Trung Quốc dùng chiêu bài “Đài Loan kỳ thị chủng tộc” để giải vây cho Bí thư Ted

08/05/20, 14:30 Trung Quốc

Trong bối cảnh dịch bệnh Vũ Hán càn quét toàn thế giới, các quốc gia đang gồng mình chiến đấu với đại dịch để bảo vệ người dân. Rất nhiều các quan chức chủ chốt đang tiến hành điều tra công khai, minh bạch và độc lập về nguồn gốc dịch bệnh, thì nạn “phân biệt chủng tộc” lại trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trên toàn thế giới.

Đảo quốc Đài Loan, nơi đang âm thầm chiến đấu với đại dịch và đạt được nhiều thành công, lần nữa lại bị bôi nhọ vu oan trên trường chính trị quốc tế. (Ảnh qua Facebook)

Trong giai đoạn phong tỏa, tất cả các hoạt động giải trí đã bị đình chỉ, nhưng không ai ngờ rằng vấn đề phân biệt đối xử lại trở thành tâm điểm của công chúng.

Sau đại dịch này, Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Bị dồn đến đường cùng khi phải đối mặt với những lời cáo buộc từ khắp nơi trên thế giới, Tedros đột nhiên tìm thấy một lối thoát thân trong gang tấc để bảo vệ danh tiếng của mình. Ông ta công khai tuyên bố rằng đã bị cư dân mạng Đài Loan kỳ thị trong 3 tháng với những tên gọi như “gã da đen” và các “bình luận phân biệt chủng tộc khác”.

Đảo quốc Đài Loan, nơi đang âm thầm chiến đấu với đại dịch và đã đạt được nhiều thành công nhất định, một lần nữa lại bị bôi nhọ vu oan trên trường chính trị quốc tế. Để chứng minh sự vô tội, Tổng thống Đài Loan là Thái Anh Văn đã đích thân phản bác lại cáo buộc của Tedros, khai phát một cuộc chiến ngôn luận không ngờ xoay quanh vấn đề phân biệt chủng tộc.

Từ các bài học lịch sử có thể thấy, vấn nạn phân biệt chủng tộc đã luôn gây ra những tổn thất to lớn cho xã hội nhân loại. Trong thế giới văn minh ngày nay, sẽ không có quốc gia Pháp trị nào chấp nhận bất kỳ lời bình luận hay hành động mang khuynh hướng phân biệt chủng tộc. 

Do đó, những cáo buộc phân biệt chủng tộc luôn nắm giữ lợi thế của sự “đúng đắn chính trị” bất khả xâm phạm trong các cuộc tranh luận công khai. Khi một người da đen hoặc một người Trung Quốc tự nhận mình là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, anh ta sẽ có khả năng thành công cao trong việc đánh lạc hướng dư luận khỏi những tội lỗi của mình, nghĩa là anh ta có thể thoát tội và không phải chịu bất kỳ hậu quả nào cho hành động của mình.

Có vẻ như Tedros đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này.

Theo tin tức ở Đài Loan, chính quyền tiếp tục tiến hành điều tra các chiến binh mạng đã đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc này. Họ kết luận rằng những người bình luận không phải đến từ Đài Loan, mà là từ Trung Quốc. Nói cách khác, rất có thể các chiến binh mạng Trung Quốc đã thừa cơ giá họa cho Đài Loan phân biệt chủng tộc, một chiêu trò hoàn toàn không lạ lẫm gì.

Ngày nay, không dễ để làm dấy lên nạn phân biệt chủng tộc trên mạng ở xã hội dân chủ, vậy mà nó đã được duy trì hơn 3 tháng. Bên trong tường lửa kiểm duyệt của Trung Quốc, có một ngoại lệ cho phép các bình luận đậm chất công kích phản cảm này tồn tại, chúng được thực hiện dưới sự chỉ thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trước đại dịch, chẳng ai chú ý đến lãnh đạo của WHO và mối quan hệ thân thiết của ông ta với ĐCSTQ. Tuy nhiên, sau khi virus bùng phát, cuối cùng mọi người cũng nhận ra Tedros không chỉ có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ, mà theo nghĩa đen họ còn là cặp bài trùng không thể tách rời. Điều này lý giải tại sao một số cư dân mạng lại phong cho ông là Bí thư Ted”. Bất chấp mọi phản đối, Tedros hoàn toàn tán thành các hành động của ĐCSTQ xuyên suốt đại dịch

Nhằm biện hộ cho Tedros, ĐCSTQ đã dàn dựng một kịch bản “Tedros bị người Đài Loan phân biệt chủng tộc” để cứu vãn danh tiếng cho ông ta. Bằng cách đưa lời cáo buộc này ra trường quốc tế, nó không chỉ làm lu mờ thành công của Đài Loan trong việc khắc chế đại dịch mà còn biến Tedros từ một kẻ đồng phạm đe dọa an nguy toàn nhân loại – trở thành nạn nhân vô tội của nạn phân biệt chủng tộc.

