Trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi do biến đổi khí hậu và đô thị hóa

03/08/2020 Trung Quốc

Báo cáo của AUNSW cho thấy trẻ em Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi nạn di cư và biến đổi khí hậu, cũng như các cải cách chính sách xã hội cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ. Theo trung tâm nghiên cứu chính sách xã hội (SPRC), việc mở rộng các biện pháp bảo vệ cho những người di cư và trẻ em Trung Quốc “bị bỏ rơi” là điều rất cấp thiết.

Những đứa trẻ này có nguy cơ bị tước quyền công dân, vô gia cư và nghèo đói, tội phạm vị thành niên. (Ảnh qua pixabay)

Nghiên cứu quan trọng này do UNICEF Trung Quốc thực hiện, nhằm kiểm tra quyền trẻ em ở Trung Quốc trong bối cảnh di cư, đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề từ góc độ nhân quyền và lập bản đồ các thay đổi mang tính hệ thống, để thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em trong tương lai. Giáo sư Bingqin Li của UNSW – người đứng đầu nghiên cứu cho biết:

“Trung Quốc đang trải qua quá trình đô thị hóa to lớn và những thách thức môi trường nghiêm trọng như: Ô nhiễm và biến đổi khí hậu địa phương. Các thành phố đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng hòn đảo nhiệt và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang trở nên thường xuyên hơn trên cả nước.”

Các gia đình nông thôn di cư đến các thành phố có đủ loại thành phần, từ tự nguyện hoặc không tự nguyện, tạm thời và vĩnh viễn đều có. Bà nói:

“Người dân có thể di chuyển từ nông thôn đến thành thị do việc làm ở đó đang trở nên hấp dẫn hơn, vì đất của nông dân bị thu hồi hoặc do biến đổi khí hậu làm cho nông nghiệp không còn đáng tin cậy để tiếp tục duy trì sinh kế. Nghiên cứu trên đặt ra câu hỏi: Trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu này, tổn thương lên trẻ em là gì, các yếu tố đằng sau sự tổn thương này là gì và cần phải làm gì để cải thiện tình hình?”

Nạn di cư trẻ em hoặc trẻ em bị bỏ lại phía sau, do hậu quả của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với cuộc sống, sự phát triển và phúc lợi của trẻ em. Các nhóm bị ảnh hưởng này đại diện cho đa số dân số Trung Quốc, và do đó nó có ảnh hưởng nhất định đến xã hội và nền kinh tế Trung Quốc, Giáo sư Li cho biết:

Trẻ em bị bỏ lại phía sau do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho cuộc sống, sự phát triển và phúc lợi của trẻ. (Ảnh qua pixabay)

“Dữ liệu Điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong số 278,1 triệu trẻ em, từ 17 tuổi trở xuống, khoảng 35,8 triệu trẻ em là người di cư đã chuyển đến khu vực thành thị. 69,7 triệu trẻ em khác bị bỏ lại trong làng, chỉ có cha mẹ là di cư.”

Trẻ em nông thôn di cư đến các thành phố Trung Quốc phải đối mặt với các rào cản, thể chế trong việc tiếp cận chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả nạn phân biệt đối xử. Ví dụ, Hộ khẩu – một hệ thống đăng ký dân số và một hồ sơ quan trọng về tiếp cận dịch vụ xã hội, trong nhiều năm đã ngăn trẻ em nông thôn vào trường thành thị, và vẫn còn khó khăn để chúng tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học ở các thành phố, bà nói thêm.

“Trong lịch sử Trung Quốc, trừ khi được chấp thuận đặc biệt, bạn phải ở lại nơi đăng ký hộ khẩu của mình – đây là ý tưởng Kế hoạch Trung tâm trước năm 1978 – và tất cả phúc lợi của bạn sẽ được quan tâm. Tuy nhiên, các dịch vụ xã hội đã chậm thích ứng với xu hướng di cư. Cải cách chính sách để hỗ trợ quyền của nhiều trẻ em không có hộ khẩu thành thị, và cấp cho chúng các quyền lợi tương tự như trẻ em khu vực thành thị là rất cần thiết.”

