằng vung” và coi thường đạo đức của ĐCSTQ?.

Nhật thực lần này có phải là điềm báo cho một đại sự mà Thần sắp đặt: “Người không trị thì trời trị”.  Đối với những người dân đang bị cai trị dưới chế độ Cộng sản, có phải đây là thiên thượng đang muốn nhắc nhở họ hãy nhanh chóng thoát khỏi ĐCSTQ để được bảo toàn sinh mệnh? Vậy nhân cơ hội này, chúng ta hãy thử quan sát xem sao.

Nhật thực lần này đi từ Đại lục qua eo biển Đài Loan và xuất hiện ở miền Nam Đài Loan, vậy nó có ý nghĩa gì? Từ một góc độ nào đó, có thể nó đang phản ánh tình huống căng thẳng ở hai bên bờ eo biển của Đài Loan. 

Trước sự đe dọa bằng vũ lực đang từng bước leo thang của ĐCSTQ, tại thời điểm khi những hành động xấu xa đê hèn của ĐCSTQ đang bị phơi bày ra, và dấu hiệu cho sự sụp đổ của nó đang gần kề, đối với những người lãnh đạo của Đài Loan thì đây là một cơ hội tốt để loại bỏ xung đột ở hai bên bờ eo biển và thúc đẩy sự tự do, dân chủ, thịnh vượng cho Đài Loan. 

Nhật thực này đi qua khu vực đầu phía Nam của Vân Lâm và Gia Nghĩa phải chăng mang ý nghĩa thể hiện vạch phân chia giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục? Nhìn từ góc độ chính trị, khi mà một số lãnh đạo Đài Loan luôn mang trong mình tâm lý sợ sệt è dè, mà trở nên ‘luồn cúi’ trước ĐCSTQ trong suốt 30 năm qua, nhật thực cũng chính là lời cảnh tỉnh, báo hiệu trước mối nguy cơ về nền dân chủ, sự an cư lạc nghiệp của người dân Đài Loan đang bị đe dọa.

Chính là trong thời khắc mấu chốt này, Đài Loan phải nhận ra và đối mặt với nỗi sợ đó, thanh trừ đi tà linh Cộng sản luôn kìm hãm mình trong suốt bao nhiêu năm nay. Chính là nói, khi nhìn thấy nhật thực, “phải biết tu sửa chính mình, ngẫm nghĩ về lỗi lầm của bản thân, vậy thì họa sẽ rời xa mà phúc tự đến”.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x