Trung Quốc: Hàng trăm người dân kêu gọi ban hành Luật chính phủ, yêu cầu sửa chữa những vụ án oan sai

02/03/21, 08:19 Trung Quốc

Trước thềm phiên “lưỡng hội” của ĐCSTQ, hơn 300 công dân Trung Quốc đã cùng ký một bức thư ngỏ, kêu gọi các cơ quan chức năng nhanh chóng ban hành “Luật Chính phủ” để sửa chữa những vụ án oan sai do sự lơ là, vô trách nhiệm của các quan chức gây ra cho dân chúng. Đồng thời ngăn chặn không để xảy ra những vụ án oan sai tương tự trong tương lai.

người dân Trung Quốc biểu tình
Những người khiếu kiện ở Bắc Kinh yêu cầu các quan chức tiết lộ tài sản riêng của họ và nguồn gốc của chúng. (Ảnh qua SOH)

Trang web nhân quyền “Weiquanwang” đưa tin, hơn 300 công dân Trung Quốc từ Hà Nam, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, Tân Cương và nhiều nơi khác gần đây đã cùng ký một bức thư ngỏ, yêu cầu ban hành “Luật của Chính phủ” càng sớm càng tốt, nhằm trừng trị các quan chức vô trách nhiệm, gây ra các vụ án oan sai cho dân chúng.

Bức thư chung được gửi cho “Ủy ban Trung ương ĐCSTQ” này kêu gọi Chính phủ trung ương, và chính quyền địa phương hợp tác với nhau để đưa những vụ án oan sai vào các thủ tục điều trần công khai của tư pháp. 

Thư ngỏ đề nghị các cơ quan chức năng ban hành càng sớm càng tốt “Luật Chính phủ để giám sát, hạn chế các hành vi quan liêu tắc trách của quan chức, đảm bảo rằng mỗi vụ án đều được xét xử công bằng công chính, ngăn chặn những sự việc như “dối trên lừa dưới”, gian lận, lừa đảo, cẩu thả, vô trách nhiệm,…vv phát sinh.

Bức thư nhấn mạnh rằng, vô số người khiếu kiện đã “chạy đôn chạy đáo” trên con đường bảo vệ quyền lợi của họ trong nhiều thập kỷ mà không có kết quả. Nhiều người khiếu kiện đã bị công an, viện kiểm sát, tòa án câu kết mưu hại và tống vào tù. 

Chính quyền địa phương đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, những quan chức này phải bị thanh trừng và truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho những người dân khiếu kiện bị hãm hại. Công dân khắp nơi đã cùng nhau ký tên, và yêu cầu ban hành “Luật Chính phủ” càng sớm càng tốt, mục đích không chỉ để kịp thời sửa chữa những vụ oan sai, mà còn để ngăn chặn những vụ án oan sai vẫn sẽ  tiếp tục xảy ra.

Ngũ Lập Quyên – một người dân khiếu kiện đến từ Tiềm Giang, Hồ Bắc, cũng tham gia ký tên vào bức thư ngỏ nói với VOA rằng, hiện nay đã có hơn 400 người ký tên, sau này chắc chắn sẽ có thêm nhiều người tham gia. Mục đích của bức thư này rất đơn giản, đó là hy vọng sẽ ban hành  “Luật chính phủ” để giám sát hành vi của các quan chức chính phủ, đảm bảo rằng mỗi vụ khởi kiện đều có thể được xử lý, xét xử công bằng và nghiêm minh. 

Bà Ngũ nói: “Mục đích là để kịp thời sửa chữa những vụ án oan sai, đặc biệt là không để ngăn chặn những vụ oan sai xảy ra. Vì căn nguyên gây ra những vụ oan sai này, chủ yếu là do Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấu kết gian lận. Người thi hành pháp luật bắt bớ người, Viện kiểm sát vi phạm luật công tố, Tòa án đưa ra phán quyết trái luật, tống những người bảo vệ quyền lợi, những người khiếu kiện và công dân này vào tù, vấn đề không được giải quyết triệt để.”

Từ năm 2004, Ngũ Lập Quyên đã luôn tìm kiếm sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp nhưng lại bị cưỡng chế cho “thôi việc” tại Ngân hàng Công thương Tiềm Giang, Trung Quốc. Vụ việc đã được thông qua chính quyền địa phương, tòa án, tòa án trung cấp, ngân hàng công thương tỉnh, Cục Văn thư và cuộc gọi Quốc gia,  Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tất cả các thủ tục pháp lý và các kênh kiến ​​nghị của tòa án Tối cao. Vấn đề ban đầu không được giải quyết, ngược lại còn tăng thêm nhiều vụ kiện hành chính khiến bà bị giam giữ trái pháp luật.

Ngũ Lập Quyên cho biết, trong 16 năm bảo vệ quyền lợi, rất nhiều lần bà đã bị những người ngăn cấm kiện tụng bắt bớ quản thúc, giam trong tù cải tạo lao động, bị đánh đập gây tổn hại nặng nề về thể chất. Vốn dĩ ban đầu chỉ là một vụ việc tranh chấp lao động đơn giản, nhưng lại không được luật pháp bảo vệ, còn các cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án đều “cùng một giuộc” thực thi “trái luật”.

Hàng năm, đều có một lượng lớn những người khiếu kiện ở Trung Quốc đến Bắc Kinh để giải quyết oan sai. Họ cho rằng, cùng với việc các quan chức cấp cao chỉ làm “chiếu lệ”, thì chính quyền địa phương cũng cố gắng hết sức sử dụng đủ biện pháp để ngăn chặn, trấn áp, giam giữ và tống vào ngục tối nhằm “giải quyết” những người khiếu kiện này, thay vì giải quyết những vấn đề mà những người khiếu kiện nêu ra.

