Trung Quốc đã thua trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung?

23/09/19, 14:30 Thế giới

Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Mặc dù chúng ta sẽ không bao giờ nghe thấy chính quyền Trung Quốc thừa nhận như vậy, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng bằng chứng ở khắp mọi nơi và càng ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc trầm trọng kể từ thương chiến Mỹ-Trung leo thang. (Ảnh qua tapchitaichinh.vn)

Reuters gần đây đã báo cáo rằng, dựa trên dữ liệu của chính phủ Trung Quốc, suy thoái kinh tế của của nước này đã trở nên tồi tệ từ tháng 8, với “sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp là yếu nhất trong 17 tuần qua – chỉ nửa năm trong bối cảnh nỗi đau lan rộng từ cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và làm nhu cầu trong nước bị trùng xuống. Doanh số bán lẻ và đầu tư cũng xấu đi. Tuy nhiên, “mặc cho số liệu thực tế đã kém như vậy nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường vẫn khăng khăng rằng Trung Quốc đang trên đà đạt được tốc độ tăng trưởng từ 6 đến 6,5% trong năm nay.

Do xu hướng của chính phủ Trung Quốc là đưa ra một bức tranh kinh tế hồng hào hơn để thỏa mãn các mục tiêu chính trị, hầu hết những quan sát viên Trung Quốc tin rằng tuyên bố của Lý Khắc Cường chỉ là phiến diện và tình hình kinh tế trong nước thực tế còn tồi tệ hơn nhiều.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Brookings ước tính rằng, tốc độ tăng trưởng GDP của mình Trung Quốc chỉ gần 2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2008-2016. Vì vậy trong thực tế, Trung Quốc đã không có tốc độ tăng trưởng 6% trong gần một thập kỷ (ai đó nên gửi một bản sao này cho Thủ tướng Lý). Hơn nữa, quy mô thực tế của nền kinh tế Trung Quốc ước tính chỉ khoảng 10,9 nghìn tỷ đô la, thấp hơn 18% so với mức chính thức được tuyên bố là 13,4 nghìn tỷ đô la, tính đến năm 2018.

Thuế quan thương mại của Tổng thống Donald Trump đã tấn công nền kinh tế Trung Quốc khi nó đã và đang trong giai đoạn suy thoái và tạo ra những hậu quả rất nặng nề. Thuế quan không chỉ làm giảm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, mà còn khiến cho các công ty nước ngoài phải chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi đất nước này. Bắc Kinh đã hy vọng rằng các biện pháp kích thích kinh tế của mình, bao gồm việc cắt giảm thuế và tín dụng sẽ tạo điều kiện dễ thở hơn cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn, đồng thời sẽ làm giảm hoặc thậm chí là loại bỏ các tác động tiêu cực đã được dự đoán đối với nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất là một hồi chuông cảnh tỉnh, rằng những biện pháp kích thích đó không đủ hấp thụ cú đo ván từ cuộc chiến thương mại.

Bắc Kinh không thể chỉ dựa vào người tiêu dùng trong nước để kích thích tăng trưởng kinh tế vì giá thịt lợn đang tăng lên. Thịt lợn là thực phẩm chủ yếu cho các hộ gia đình Trung Quốc. Kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, với mức thuế đối với thịt lợn tăng từ 12 đến 62%. Trung Quốc hy vọng rằng việc gây ra nỗi đau cho nông dân Hoa Kỳ sẽ gây áp lực buộc Trump phải lùi lại cuộc chiến thương mại. Nhưng chiến lược đó đã thất bại một cách ngoạn mục theo hai cách. Đầu tiên, trong khi nông dân Hoa Kỳ đang đau khổ và chỉ trích cuộc chiến thương mại, thì sự ủng hộ của họ dành cho tổng thống Trump ngày càng tăng lên. Tạp chí Bloomberg báo cáo rằng, “khoảng 67% nông dân Mỹ nói rằng họ sẽ ủng hộ Trump tái tranh cử vào năm 2020″.

