Vì sao phụ nữ thường dễ bị trầm cảm sau khi sinh?
Bệnh trầm cảm đã trở thành một căn bệnh phổ biến ở người hiện đại, có thể bắt gặp vô số bệnh nhân trầm cảm ở khắp mọi nơi. Những bệnh nhân bị trầm cảm, chủ yếu là “gan” có vấn đề.
Thu Hương là một người phụ nữ dễ bị trầm cảm. Cô ấy thích tâm lý học, vì vậy đã tham gia một khóa học tâm lý. Thật không ngờ, khi càng hiểu rõ về các bệnh tâm lý, chứng trầm cảm của cô ngày càng nặng nề hơn. Sau đó, thậm chí không thể đi học, cảm thấy cơ thể suy sụp.
Cô có thể khóc mà chẳng cần nguyên nhân, không ngủ được, không ăn được. Mặc dù dùng thuốc chống trầm cảm nhưng nó vẫn không giúp ích gì cho cảm xúc của cô.
Một bác sĩ Trung y tên Thư Vinh nhớ lại, lần đầu tiên khi đến phòng khám của bà, tình trạng bệnh của Thu Hương đã rất tồi tệ. Tâm trạng của cô có phần đờ đẫn do uống thuốc, mắt không có thần sắc.
Video: Dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh. (Nguồn: VNE)
Trung y cho rằng bệnh trầm cảm, có liên quan đến gan
Bệnh trầm cảm đã trở thành một căn bệnh phổ biến ở người hiện đại. Bác sỹ Thư Vinh, trưởng khoa phòng khám Trung y nói rằng có thể bắt gặp vô số bệnh nhân trầm cảm trong phòng khám. Những bệnh nhân bị trầm cảm, chủ yếu là “gan” có vấn đề.
Gan trong Trung y không giống như Tây y. Không phải là cơ quan nằm dưới xương sườn bên phải của cơ thể người, mà là khái niệm về một hệ thống.
Trung y nói: “Can chủ tình chí”, ý rằng gan chi phối mọi cảm xúc. Bất kỳ cảm xúc quá khích và tiêu cực nào, trước tiên sẽ làm tổn thương gan.
Bệnh nhân bị trầm cảm thường hay nghĩ quẩn, nghĩ không thấu đáo, lại không có chỗ nào để phát tiết, chôn chặt ở trong lòng, khiến “khí” gan vận hành không thông suốt, bị tắc nghẽn.
Nếu coi cơ thể con người là một hệ thống sông ngòi biển hồ, thì những dòng chảy này phải được thông suốt, cơ thể mới khỏe mạnh. Bác sỹ Thư Vinh ví von: “Khi một dòng sông bị chặn, có thể chỉ là bị chặn một khúc nhỏ, nhưng thượng nguồn sẽ bị ngập úng còn hạ lưu thì cạn kiệt, kết quả là sẽ ảnh hưởng đến một vùng lớn”.
Trầm cảm cũng tương tự như vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành ‘khí cơ’ trong cơ thể, lúc đầu chỉ là tắc nghẽn ở một điểm, sau đó ngày một lan rộng, cuối cùng là gây ra bệnh.
Nếu người trầm cảm có thể đả thông tư tưởng, ‘khí gan’ bị ứ đọng được đánh tan, cơ thể sẽ hồi phục; nếu bệnh nhân chỉ luôn nghĩ quẩn, khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, rất khó để tháo gỡ tư tưởng. Bởi vì mặc dù trầm cảm làm tổn thương gan, nhưng sự mất cân bằng của gan ngược lại cũng sẽ tiết chế cảm xúc.
Người trầm cảm dễ bị mất ngủ và cáu kỉnh, cũng là nguyên nhân khiến gan bị tổn thương. Vì “can tàng huyết” (tức là gan giữ, chứa và điều hòa lượng máu cơ thể), máu lại thuộc âm tính. Khi một người muốn ngủ, âm dương trong cơ thể phải được giao hòa, âm khí phồn thịnh và dương khí hòa làm một, con người sẽ chìm vào giấc ngủ.
Thư Vinh giải thích: “Nhưng người trầm cảm làm tổn hại đến máu gan, thiếu âm khí, nên không thể kết nối với dương khí, gây ra khó ngủ”. Mặt khác, âm khiến con người trở nên tĩnh, dương làm người chuyển động, âm bị tổn thương, rất khó để tâm trạng bình tĩnh lại, rất dễ bị kích động và bức tức.
Tại sao phụ nữ sau sinh dễ bị trầm cảm? Bởi vì phụ nữ đã giành những điều tốt nhất cho con cái trong quá trình mang thai, khi sinh nở họ cũng bị mất một lượng khí huyết lớn, đặc biệt là thiếu máu gan, vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng. Do đó, tại thời điểm này, nếu chồng và gia đình không ủng hộ về mặt tinh thần, không chăm sóc bồi bổ cơ thể cho phụ nữ, thì trầm cảm có thể xảy ra.
