Tổng thống Trump sa thải giám đốc FBI vì vụ bê bối email của bà Clinton
Quyết định sa thải Giám đốc FBI của ông Trump đã khiến cả nước Mỹ chấn động. Từ sau vụ bê bối Watergate thời Tổng thống Richard Nixon, rất hiếm khi có tổng thống Mỹ nào sa thải giám đốc FBI, bởi hành động này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy về chính trị, đặc biệt là phản ứng tiêu cực từ dư luận.
Mới đây, Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein thừa nhận đã viết một bản ghi nhớ gửi tới Bộ trưởng Tư pháp, Jeff Sessions quan ngại về tư cách của ông Comey trong suốt vụ bê bối của bà Clinton.
Bản ghi nhớ bắt đầu bằng nhận định: “Trong năm qua, danh tiếng và độ tin cậy của FBI đã bị tổn hại đáng kể, điều đó ảnh hưởng đến cả Bộ Tư pháp”.
“Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng giám đốc đã tạo nên những lỗi nghiêm trọng”. Ông Rosenstein cho biết rằng ông ấy không thể nào giải thích được việc giám đốc Comey kết thúc cuộc điều tra và không thể hiểu được “sự từ chối phán xét lỗi lầm mà ông ấy đã gây ra”.
Theo ông Rosenstein, điều đầu tiên chống lại ông Comey là cáo buộc của ông ấy về bà Clinton và các đồng nghiệp “cực kỳ bất cẩn” trong việc xử lý tài liệu phân loại trên email và máy chủ cá nhân của bà.
“Việc đưa ra tuyên bố như vậy không nằm trong quyền hạn của một giám đốc”, ông Rosenstein viết, thêm rằng Giám đốc Comey “tốt nhất” nên nói rằng FBI đã hoàn thành điều tra và trình bày kết quả cho các công tố viên.
Ông Comey đã làm chứng trong phiên điều trần hôm 3/5 trước Ủy ban Tư pháp của Thượng viện. Ông trả lời những câu hỏi về việc xử lý những email trong vụ bê bối của bà Hillary Clinton – đặc biệt là việc ông xem lại các email mật của bà cựu ngoại trưởng được tìm thấy trong laptop của cựu nghị sĩ Anthony Weiner. Bước đầu điều tra cho thấy những lá thư điện tử có nội dung về khiêu dâm trẻ em.
Ông Comey thông báo miễn truy tố hình sự bà Hillary Clinton trước những hành động sai trái trong một cuộc họp của Ủy ban Quốc hội, và ông Cattanach nói trong một thông cáo báo chí rằng “sau khi thông báo rằng cuộc điều tra đã chấm dứt, ông ấy hứa với các nhà lập pháp rằng sẽ mở lại cuộc điều tra nếu tìm thấy bằng chứng”.
Khi những email mới được tìm thấy trên máy tính xách tay của cựu nghị sĩ Weiner trong thời gian gần đến ngày bầu cử, ông Comey đã bị mắc kẹt bởi chính lời tuyên thệ rằng sẽ phát biểu trước Quốc hội những bằng chứng mới. Cattannach nói: “Nếu ông ấy im lặng, ông ấy không giữ lời hứa với Quốc hội. Nếu ông ấy tiếp tục, vụ bê bối có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử”.
“Ông ấy đang trong tình trạng thất bại, vì chính tất cả những gì ông ấy nói”, Cattanach nói.
Rosenstein viết rằng Comey đã không nên tổ chức cuộc họp báo hồi tháng 7/2016 để tuyên bố rằng bà Clinton sẽ không bị truy tố hình sự vì hành vi sử dụng máy chủ email riêng trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ.
Rosenstein cũng chỉ trích cách Comey gửi thư đến Quốc hội, thông báo mở lại cuộc điều tra đối với bà Clinton. Thứ trưởng Tư pháp dẫn lời các quan chức tư pháp Mỹ rằng hành động của Comey là “xa rời truyền thống không phân biệt đảng phái được tôn trọng rộng rãi của cơ quan”. Ông cho rằng FBI cần phải “chối bỏ hướng đi này và quay về với truyền thống”.
Ông Comey không nhận được sự ủng hộ từ cả phía Đảng Cộng hòa và Dân chủ.
Về phía Đảng Cộng hòa, ông Comey phải đối mặt với tranh cãi về sự phản kháng của ông với việc điều tra lý do tại sao chính quyền Obama tiết lộ tên chiến dịch của Tổng thống Trump trong các báo cáo giám sát trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử và điều tra những người sau đó đã tiết lộ các báo cáo tình báo mật được phân loại cho giới truyền thông.
Về phía Đảng Dân chủ, ông Comey phải đối mặt với việc quyết định mở lại cuộc điều tra email của Clinton vào những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử, chủ tịch Thượng viện Chusck Schumer cho biết, ông đã mất niềm tin vào Comey và cảm thấy “kinh ngạc” trước việc mở lại cuộc điều tra bà Clinton chỉ hơn một tuần trước khi bỏ phiếu. Ngày 2/5, bà Clinton đổ lỗi rằng Nga và ông Comey là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của bà.
Bộ trưởng Bộ tư pháp “cam kết với mức độ cao về kỷ luật, tính toàn vẹn và quy định của pháp luật đối với Bộ Tư pháp”, dựa trên đánh giá của ông và nhiều người khác, “Tôi kết luận rằng một sự khởi đầu mới là cần thiết trong sự lãnh đạo của FBI”.
Bộ trưởng nói rằng giám đốc FBI là người cần “tuân thủ trung thành các quy tắc và nguyên tắc” của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, và cần là tấm gương tốt cho các thành viên của cơ quan thực thi pháp luật và cấp dưới của mình.
Trong phần kết luận của bản ghi nhớ, Thứ trưởng Rosenstein nói: “Cách giám đốc xử lý cuộc điều tra email là sai. Dẫn đến việc FBI không thể lấy lại được niềm tin của công chúng và Quốc hội cho đến khi có một vị Giám đốc mới hiểu được mức độ nghiêm trọng của những sai lầm và cam kết không bao giờ lặp lại chúng. Từ chối thừa nhận lỗi lầm, giám đốc không thể được kỳ vọng vào việc thực hiện các hành động khắc phục cần thiết”.
Trump trích dẫn lời đề nghị này trong bức thư gửi tới ông Comey, thông báo với ông ấy rằng lệnh “sa thải và bãi nhiệm, có hiệu lực ngay lập tức”.
Ngọc Sam biên dịch