Trẻ em Nhật không phải tiêm vắc-xin bắt buộc nhưng lại khỏe mạnh hơn trẻ em Mỹ

15/05/19, 11:24 Sức khỏe

Mỹ quy định lịch trình tiêm chủng dày đặc nhưng lại có tỷ lệ trẻ em sơ sinh tử vong nhiều nhất trong các nước công nghiệp. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản vẫn có thể đảm bảo sức khỏe của người dân với chính sách tiêm chủng mang tính tự nguyện nhiều hơn. 

Ngược lại, Mỹ là nước tích cực tiêm chủng nhất trong số những quốc gia phát triển, cả về số lượng và thời gian tiêm chủng.
Mỹ là nước tích cực tiêm chủng nhất trong số những quốc gia phát triển, cả về số lượng và thời gian tiêm chủng. (Ảnh qua Fatherly) 

Tại Mỹ, nhiều nhà lập pháp và các quan chức y tế công cộng đang tất bật cố gắng xây dựng chế độ tiêm chủng bắt buộc bằng cách không cho cha mẹ hay cá nhân nào có quyền lựa chọn chính sách miễn trừ vắc-xin hiện hành. Họ cũng áp dụng các biện pháp kiểm dịch và phạt tiền cao đối với những người không tuân thủ các sắc lệnh tiêm phòng vắc-xin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)

Các quan chức ở California đang tìm cách gạt bỏ quan niệm y tế về việc tập thể dục thay cho tiêm phòng. Trong khi đó, những quan chức ở New York lại đang bắt buộc tiêm vắc-xin phòng 3 bệnh sởi-quai bị-rubella kết hợp (MMR) cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi – những đối tượng mà sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin “không có hiệu nghiệm”.

Mỹ có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất trong tất cả các nước công nghiệp. Đây là đất nước có tỷ lệ trẻ em tử vong khi sinh và trong năm đầu tiên nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia tương đương nào khác và hơn một nửa số trẻ sống sót lại mắc ít nhất một bệnh mãn tính.

Trước khi áp dụng các biện pháp có đầy nghi vấn và hà khắc như vậy, tại sao các quan chức y tế ở Mỹ không chịu khó nghiên cứu về sức khỏe của trẻ em Nhật Bản?

Với dân số 127 triệu người, Nhật Bản có tỷ lệ trẻ khỏe mạnh và người sống thọ cao nhất thế giới. Trong số các nước phát triển, trẻ em Nhật Bản có số lượng được tiêm chủng ít nhất. Ngược lại, Mỹ là nước tích cực tiêm chủng nhất trong số những quốc gia phát triển, cả về số lượng và thời gian tiêm chủng. Mỹ buộc bị tiêm chủng đối với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và hai năm đầu đời.

Tiêm chủng nhiều như vậy có làm cho trẻ em Mỹ khỏe mạnh hơn không? Câu trả lời rõ ràng là không. Mỹ có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất trong tất cả các nước công nghiệp. Đây là đất nước có tỷ lệ trẻ em tử vong khi sinh và trong năm đầu tiên nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia tương đương nào khác. Hơn một nửa số trẻ sống sót lại mắc ít nhất một bệnh mãn tính. Phân tích tỷ lệ tử vong và sức khỏe trẻ sơ sinh trong thực tế cho thấy: Chính sách tiêm chủng của Mỹ không mang lại hiệu quả cho trẻ em nước này.

Nhật Bản và Mỹ: Hai chính sách tiêm chủng khác biệt

Năm 1994, Nhật Bản đã chuyển từ tiêm chủng bắt buộc tại các trung tâm y tế công cộng sang tiêm chủng tự nguyện tại phòng khám của các bác sĩ. Họ quan điểm rằng: “Việc tiêm vắc-xin nên được các bác sĩ gia đình của trẻ thực hiện, vì họ đã quen với tình trạng sức khỏe của các bé”. Quốc gia này đã tạo ra 2 loại vắc-xin không bắt buộc. Đó là vắc-xin thường lệ được chính phủ bảo trợ. Chính phủ “tích cực khuyến nghị sử dụng” nhưng không bắt buộc tiêm loại vắc-xin này. Loại thứ 2 là các loại vắc-xin “tự nguyện” bổ sung mà người dân thường phải tự chi trả. Khác với Mỹ, Nhật Bản không có yêu cầu tiêm vắc-xin cho trẻ em độ tuổi mầm non hay tiểu học.

Năm 1993, Nhật Bản cũng cấm vắc-xin MMR. Nguyên nhân là đã có hàng ngàn người Nhật mắc bệnh trong vòng 4 năm, dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh là 1/900 trẻ em có tỷ lệ thương tật “cao hơn 2.000 lần so với dự kiến”. Ban đầu, họ cung cấp vắc-xin sởi và rubella riêng biệt sau khi bãi bỏ tiêm vắc-xin MMR. Hiện nay Nhật Bản đang khuyến cáo người dân nên tiêm phòng định kỳ vắc-xin phòng 2 bệnh sởi-rubella kết hợp (MR) nhưng vẫn tránh tiêm MMR. Vắc-xin quai bị được xếp vào danh mục “tự nguyện”.

Dưới đây là những khác biệt chính giữa các chương trình vắc-xin của Nhật Bản và Mỹ:

  • Nhật không bắt buộc tiêm chủng, thay vào đó, nhà nước chỉ khuyến nghị nên tiêm phòng các loại vắc-xin (như đã thảo luận ở trên) theo định kỳ (được bảo hiểm chi trả) hoặc tự nguyện (tự chi trả).
  • Nhật không tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vắc-xin viêm gan B (HepB), trừ khi người mẹ dương tính với viêm gan B.
  • Nhật không tiêm chủng cho các bà mẹ mang thai vắc-xin uốn ván-bạch hầu-ho gà kết hợp (Tdap).
  • Nhật không tiêm phòng cúm cho các bà mẹ mang thai hoặc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi.
  • Nhật không cung cấp vắc-xin MMR, thay vào đó họ khuyến nghị tiêm vắc-xin MR.
  • Nhật không yêu cầu tiêm vắc-xin kháng vi rút Papilloma ở người (HPV).

