Trung Quốc: Bị bức hại hoặc là “tự do tôn giáo” dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ

28/09/20, 14:04 Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc chính thức công nhận 5 tôn giáo tại Đại lục, bao gồm Phật giáo, Đạo giáo, Tin lành, Công giáo và Hồi giáo. Tuy nhiên, các tôn giáo trên phải phục tùng, và chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ.

Trung Quốc Đại lục vốn là một xã hội truyền bá “Thuyết vô Thần”. Tại đây, những người có tín ngưỡng Thần Phật thật sự, đều sẽ bị đàn áp. Bởi ĐCSTQ không bao giờ chấp nhận tồn tại song song hai lối tư tưởng như vậy.

Ai không tiếp thu thuyết vô Thần của ĐCSTQ đều bị xem như đối tượng nguy hiểm, và sẽ bị đàn áp. (Ảnh qua Youtube)

Cầu nguyện cũng phải lén lút

Cơ đốc giáo đã có mặt tại Trung Quốc từ thời nhà Đường (từ năm 618 đến 907). Tuy nhiên đến thời nhà Thanh, loại hình tôn giáo này mới thu hút được nhiều tín đồ, khi một số lượng lớn các nhà thám hiểm và nhà truyền giáo châu Âu đổ bộ vào Trung Quốc. 

Sau khi ĐCSTQ nắm quyền vào năm 1949, Cơ đốc giáo cùng nhiều loại hình tôn giáo khác bị chính quyền Trung Quốc áp chế gay gắt. Sau đó, tôn giáo này bị đánh đồng là xúc tiến cho chủ nghĩa đế quốc phương Tây, và bị hạn chế.

Theo thống kê, hiện có khoảng 100 triệu tín đồ Cơ đốc giáo tại Trung Quốc, hầu hết những cá nhân này đều phải đăng ký với các tổ chức Giáo hội được nhà nước công nhận. 

Họ sẽ phải tham gia vào giáo hội Phong trào Yêu nước Trung Quốc. Những tín đồ Cơ đốc giáo nào không tham gia đều bị liệt vào diện “đối tượng nguy hiểm”. Chính phủ Trung Quốc nhìn nhận, các cá nhân này là mối đe dọa đối với quyền hành của mình. Những tín đồ như vậy, họ buộc phải lén lút cầu nguyện trong các nhà thờ “chui” – một số địa điểm mà không đăng ký, và cũng không thể cho chính quyền biết. Nếu ai dám có hành vi rao giảng, truyền bá công khai sẽ bị bắt giữ, tra tấn và tẩy não.

Tình trạng này xảy ra tương tự đối với các loại hình tôn giáo khác được công nhận tại Trung Quốc. Các Phật tử tại Tây Tạng gần như đã bị khai trừ, nhiều người trong số họ phải trốn sang các nước như Ấn Độ hoặc Hoa Kỳ, để tiếp tục duy trì đức tin của mình. 

Ai muốn đi tu, muốn làm Phật tử thì sẽ phải qua đào tạo, tuân theo tôn chỉ và các giáo lý của ĐCSTQ, có như vậy mới được gọi là “sư thầy”, và chính quyền sẽ công nhận đó là người tu hành. Những ai nhất quyết không tuân theo ĐCSTQ như các cộng đồng Hồi giáo, người Duy Ngô Nhĩ sẽ bị bắt giam, cưỡng ép vào các trại cải tạo và bị tra tấn nhằm buộc họ phải từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Bên trong một trại lao động của Trung Quốc. (Ảnh qua DKN)

Tội ác kéo dài nhiều thập kỷ

Ở Trung Quốc ngày nay, dù có theo loại hình tôn giáo nào đi chăng nữa, chỉ cần các tín đồ không nằm trong thể chế được chính quyền nhà nước Trung Quốc công nhận, thì sẽ bị coi là một kẻ dị giáo. 

Sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao của tôn giáo đồng nghĩa với việc, người dân thực sự không được hưởng bất kỳ quyền tự do tôn giáo nào. Họ chỉ có thể tuân theo và gia nhập những thế chế tôn giáo đã được Đảng và nhà nước công nhận. 

Còn những ai không theo “thuyết vô Thần”, vẫn một mực kiên định vào tín ngưỡng của mình, đối với họ đó là một bi kịch. ĐCSTQ sẽ ra sức đàn áp, giết hại đến khi nào không còn một cá nhân nào mới thôi. Ví như, Pháp Luân Công là mục tiêu nhắm đến của ĐCSTQ từ hơn 2 thập kỷ qua, đến hiện tại các học viên vẫn đang bị truy lùng, bắt giam, tra tấn và cưỡng ép mổ cướp nội tạng – tội ác chống nhân loại.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao thể chất lẫn tinh thần.

Hơn 20 năm trôi qua, ĐCSTQ vẫn đang vu khống và bức hại các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh qua ET)

Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.

Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.

Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình. 

Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.

Các học viên đã bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. Gia đình tan nát, những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư. 

Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. Nhiều học viên khác bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ. Những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư,…. Tất cả chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho xã hội những giá trị đạo đức cao thượng.

Tội ác lớn nhất của ĐCSTQ chính là hành vi mổ cướp nội tạng các học viên để trục lợi, hành vi đang bị thế giới lên án, và sẽ đưa ra ánh sáng công lý một ngày không xa.

Chỉnh sửa Kinh sách, tẩy não các thế hệ 

Chính phủ Trung Quốc đang chỉnh sửa lại các ấn phẩm sách tôn giáo như Kinh thánh và Kinh Qur’an. Sau khi khâu chỉnh sửa hoàn tất, chỉ có những ấn phẩm này được nhà nước xem là phiên bản chính thức. 

Có thể trong tương lai, những tín đồ Cơ đốc và Hồi giáo tại Trung Quốc sẽ bị giáo dục với những kiến thức, nội dung về tôn giáo đã bị xuyên tạc.

Một người giảng đạo chia sẻ: “Xóa bỏ rào cản và treo cờ các quốc gia chỉ là những hành vi thể hiện bề nổi. Ngược lại, việc thêm thắt “các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội” vào trong Kinh Thánh là mánh khóe xảo quyệt nhất, dễ dàng đụng chạm tới đức tin của các tín đồ. Đây là hành vi bóp méo đức tin về Cơ đốc giáo. Là hành vi của quỷ dữ. Tình hình ngày càng trở nên thảm khốc hơn khi chính phủ ra tay tạo sức ép. Mục tiêu cuối cùng của họ là bài trừ hoàn toàn các đức tin tôn giáo”.


Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x