Thứ 2 là ngành công nghiệp chế biến thịt lợn của Trung Quốc đang trải qua đợt dịch tả lợn châu Phi lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Chính phủ bị chỉ trích nặng nề vì các biện pháp dập tắt dịch bệnh không mang lại hiệu quả.Theo ước tính thì Trung Quốc có thể phải mất tới 50% sản lượng lợn vào cuối năm 2019. Giá thịt lợn đã tăng hơn 46% cho đến nay và một số chuyên gia dự đoán mức tăng giá có thể sẽ lên đến hơn 80% vào năm tới. Mức tăng đột biến này cũng đã đẩy giá các loại thịt khác lên cao hơn, làm tăng áp lực lạm phát cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Điều này đã cản trở khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc trong các lĩnh vực khác. Với vai trò then chốt của thịt lợn trong chế độ ăn của người Trung Quốc, nước này có thể sẽ gặp bất ổn xã hội nếu giá thịt lợn tiếp tục tăng vọt trong khi nguồn cung thì đang ngày càng trở nên thưa thớt.

Trung Quốc miễn thuế các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ, bao gồm đậu tương và thịt lợn từ thuế quan bổ sung, có hiệu lực từ ngày 17/9. Thông báo này được xem như một cử chỉ thiện chí trước cuộc đàm phán thương mại tháng 10 sắp tới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng đây dường như là một biện pháp tuyệt vọng, chỉ vì lợi riêng. Bởi vì tất cả các nước xuất khẩu thịt lợn khác đều không thể lấp đầy sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn cho Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, Trung Quốc có nhu cầu thịt lợn lớn từ Hoa Kỳ và việc đình chỉ áp dụng thuế quan bổ sung, về bản chất là một sự thừa nhận chiến thuật và gián tiếp rằng Hoa Kỳ đã giành thắng lợi để có thể duy trì cuộc chiến thương mại này lâu hơn nữa.

Giá thịt lợn đua nhau tăng vọt, Trung Quốc như “ngồi trên đống lửa”. (Ảnh qua Linkedl)

Nếu Trung Quốc đang hy vọng rằng họ chỉ cần đợi cho đến khi Trump thua cuộc trong đợt bầu cử tổng thống năm 2020 để thoát khỏi vòng vây của cuộc chiến thương mại, thì họ nên suy nghĩ lại. Trong cuộc tranh cử tổng thống gần đây nhất của đảng Dân chủ, không một ứng cử viên nào được đề xuất muốn xóa bỏ thuế quan thương mại mà Trump áp đặt đối với Trung Quốc. Vì vậy, ngay cả khi Trump không tái đắc cử, Trung Quốc cũng sẽ không có đồng minh nào thân thiện hơn trong Nhà Trắng.

Điều đó cũng không giúp được gì, sau khi Iran tấn công các cơ sở dầu mỏ của Arập Saudi trong tháng 9 này, giá dầu tăng vọt và có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Ông Nathaniel Taplin của Tạp chí Phố Wall gọi Trung Quốc là kẻ thua cuộc lớn nhất khi giá dầu tăng, vì Trung Quốc hiện đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Sự kết hợp của giá dầu và thực phẩm cao hơn sẽ không chỉ làm tăng áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc vốn đang phát triển chậm lại mà còn khiến một số biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc, như mất giá tiền tệ, gặp nhiều rủi ro hơn. Trớ trêu thay, Trung Quốc đã rót hàng tỷ đô la vào nền kinh tế Iran thông qua sáng kiến “1 vành đai, 1 con đường”. Chủ tịch Tập Cận Bình có lẽ đã không mong đợi chính quyền Iran đáp trả lại ông ta theo cách phũ phàng như vậy.

Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại vào tháng 10 tới và Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục hành động cứng rắn trong các cuộc đàm phán này, nhưng những lời hoa mỹ của họ sẽ không che giấu được sự thật: Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến thương mại.

Tác giả: Helen Raleigh. 

Helen Raleigh là cộng tác viên cấp cao cho trang The Federalist. Bà là người nhập cư từ Trung Quốc và là chủ sở hữu công ty tư vấn đầu tư Red Meadow Advisors, LLC, có trụ sở tại bang Colorado, Hoa Kỳ.

Thiện Thành biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x