Trung y và Tây y: Cùng là khoa học nhưng không chung con đường

Cơ sở hình thành và phát triển của Tây y là dựa trên các ngành khoa học tự nhiên hiện đại như vật lý học, hóa học, sinh vật học, giải phẫu học…; còn Trung y là y học Thần truyền, là một bộ phận cấu thành văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đây đều là 2 ngành khoa học nhưng đi theo 2 con đường hoàn toàn khác nhau và mang đến hiệu quả cũng khác nhau.

Trung y và Tây y: Cùng là khoa học nhưng đi theo 2 con đường hoàn toàn khác nhau và đem đến hiệu quả cũng khác nhau. (Ảnh: t/h)
Trung y và Tây y: Cùng là khoa học nhưng đi theo 2 con đường hoàn toàn khác nhau và đem đến hiệu quả cũng khác nhau. (Ảnh: t/h)

Hệ thống triết học, hình thức tư duy, giá trị quan niệm của Trung y cũng như quy luật phát triển của Trung y, chính là một mạch tương hợp với văn hóa truyền thống Trung Hoa, như nước và sữa hòa vào nhau.

Tính nhân văn của Trung y so với tính nhân văn của y học hiện đại thì sâu sắc hơn nhiều, văn hóa truyền thống có âm dương, ngũ hành, dịch học, khí học, đạo học, nho học, triết học, đạo đức, dưỡng sinh,… và tri thức khoa học tự nhiên truyền thống như thiên văn, thời tiết, địa lý, sinh vật (bao gồm thức ăn, dược vật), hình thể, cùng với trị liệu y học trong thực tiễn, đồng thời cùng tạo thành bối cảnh văn hóa và cơ sở lý luận đồ sộ của Trung y dược học.

Có thể nói, nếu không có truyền thống, Trung y chính là không có rễ vậy. Cưỡng ép đem y học Tây phương rót vào Trung y sẽ chỉ phá hoại hệ thống y học, không có chỗ nào tốt.

Khoa học là gì? Khoa học ở trên tầng diện tri thức mà nói, chính là khái niệm có nghĩa rộng, hệ thống tri thức trên mỗi phương diện của nhân loại đều được bao hàm trong đó. Nó không chỉ bao gồm khoa học tự nhiên, đồng thời cũng bao gồm khoa học nhân văn và khoa học xã hội, cũng chính là nói, không chỉ có toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, thiên văn học là khoa học; mà triết học, mỹ học, sử học, luật học, văn học, kinh tế học, xã hội học đều cũng là khoa học. Lại nói lên tầng cao hơn, tôn giáo càng là khoa học, chính là khoa học ở một tầng rất cao; tu luyện cũng là khoa học, phản bổn quy chân là chuẩn tắc khoa học làm người cao nhất.

Khoa học theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,... mà còn cả triết học, mỹ học, lên tầng cao hơn, tôn giáo càng là khoa học...
Khoa học theo nghĩa rộng không chỉ gồm khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,… mà còn cả triết học, mỹ học, lên tầng cao hơn thì tôn giáo, tu luyện càng là khoa học… (Ảnh: t/h)

Khoa học không giống với khoa học kỹ thuật. Khái niệm khoa học theo nghĩa hẹp thường thay thế khái niệm khoa học theo nghĩa rộng, do đó khiến cho con người bị dẫn dắt rằng khoa học chính là khoa học kỹ thuật, hiện nay trong mắt mọi người khoa học kỹ thuật hiện đại (tức là nghĩa hẹp của khoa học) đang trở thành hóa thân của chân lý, dần dần về sau, khoa học liền nổi lên trở thành tính từ khẳng định cao độ, như vậy cùng với các từ mê tín, sai lầm, ngu muội, lạc hậu trở thành nghĩa xấu đối ứng, khoa học và không khoa học dần dần biến thành từ chuyên dùng để chỉ rằng tư tưởng phán đoán và lý luận có xác thực hay không.

Con đường mà Tây y và Trung y đi chính là không giống nhau như vậy, tưởng tượng một chút, nếu như nguyên nhân bệnh, bệnh lý học, giải phẫu học, dược lý học, vi sinh học trong y học hiện đại đều toàn bộ biến thành âm dương ngũ hành, tạng tượng học, học thuyết thất tình lục dục, tứ khí ngũ vị mà nói, vậy Tây y xem bệnh như thế nào đây?

