Trung quốc: Ít nhất 50% người dân Trung Quốc “không sẵn lòng” tiêm vaccine Covid-19 của chính phủ

01/03/21, 15:35 Trung Quốc

Theo các cuộc khảo sát gần đây, chưa đến một nửa dân số Trung Quốc đồng ý tiêm vaccine nếu nước này tiến hành kế hoạch tiêm chủng. Các biện pháp phong tỏa mà chính phủ đã áp dụng khiến người dân dần mất lòng tin vào chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân khiến xu thế người dân Trung Quốc chấp nhận tiêm vaccine đang ngày một giảm xuống.

Xu thế người dân Trung Quốc chấp nhận tiêm vaccine đang ngày một giảm xuống. (Ảnh qua Non Profit Law Blog)

Tờ South China Morning Post đưa tin, cuộc khảo sát từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở Chiết Giang chỉ ra rằng, chưa đến một nửa dân số ở Chiết Giang sẵn sàng tiêm vaccine sau khi vaccine được cấp phép khẩn cấp, và chỉ 1/4 người dân nói rằng họ sẽ chủ động tiêm chủng ngay khi vaccine được bán trên thị trường.

Tương tự, vào tháng 1/2021 tại Thượng Hải, một cuộc khảo sát với 1,8 triệu người cho thấy chỉ một nửa trong số họ sẽ tiêm phòng. Con số này thấp hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia là 70-80% số người sẽ chấp thuận, và từ đó có khả năng dẫn đến sự miễn dịch trong cộng đồng.

Người dân từ mọi tầng lớp xã hội đều không muốn tiêm vaccine

Theo cuộc khảo sát tại Thượng Hải ở trên, cả những người có trình độ học vấn cao và nhân viên y tế đều có mức độ sẵn sàng tiêm chủng thấp. Nhiều người còn lo ngại về các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine. Một nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông cho thấy chỉ khoảng 40% người dân sẵn sàng dùng vaccine. Họ đề nghị rằng “thông tin về vaccine, đặc biệt là về hiệu quả và tác dụng phụ của chúng nên được công khai minh bạch nhất có thể. Chính sự không chắc chắn và niềm tin thấp [vào] cơ quan thẩm quyền, là những yếu tố nổi bật nhất khiến người dân phản đối việc tiêm vaccine kịp thời.”

Trong một nỗ lực gần đây để thay đổi tỷ lệ chấp thuận tiêm chủng thấp, bà Carrie Lam – Trưởng đặc khu Hồng Kông và các quan chức chính phủ khác đã công khai tiêm vaccine trước công chúng, với hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ thay đổi quan điểm và làm theo bà.

Trở lại vào tháng 12/2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã tiến hành các cuộc khảo sát trên khắp thế giới và đưa ra kết quả hoàn toàn trái ngược với các cuộc khảo sát vừa đề cập, “ý định tiêm chủng cao nhất là ở Trung Quốc, nơi 80% người được hỏi đồng ý mạnh mẽ với tuyên bố rằng nếu vaccine cho COVID-19 được bán ở ngoài thị trường, chúng tôi sẽ sử dụng nó ngay.”

Khi đại dịch lần đầu tiên gây ra hoảng loạn toàn cầu và đóng cửa vào mùa xuân năm 2020, một cuộc khảo sát do một bệnh viện ở Côn Minh thực hiện cho thấy hơn 95% người dân sẵn sàng tiêm vaccine. Điều này cho thấy rằng, ngoài sự không chắc chắn và tỷ người lệ người do dự trong việc tiêm vaccine ngày càng tăng cao, chủ yếu là do nỗ lực ngăn chặn virus thông qua các biện pháp nghiêm cấm và hạn chế hà khắc

Huang Yanzhong – chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ cho biết: “Mọi người đều đang dùng thái độ chờ đợi và quan sát. Đó có lẽ là rào cản lớn đối với Trung Quốc trong việc đẩy nhanh tỷ lệ tiêm phòng và đạt được miễn dịch cho cộng đồng dân cư”.

Các vụ lừa đảo đã xuất hiện ở Trung Quốc với những người cố gắng bán vaccine giả. Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ khoảng 80 người và thu giữ 3.000 vaccine giả. Những chiếc ống tiêm chứa đầy dung dịch muối đã được chuyển đi và bán khắp nơi. 

Các vụ lừa đảo bán vaccine giả xuất hiện tràn lan ở Trung Quốc. (Ảnh qua Global Times)

BBC đưa tin rằng một người đàn ông Trung Quốc tên “Khổng” (đã bị bắt vì cầm đầu một vụ lừa đảo trị giá hàng triệu đô la. Người này đã sử dụng dung dịch muối và nước khoáng làm vaccine. Tội phạm triển khai các chương trình tiêm chủng giả với các “bác sĩ địa phương”, và tiến hành tiêm cho người dân các loại vaccine giả trong nhà và xe ô tô của họ.


Trong khi đó, theo NPR: “Trung Quốc đang xuất khẩu khoảng 400 triệu liều vaccine sang các nước khác. Về lý thuyết, khoảng 85% công dân Trung Quốc có thể tiêm vaccine coronavirus vào cuối năm nay nếu mọi liều lượng đều được thực hiện và quản lý ở Trung Quốc”. Indonesia sẽ nhận được 125 triệu liều từ Sinovac và 60 triệu liều từ Sinopharm. Hàng triệu liều thuốc cũng được gửi tới Pakistan và các quốc gia khác có nhu cầu muốn xây dựng quan hệ bền chặt hơn với Trung Quốc.

Xuân Nghi

Theo visiontimes.com

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x