Hai cách để chăm sóc gan và cải thiện trầm cảm
Người thường xuyên bị trầm cảm, đầu tiên phải tự tháo gỡ vướng mắc trong lòng, suy nghĩ mọi chuyện thật thông suốt; đồng thời phải vận động để thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm tan khí huyết bị tích tụ, tâm trạng cũng sẽ được cải thiện.
Trong cuộc sống hàng ngày, bác sĩ Trung y Thư Vinh khuyên người bệnh có thể dùng hai cách là uống trà và xoa bóp huyệt vị để dưỡng gan, điều chỉnh tâm trạng.
1. Uống trà: Cam mạch đại táo thang
“Cam mạch đại táo thang” có thể điều dưỡng máu gan, dưỡng tâm ninh thần, làm dịu cảm xúc. Những người thường xuyên căng thẳng, nếu uống vào cảm thấy hợp thì có thể dùng như trà uống hàng ngày.
Nguyên liệu của bài thuốc này đều mang tính ôn hòa, nên không có tác dụng phụ, phụ nữ vừa sinh nở cũng có thể uống.
Nguyên liệu làm thuốc: cam thảo, tiểu mạch, đại táo.
Cách uống: dùng nước để hãm uống như trà.
2. Xoa bóp huyệt vị
- Huyệt Thái xung: Nằm ở mặt sau của bàn chân, chỗ trũng phía trước của khớp giữa bàn chân thứ nhất và thứ hai.
Huyệt Thái xung là huyệt nguyên của can kinh, hiệu quả xoa dịu cảm xúc rất tốt, có thể thường xuyên bấm huyệt. Bất kỳ lúc nào tâm trạng không tốt, bạn có thể lập tức kích thích huyệt vị này, cho đến khi cảm giác đau đớn không thể chịu đựng được nữa, thì tâm trạng cũng sẽ dần dịu lại.
- Huyệt Dũng tuyền: Nằm ở phía trước của bàn chân, chỗ lõm nằm trên đường nối ngón chân thứ hai, thứ ba với gót chân.
Huyệt Dũng tuyền là huyệt vị đầu tiên của thận kinh. Thư Vinh nói: “Dũng tuyền nghĩa là nước chảy tràn ra ngoài, nước trong cơ thể từ trong Bát vị này chảy ra ngoài”. Thủy tuyền lúc đầu chảy ra rất ít, nhưng lực chảy lại rất mạnh, càng ngày càng lớn cho đến khi đổ thành sông thành bể, “kích thích huyệt Dũng tuyền, có thể khiến nước trong cơ thể trở nên cường thịnh”.
Vậy thì tại sao bạn phải ấn vào huyệt vị của thận kinh? Trong thực tế, đối với bệnh trầm cảm, bổ gan là trị ‘ngọn’, bổ thận là trị ‘gốc’. Những người bị trầm cảm thường mắc chứng ‘thận tinh bất túc’, vì vậy cơ thể suy nhược. Hơn nữa, thận thuộc Thủy, gan thuộc Mộc, Mộc sinh Thủy, do đó bổ thận cũng có tác dụng bổ gan.
Bệnh nhân trầm cảm, buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ, ấn vào huyệt Dũng tuyền 300 lần, có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm và khiến cho dễ ngủ hơn.
Nhanh thì chữa ‘ngọn’, chậm thì chữa ‘gốc’
Khi trầm cảm đã trở nên nghiêm trọng và trở thành bệnh lý, thì phải mời bác sỹ đến điều trị. “Nhanh thì chữa ‘ngọn’, chậm thì chữa ‘gốc’”, bác sỹ Thư Vinh nói rằng, bệnh nhân chữa khỏi được 7, 8 phần, thì phải dạy cho anh ta cách chăm sóc lâu dài dựa theo tình hình của bệnh nhân.
Khi điều trị cho bệnh nhân Thu Hương được nhắc đến ở trên, đầu tiên Thư Vinh giúp cô ấy bổ gan, đây là phương pháp điều trị trầm cảm cơ bản trong Trung y. Vì cô bị bệnh quá lâu, nên cô cũng mắc chứng ‘thận tinh bất túc’ và ‘thận tinh hư’. Vì không ăn được cơm, dạ dày bị ảnh hưởng, vì thế phải đồng thời chữa trị cả dạ dày.
Sau khi châm cứu kinh mạch và uống thuốc Trung y điều dưỡng vài tuần, tâm trạng của Thu Hương đã hồi phục như thường, cảm giác buồn ngủ và thèm ăn đã quay trở lại.
Trước kia, sức khỏe của Thu Hương vốn đã yếu hơn người, còn hiện giờ so với sức khỏe của những người xung quanh cùng độ tuổi, sức khỏe của cô đang rất tốt. Bệnh trầm cảm cũng không tái phát nữa.
Nhật Hạ (Theo Epoch Times)