Danh y Ngô Đường đời nhà Thanh cho rằng: “Người thầy thuốc, thuận với trời hợp với thời, phán đoán biến thiên của khí, phù hợp với tình người, lý luận của vật thể”; học giả Thiệu Đăng Doanh cho rằng: “Không hợp thiên lý, không phải lời của thầy thuốc; không lý giải tình người, không phải lời của thầy thuốc…. sáng tỏ việc trị bệnh, có thể trị quốc gia”.

Chúng ta còn có thể tiến thêm một bước từ các phương diện tạng tượng học, bệnh nguyên học, chẩn đoán học, trị liệu học và dưỡng sinh học tiến hành phân tích, nơi đâu cũng hiển lộ ra tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, thân tâm hợp nhất (thân thể và tinh thần hợp nhất).

Đại y học gia Tôn Tư Mạc đời Đường cho rằng: “Y giả, ý dã. Thiện vu dụng ý, tức vi lương y”, ý rằng, người thầy thuốc cũng là ý (dùng từ đồng âm); tâm ý lương thiện, được gọi là lương y. Những danh y khác như Đào Hoằng Cảnh, Chu Chấn Hanh, Vạn Toàn, Trương Giới Tân, Lưu Thuần, Trình Hạnh Hiên, Triệu Học Mẫn cũng nói đến “Y giả, ý dã” này. Trên thực tế thầy thuốc cổ đại như thế có rất nhiều.

Trung y chú trọng tư tưởng thiên nhân hợp nhất, thân tâm hợp nhất. (Ảnh qua Pinterest)
Trung y chú trọng tư tưởng thiên nhân hợp nhất, thân tâm hợp nhất. (Ảnh qua Pinterest)

Chủ nghĩa duy khoa học chính là sùng bái khoa học đến mức cực đoan. Những người này cố chấp cho rằng phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên hiện đại là phương pháp duy nhất có thể nhận thức thế giới khách quan, chỉ có dùng cách này đạt được tri thức mới có thể được gọi là khoa học. Còn có người coi khoa học là vạn năng, cho rằng con người và xã hội cũng giống như thế giới vật chất vậy, có thể theo ý đồ của người thực nghiệm mà tiến hành thao tác thực nghiệm.

Ở phương Tây, từ thế kỷ 17, khoa học đã kéo tôn giáo từ trên đền thờ tối cao xuống, nhưng hôm nay chính mình lại chiếm lấy đền thờ, ở trên cao mà coi trời bằng vung, khoa học đã trở thành thước đo quyết định tất cả đúng sai của tri thức. Từ khoa học đã biến thành đồng nghĩa với từ chân lý, biến thành tính từ biểu thị tuyệt đối chính xác, trở thành một loại tôn giáo mới. Con người không còn thờ phụng Thượng Đế, mà khoa học mới là vị chúa tể thực sự.

Nhưng chủ nghĩa khoa học dù sao cũng là một loại trào lưu tư tưởng cực đoan, một khi đem quan niệm khoa học theo nghĩa hẹp mà bao trùm toàn bộ lĩnh vực tri thức của nhân loại, thì sẽ gây ra tổn hại cho lĩnh vực văn hóa và xã hội nhân loại. Chủ nghĩa khoa học tàn phá những thành phần chưa được biết đến của thế giới hiện thực, không nhìn thấy con đường hiệu quả khác giúp đạt đến chân lý.

Những người không tin tưởng Thần Phật thường không thể lĩnh hội sự kỳ diệu của Trung y. Người tôn sùng khoa học kỹ thuật hiện đại thường thích vung cây gậy khoa học tự cao tự đại mà cho rằng Trung y không khoa học, nhưng Trung y và Tây y đi 2 con đường khoa học khác nhau. Y học Thần truyền là y học ở một tầng rất cao, không thể bao hàm toàn bộ trong lĩnh vực tri thức hữu hạn của nhân loại được.

Theo Epoch Times

BS Đỗ Quyên

BS Đỗ Quyên

CTV trang TinhHoa.net. Bác sĩ Tây y, chuyên khoa da liễu, thông thạo nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Trung và có đam mê đặc biệt với Đông y. Thông qua việc đọc và nghiên cứu y học cổ Trung Hoa, cô mong muốn giúp đọc giả có thêm góc nhìn sâu sắc và toàn diện về các phương thức chăm sóc sức khỏe hay Đạo dưỡng sinh trong mối tương quan với y học hiện đại phương Tây.

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x