Ngũ Lập Quyên nói rằng, các quan chức của Cục Thư tín và Cuộc gọi Quốc gia đã “quảng cáo” rằng, nhiều vấn đề khiếu kiện đã được giải quyết, nhưng thực tế không phải như vậy.

Bà cho biết: “Trong phiên lưỡng hội hàng năm, Cục trưởng Cục Văn thư và cuộc gọi  khi trả lời câu hỏi của phóng viên đều nói, chúng tôi đã giải quyết bao nhiêu đơn thư, bao nhiêu cuộc gọi khiếu nại, “khoác lác” ra những con số cao “ngất ngưởng” đến 80%, 90%. Số người và số lượt khiếu nại cũng giảm mạnh. Số lượng đơn thư khiếu kiện của chúng tôi bị sụt giảm là do chính quyền địa phương đàn áp, giam giữ và ngăn chặn. Nhiều người không thể đến Bắc Kinh, do đó dữ liệu ngày càng giảm. Trên thực tế là không hề giảm, và vấn đề cũng không hề được giải quyết.”

Cảnh sát Trung Quốc
Cảnh sát Trung Quốc đe dọa, đàn áp, đánh đập, bắt bớ người dân vô tội là cảnh không hiếm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh qua STF)

Một người khác ký tên trong thư ngỏ đến từ Sơn Tây nói, ông chỉ mong thông qua “Luật Chính phủ” để giám sát, và quản chế các quan chức phải thực hiện theo đúng pháp luật, xử lý, giải quyết các vấn đề của người dân một cách nghiêm túc, sửa chữa các vụ án oan sai. Cũng giống như trường hợp của chính ông, đã bị tòa án xét xử trái pháp luật mà không quan tâm đến sự thật. Trong nhiều năm qua, ông kiên trì gửi yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình đến nhiều bộ phận liên quan, nhưng không được ai giải quyết.

Ông nói: “Bản án của tòa án hoàn toàn là những lời lẽ ‘liêu trai’, những lời nói dối và bịa đặt. Bản án này hoàn toàn trái pháp luật. Nhưng khi bạn đi tố cáo, đến các tổ công tác kiểm tra kỷ luật như viện kiểm tra kỷ luật, viện kiểm sát, tòa án hoặc đến Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức, đi tố cáo thẩm phán này thẩm phán kia, dù tố cáo kiện tụng bao nhiêu năm nhưng chẳng khác gì “con kiến kiện củ khoai”, kiện như không kiện, không hề có tác dụng. Người dân thường muốn kiện quan chức, vốn dĩ là chuyện không tưởng, chỉ tốn công vô ích. 

Trong những thập kỷ gần đây, do cưỡng chế áp bức, tham nhũng tư pháp, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã gây ra nhiều vụ án oan trên khắp Đại lục.

Ngô Tú Lan – một công dân khiếu kiện đến từ Bắc Kinh cũng tham gia ký vào bức thư ngỏ, cô nói với Đài Á Châu Tự do rằng: Vì chính phủ đã thay đổi quyền sử dụng nhà của cô ấy một cách bất hợp pháp, nên cô trở thành một kẻ vô gia cư và mất khả năng lao động trong 15 năm. Ngô Tú Lan đã kiện chính phủ nhiều lần lên Tòa án quận Triều Dương, Bắc Kinh nhưng không được thụ án. Không những vậy, cảnh sát Bắc Kinh còn nhiều lần hạn chế quyền tự do cá nhân của cô.

Cô nói: “Tôi đã kêu oan suốt 15 năm, và không ai để ý đến vấn đề này. Trong các kỳ nghỉ lễ và các cuộc mít tinh động viên, tôi bị họ hạn chế quyền tự do cá nhân với lý do là “duy trì sự ổn định”. Theo lời họ nói, mặc dù vấn đề của tôi không lớn, chỉ là họ không muốn giải quyết cho tôi mà thôi”.

Cố Vy Quần – một Tiến sĩ khoa học kiêm chính trị tại Đại học Harvard nói rằng, dựa vào Internet, lần này các nhà bảo vệ nhân quyền từ khắp Trung Quốc tập hợp rất nhanh chóng với quy mô rất lớn, điều này khiến mọi người vô cùng bất ngờ. 

Ông nói với Đài Á Châu tự do, “Các yêu cầu của họ tương đương với ‘Luật Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ'”. Bất kể kết quả cuối cùng như thế nào, điều này phản ánh sự thức tỉnh mới về quan niệm pháp luật của người dân Trung Quốc và cũng là sự thức tỉnh mới về quyền công dân”.

Cố Vy Quần nói, danh sách ký tên chung của 300 người này cho thấy, Trung Quốc hiện có một lượng lớn những người bảo vệ nhân quyền không đồng ý với các bản án hiện nay, qua đó xác nhận rằng có những vấn đề về cơ cấu trong hệ thống tư pháp của ĐCSTQ.

“Trung Quốc không có sự độc lập về tư pháp, và toàn bộ Hệ thống tư pháp được kiểm soát bởi đảng cầm quyền, và có rất nhiều thẩm phán và công tố viên tham nhũng trong hệ thống tư pháp, thêm vào đó họ cấu kết với đảng cầm quyền, dẫn đến các bản án bất công bằng, đây là một “lỗ hổng” lớn mang tính cơ cấu. Nếu hệ thống tư pháp của Trung Quốc không được cải cách, thì các vụ án oan sai vẫn sẽ luôn xảy ra”, ông nói.

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng dưới thời ĐCSTQ, cái gọi là cải cách hệ thống tư pháp sẽ chỉ là “bình mới rượu cũ”.

Việt Anh

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x