Tedros không chỉ có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ, mà theo nghĩa đen họ còn là cặp bài trùng không thể tách rời.
Tedros không chỉ có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ, mà theo nghĩa đen họ còn là cặp bài trùng không thể tách rời. (Ảnh qua BBC)

Tinh thần chống phân biệt chủng tộc vốn là một cách tự bảo vệ bản thân của các Hoa kiều tại hải ngoại. Bất cứ khi nào có xung đột, nạn nhân sẽ ngay lập tức tuyên bố họ đại diện cho dân tộc của họ. Họ sẽ không ngần ngại xé to các vụ việc nhỏ lẻ thành xung đột chủng tộc để thể hiện sự không khoan nhượng đối với phân biệt chủng tộc.

Nhưng sự thật, nhiều người Trung Quốc ở Đại lục đã quen với việc phân biệt đối xử này. Họ không chỉ cho phép sự phân biệt đối xử tồn tại trong cộng đồng, mà còn sẵn sàng tham gia vào các phong trào phân biệt đối xử khác.

Phân biệt đối xử ở Trung Quốc là một tuyên bố nhân danh “đúng đắn chính trị”, đồng nghĩa với toàn bộ người dân phải nghe theo và tấn công bất cứ mục tiêu nào ĐCSTQ chỉ định.

Điều này được tạo nên dưới sự giáo dục cứng nhắc hủ bại của ĐCSTQ, mọi thứ đều đi ngược với các giá trị của xã hội văn minh phương Tây. Trong khi các xã hội phương Tây một mực không khoan nhượng khái niệm “đúng đắn chính trị”, thì ở Trung Quốc, phân biệt đối xử lại là một tuyên bố nhân danh “đúng đắn chính trị”; ĐCSTQ kêu gọi người dân của mình phản đối mạnh mẽ những người không tuân thủ. Kết quả là, bất kỳ nhóm người nào mà ĐCSTQ quyết định phân biệt đối xử thì toàn xã hội sẽ làm theo. Chẳng hạn, sự phân biệt đối xử với dân oan và những người theo tập Pháp Luân Công, phân biệt đối xử với công dân giai tầng thấp bằng cách di dời họ ra khỏi các thành phố lớn; phân biệt đối xử đối với người biểu tình chống luật dẫn độ ở Hồng Kông, thậm chí gọi họ là “bọn gián bọ”, v.v.

Còn nhiều hình thức phân biệt đối xử phổ biến khác, chẳng hạn như người dân thành thị xem thường nông dân và người lao động, người giàu phân biệt đối xử với người nghèo, người Trung Quốc đại lục gọi người Đài Loan là “Taizizi” (có nghĩa là người ít học thô kệch), và gọi người phương Tây là “gweilo” (một cách gọi xem thường chủng tộc).

Giai đoạn đầu đại dịch, người dân Vũ Hán và Hồ Bắc là những người đầu tiên bị phân biệt đối xử bởi phần còn lại của Trung Quốc. Giống như những con chuột chạy băng qua đường, họ bị báo cáo hoặc thậm chí bị đánh đập bởi những người dân ở các thành phố khác. Hiện tại, chính những người châu Phi sống ở Trung Quốc trở thành đối tượng bị trục xuất, đánh đập và những hoạt động của họ cũng bị hạn chế.

Ở Trung Quốc, các hành vi phân biệt đối xử nêu trên là hiện tượng phổ biến và các nạn nhân cũng không bao giờ phản kháng lại. Lý do rất đơn giản bởi vì nếu không có sự đồng tình và trợ giúp từ chính phủ Trung Quốc, thì sẽ không có hình thức phân biệt đối xử với một nhóm người nào đó. Có lẽ điều này là để duy trì sự ổn định, hoặc để chuyển hướng sự chú ý của công chúng, thậm chí cho các mục đích chính trị nhất định khác. Không nghi ngờ gì nữa, sự phân biệt đối xử là một vũ khí hiệu quả để chính phủ duy trì vị thế của mình, và nó cũng được coi là hoàn toàn hợp pháp.

Chỉ khi các hiện tượng tương tự xuất hiện ở nước ngoài, Trung Quốc mới kiên quyết phản đối sự phân biệt đối xử. Bởi vì luật pháp phương Tây được tạo ra để giúp đỡ các nạn nhân và khôi phục lại công lý, đó là lý do vì sao kiểu lý luận “phân biệt chủng tộc” của Tedros lại được chấp nhận.

Việt Anh (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

    Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x