“Tổng tuyển cử vô vọng” và “bất công xã hội” là nhân tố gây hỗn loạn ở Hồng Kông

10/09/19, 22:29 Thế giới

Ông Tăng Ngọc Thành (Jasper Tsang) – Cựu chủ tịch hội đồng lập pháp Hồng Kông cho rằng, nguyên nhân chính cho sự bùng nổ nhanh chóng của việc phản đối dự luật dẫn độ là ‘tổng tuyển cử vô vọng’ và ‘xã hội bất công’.

Cựu chủ tịch hội đồng lập pháp Hồng Kông, ông Tăng Ngọc thành gần đây đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với thông tấn xã trung ương, ông bày tỏ “tổng tuyển cử vô vọng” và “xã hội bất công” là nguyên nhân chính cho sự bùng nổ nhanh chóng của việc phản đối dự luật dẫn độ. Chính phủ Hồng Kông nên thành lập ủy ban điều tra độc lập, xem xét lại vấn đề quản trị “một quốc gia hai chế độ”.

Chủ tịch Tăng Ngọc Thành của đảng Liên minh dân chủ vì sự tiến bộ và phát triển của Hồng Kông (DAB) (Ảnh: HK01)
Chủ tịch Tăng Ngọc Thành của đảng Liên minh dân chủ vì sự tiến bộ và phát triển của Hồng Kông (DAB) (Ảnh: HK01)

Ông cũng chủ trương rằng chính phủ Hồng Kông trước tiên phải làm cho xã hội “hết giận”, rồi mới có thể giải quyết được tình trạng khó khăn trước mắt.

Tăng Ngọc Thành bày tỏ, cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã nhanh chóng bùng phát trong một thời gian ngắn và mọi người không thể không nghĩ: “Người trẻ tuổi Hồng Kông tại sao đối với ‘một quốc gia hai chế độ’ lại bất mãn và không có niềm tin đến như vậy?”.

Đối với những người đổ tội hiện tượng này cho giáo dục, Tăng Ngọc Thành cũng không đồng ý, ông nói: “Vậy tại sao những người thuộc thế hệ của chúng tôi trưởng thành dưới sự giáo dục của người Anh ở Hồng Kông lại trở thành ‘những người yêu nước Hồng Kông’ trong miệng của chính quyền trung ương. Ngược lại đối với những người trẻ tuổi trưởng thành trong đặc khu, tại sao nhận thức về thân phận quốc dân lại yếu đến như vậy?”.

Tăng Ngọc Thành cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của thanh niên Hồng Kông chỉ có hai điều: “Tổng tuyển cử vô vọng”“Xã hội bất công”.

Trong “Luật cơ bản” quy định, Hồng Kông sẽ dần dần thực hiện kế hoạch bầu cử chung cho các lãnh đạo đặc khu và thành viên Hội đồng Lập pháp. Sau khi chuyển giao chủ quyền vào năm 1997, chính phủ Hồng Kông đã đề xuất một số cải cách chính trị, nhưng tất cả đều chết từ trong trứng nước. 

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông kêu gọi Tổng thống Donald Trump cứu giúp.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông kêu gọi Tổng thống Donald Trump cứu giúp. (Ảnh: BBC)

Lần cải cách chính trị gần đây nhất, sau khuôn khổ bầu cử chung do đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Bắc Kinh đề xuất (thường được gọi là “Quyết định 831”), đã dẫn đến “phong trào dù” năm 2014.

Tăng Ngọc Thành đã chỉ ra, về sau này, chính phủ Hồng Kông không còn đề xuất phương án cải cách chính trị nữa, điều này đã làm cho những người trẻ tuổi Hồng Kông tin rằng việc thực hiện tổng tuyển cử là điều khó có thể xảy ra.

Tăng Ngọc Thành nói: “Chính trị không có dân chủ, kinh tế không có dân chủ, điều này đã làm cho người trẻ tuổi nhìn không thấy tương lai”. 

Bởi vậy ông chủ trương, chính phủ Hồng Kông cần phải thành lập một ủy ban điều tra độc lập. “Không phải là điều tra ai đúng ai sai, mà muốn xem xét lại một quốc gia hai chế độ rốt cuộc đã xảy ra những vấn đề gì? Người trẻ tuổi vì cái gì mà bất mãn? Người đương quyền cần phải nhận thức và suy nghĩ về những vấn đề này của chế độ”.

Đối với tình cảnh khó khăn trước mắt, Tăng Ngọc Thành bày tỏ, chính phủ Hồng Kông trước mắt chỉ dựa vào cảnh sát để “tăng cường thi hành pháp luật”, “ngăn chặn bạo lực làm rối loạn chế độ”, những hành động này lại làm cho xung đột giữa cảnh sát và người dân ngày càng trở nên gay gắt, làm nảy sinh ra tình trạng “căm thù cảnh sát” rất nguy hiểm.

Tăng Ngọc thành cũng nói, Trung Quốc và Hồng Kông vốn đã có mâu thuẫn, nếu không thì đã không cần “một quốc gia hai chế độ”. Ông nói, hoàn cảnh dư luận và chế độ tư pháp của Hồng Kông dù sao cũng khác với Trung Quốc. Tuy nhiên tự do ngôn luận và pháp trị là giá trị cốt lõi của Hồng Kông. Có một số việc mặc dù chính quyền trung ương nhìn không thuận mắt, nhưng cũng phải cho phép.

Minh Huy (Theo Epoch Times)  

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x