Trung Quốc: Bức biếm họa xúc phạm Mỹ được like và bình luận là do “một người nào đó”

28/05/20, 13:39 Thế giới

Trên Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp mới đây đã xuất hiện một bức biếm họa xúc phạm Hoa Kỳ. Hứng chịu nhiều phản ứng dữ dội từ cư dân mạng, phía Trung Quốc lên tiếng biện minh rằng tài khoản Twitter đã bị tin tặc thâm nhập. Trong khi đó, bức vẽ được chính Đại sứ quán Trung Quốc đánh dấu “like” rồi kèm theo một lời bình luận.

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye.
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye. (Ảnh qua Reuters)

Trong một tin nhắn Twitter ngày 25/05, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp khẳng định là “một người nào đó” đã thâm nhập vào tài khoản Twitter của họ để công bố một bài đăng “giả mạo”, bao gồm một bức biếm họa mang tựa đề “Qui est le prochain?” (Ai là người kế tiếp?)

Bức biếm họa gây tranh cãi vẽ hình một thần chết, quấn một lá cờ Mỹ, gõ cửa một căn phòng bên trên ghi chữ Hồng Kông bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trước Hồng Kông là một loạt căn phòng khác đã mở cửa với máu chảy ra lênh láng, bên trên ghi: Iraq, Libya, Syria, Ukraine và Venezuela. Trên lưỡi hái của thần chết có một biểu tượng giống ngôi sao của David, biểu tượng của người Do Thái.

Theo hãng tin AFP (Pháp), ngay sau khi bức biếm họa được công bố trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris, nhiều phản ứng dữ dội đã xuất hiện trên mạng xã hội, và ít lâu sau bức tranh đã bị xóa.

Trong tin nhắn đính chính, sau khi nói là tài khoản của mình bị tin tặc tấn công, cơ quan đại diện Trung Quốc tại Pháp đã lên án vụ việc và khẳng định rằng Bắc Kinh “luôn luôn gắn bó với nguyên tắc trung thực, khách quan và hợp lý của thông tin”.

Bức biếm họa xúc phạm Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Mỹ liên tục gây áp lực lên các khoản đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ và cơ sở hạ tầng tại Israel. 

Bức biếm họa mang tựa đề “Qui est le prochain?”.
Bức biếm họa mang tựa đề “Qui est le prochain?” (Ảnh qua Twitter)

Hai tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tạo áp lực lên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong các tuyên bố với báo giới trước cuộc gặp của họ ở Jerusalem. Ông nói về sự hợp tác của Mỹ và Israel để chống lại đại dịch Vũ Hán và sau đó nhận xét: “Bạn là một đối tác tuyệt vời. Bạn chia sẻ thông tin, không giống như các quốc gia khác làm xáo trộn và cố gắng che giấu thông tin đó, và chúng tôi cũng sẽ nói về đất nước đó”.

Hoa Kỳ từ lâu đã quan tâm đến việc Trung Quốc sử dụng các khoản đầu tư vào công cuộc đổi mới của Israel để tạo có được lợi thế về quân sự và công nghệ, cũng như khả năng thu thập thông tin tình báo. Thậm chí bằng cách tận dụng các điểm yếu của an ninh mạng, công nghệ kỹ thuật đảo ngược để có chiếm quyền truy cập, hoặc sự gần gũi về mặt vật lý với các khu vực nhạy cảm bằng cách vận hành các công trường xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Giảng viên trường Sciences Po Paris: “Đê hèn và bài Do Thái”

Theo hãng tin Pháp, trong những tuần lễ qua, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp còn đã liên tục đăng tải trên mạng Twitter nhiều tin nhắn khiêu khích, hoàn toàn không có một chút tính chất ngoại giao.

Theo AFP, ông Antoine Bondaz, giảng viên trường khoa học chính trị Sciences Po Paris, đã không ngần ngại nhận định rằng đó là một hành động “đê hèn và bài Do Thái”. Nhiều cư dân mạng khác đã yêu cầu sứ quán Trung Quốc phải xin lỗi.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Trung Quốc đã khiến cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ phẫn nộ khi gởi đi lời chúc truyền thống của người Hồi Giáo nhân lễ Aïd el-Fitr, kết thúc mùa chay ramadan. Điều này đã làm dấy lên phản ứng giận dữ như “Hãy cảm thấy xấu hổ!”, “Mặt dày!”…, trong bối cảnh các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền đã tố cáo Bắc Kinh giam giữ ít ra là 1 triệu người Hồi Giáo ở Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.

Trong một tin nhắn Twitter ngày 25/05, chuyên gia Bondaz nhận xét: “Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng tài khoản của họ đã bị tin tặc tấn công và như vậy không phải là chính họ đã công bố bức biếm họa bẩn thỉu. Đây quả là một lập luận kỳ lạ, nhất là khi bức vẽ được chính Đại sứ quán Trung Quốc đánh dấu “like” rồi kèm theo một lời bình luận”.

Theo AFP, ông Bondaz đã cho rằng: “Đại sứ quán Trung Quốc đã rất chật vật trong việc thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi.”

Lương Phong (t/h)

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x