Không có quốc gia phát triển nào buộc phải tiêm nhiều liều vắc-xin trong hai năm đầu đời như ở Mỹ.

Mỹ có tỷ lệ trẻ tử vong là 5,8/1.000 trẻ sơ sinh.
Mỹ có tỷ lệ trẻ tử vong là 5,8/1.000 trẻ sơ sinh.

Ngược lại, lịch tiêm chủng Mỹ (xem Bảng 1) quy định tiêm vắc-xin định kỳ trong thai kỳ, và liều vắc-xin HepB đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh (mặc dù 99,9% phụ nữ mang thai khi làm xét nghiệm đều âm tính với viêm gan B). Sau đó, trong năm đầu tiên, trẻ sẽ được tiêm tiếp tục 20 đến 22 liều vắc-xin. Không có quốc gia phát triển nào bắt buộc phải tiêm nhiều liều vắc-xin như vậy trong hai năm đầu đời.

Vắc-xin HepB đưa vào cơ thể trẻ sơ sinh một lượng nhôm 250 microgam. Đây là chất bổ trợ miễn dịch có độc tính, có hại cho thần kinh, dùng để kích thích phản ứng miễn dịch. Không có nghiên cứu nào đảm bảo tính an toàn của việc tiêm vào cơ thể trẻ sơ sinh mức độ kim loại cao như vậy. Trên thực tế, giới hạn trên của Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) đối với nhôm trong dịch truyền tĩnh mạch (IV) ở trẻ sơ sinh thấp hơn nhiều ở mức 5mcg/kg/ngày. Tuy nhiên, với mức này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy khả năng phát triển thần kinh ở trẻ bị suy yếu. Đối với một trẻ sơ sinh trung bình nặng khoảng 3,5kg, vắc-xin HepB có lượng nhôm cao hơn 15 lần so với giới hạn trên của FDA đối với các giải pháp IV.

Không giống Nhật Bản, Mỹ chỉ định tiêm vắc-xin cúm và Tdap cho phụ nữ mang thai, em bé sẽ được tiêm phòng cúm khi được 6 tháng tuổi và liên tục mỗi năm tiếp theo. Các nhà sản xuất chưa bao giờ kiểm tra sự an toàn của các mũi tiêm phòng cúm khi mang thai. Và FDA chưa bao giờ chính thức cấp phép cho bất kỳ loại vắc-xin nào trở thành “mũi tiêm chuyên dụng trong thời kỳ mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh”.

Nhật Bản ban đầu cũng khuyến nghị tiêm vắc-xin HPV nhưng đã ngừng thực hiện vào năm 2013 khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xuất hiện, làm gia tăng nhiều vụ kiện. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạm thời xác nhận việc tiêm vắc-xin HPV có liên quan tới việc người được tiêm phát triển các triệu chứng bệnh.

Những người đề xuất tiêm chủng ở Mỹ tuyên bố lịch tiêm vắc-xin của nước này tương tự như ở các nước phát triển khác, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì không hẳn như vậy. Hầu hết các quốc gia khác không khuyến cáo tiêm phòng trong thời kỳ mang thai, và ngay sau khi sinh trẻ cũng được tiêm rất ít mũi. Điều này rất quan trọng vì những tác động bất lợi đối với thai nhi và trẻ sơ sinh phụ thuộc vào số lượng, chủng loại và thời gian tiếp xúc với vắc-xin. Thai nhi và trẻ sơ sinh chính là những đối tượng đặc biệt, dễ bị phơi nhiễm độc tố và kích hoạt miễn dịch sớm.

Các nghiên cứu cho thấy, việc kích hoạt hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai có thể khiến con cái gặp vấn đề về phát triển. Tại sao phụ nữ có thai ở Mỹ được khuyến cáo hạn chế uống rượu, ăn cá ngừ có chứa thủy ngân để bảo vệ thai nhi, nhưng lại được nhắc nhở tiêm vắc-xin Tdap và vắc-xin cúm có chức năng kích hoạt miễn dịch, chứa thủy ngân (trong các lọ vắc-xin đa liều) cùng các chất khác chưa được kiểm định?

Lúc đầu Nhật Bản cũng khuyến nghị tiêm vắc-xin HPV. Tuy nhiên họ đã ngừng thực hiện vào năm 2013 khi các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xuất hiện, làm gia tăng nhiều vụ kiện. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạm thời xác nhận việc tiêm vắc-xin HPV có liên quan tới việc người được tiêm phát triển các triệu chứng bệnh.

Trong khi đó các cơ quan quản lý của Mỹ đã bỏ qua những báo cáo này cũng như các báo cáo tương tự. Mỹ không chỉ tiếp tục tích cực thúc đẩy hay thậm chí bắt buộc người dân tiêm vắc-xin HPV đã chọn trước đây ở độ tuổi vị thành niên mà giờ đây còn đang đẩy mạnh việc này ở người trưởng thành. FDA đã nhanh chóng chấp thuận vắc-xin HPV do hãng Merck sản xuất mặc dù một nửa trong số tất cả các đối tượng thử nghiệm lâm sàng với vắc-xin của hãng này được báo cáo là gặp tình trạng y tế nghiêm trọng trong vòng 7 tháng.

Tác giả: Kristina Kristen

Bảo San (Theo Collective Evolution)

Xem thêm: 

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x