Mặc dù cách tiếp cận hỗ trợ kinh tế của chính phủ đã mang lại một mức độ thịnh vượng, sự tăng trưởng kinh tế này đã dẫn đến bất bình đẳng, và những thay đổi tương ứng để bảo vệ trẻ em đã bị chậm lại, bà nói. Cần phải giải quyết khoảng cách này để đảm bảo tiến bộ xã hội và kinh tế lớn hơn.

Ngoài ra, trẻ em di cư dễ bị tổn thương vì chúng dễ bị lợi dụng hơn. Phó giáo sư Xiao Yuan Shang – một chuyên gia về phúc lợi xã hội và bảo vệ trẻ em ở Trung Quốc tại SPRC và là đồng tác giả của báo cáo cho biết:

Mặc dù cách tiếp cận tài trợ kinh tế của chính phủ mang lại một mức thịnh vượng, sự tăng trưởng kinh tế này đã dẫn đến sự bất bình đẳng, và những thay đổi tương ứng khiến việc bảo vệ trẻ em không thể theo kịp. (Ảnh qua pixabay)

“Như vậy, những đứa trẻ này có nguy cơ bị tước quyền, trở nên vô gia cư và nghèo đói, có thể trở thành tội phạm vị thành niên. Việc mở rộng hệ thống bảo vệ trẻ em mới, sẽ giúp giữ cho trẻ em di cư khỏi tình trạng bạo lực, bỏ bê, thương tổn và lạm dụng tình dục, cũng như việc cung cấp các trung tâm thanh thiếu niên cho trẻ em di cư tham gia, trong khi cha mẹ chúng đang làm việc.”

Tương tự, trẻ em bị bỏ lại ở khu vực nông thôn có nguy cơ bị xa lánh, bỏ bê và lạm dụng, và bị bỏ ngoài lề. Sức khỏe của trẻ em nông thôn sẽ chỉ được cải thiện thông qua việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe, nước và vệ sinh. Giáo sư Shang cho biết:

“Một điều quan trọng đối với Trung Quốc là cung cấp sự bảo vệ cho những đứa trẻ này, vì sự phát triển của trẻ em và vì lợi ích của toàn xã hội. Tuy nhiên, quan trọng nhất là quyền đối với các dịch chăm sóc trẻ em ở Trung Quốc phải được cải thiện ngay lập tức.”

Vấn đề này hết sức phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác liên ngành.

Việc phát triển các chính sách cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ em là không đơn giản, Giáo sư Li nói. Chúng bao gồm các cải tiến trong dịch vụ y tế và quản trị, đến giáo dục dễ tiếp cận, giảm nghèo và ứng phó thảm họa thiên nhiên. Bà nói thêm:

“Nhiều vấn đề trong số này xảy ra ở nhiều lĩnh vực chính sách, và các phản ứng chính sách hiệu quả sẽ đòi hỏi sự cộng tác, và phối hợp của nhiều bên liên quan khác nhau. Trách nhiệm của việc nâng cao sự bảo vệ trẻ em đòi hỏi sự hợp tác liên ngành giữa nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự.”

Một số biện pháp chính sách quan trọng đã cải thiện cuộc sống của trẻ em di cư và trẻ em bị bỏ rơi, đặc biệt là liên quan đến việc tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Một sự tiếp cận phù hợp có thể giúp xác định các vấn đề chưa được giải quyết, và cung cấp điểm chuẩn để cải thiện hơn nữa. Giáo sư Li kết luận:

“Rốt cuộc, nhiều thách thức đối với quyền trẻ em mà chúng tôi đã nêu trong báo cáo của mình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, khi cuộc sống của trẻ em ngày càng bị ảnh hưởng bởi thiên tai do hoạt động của con người gây ra. Nhu cầu hỗ trợ cho chúng sẽ tiếp tục mở rộng, trừ khi những nỗ lực rộng lớn hơn được thực hiện để hạn chế rủi ro của thiên tai và để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu.”

Di cư, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và trẻ em ở Trung Quốc – những vấn đề từ báo cáo quan điểm về quyền trẻ em được đồng tác giả bởi Giáo sư Bingqin Li, Phó giáo sư Xiaoyuan Shang, Yawen Cui và Tiến sĩ Megan Blaxland.

Thiện Thành (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x