Tổ tiên tích âm đức, con cháu hưởng vinh hoa

29/03/21, 16:29 Cổ Học Tinh Hoa

Có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn để lại những điều tốt đẹp nhất của đời mình cho con cái. Có người vì muốn con mình có một cuộc sống sung túc, đã để lại toàn bộ gia sản tích góp cả đời mà họ làm ra. Tuy nhiên của cải vật chất trong thế giới này sẽ không kéo dài mãi mãi. Kỳ thực con người sống ở trên đời nên tích phúc báo hơn là tích bạc tiền, bởi phúc báo là thứ vĩnh viễn không bao giờ mất đi, còn bạc tiền chỉ là vật ngoài thân, sớm muộn rồi cũng mất…

tổ tiên
Tổ tiên tích âm đức, con cháu hưởng vinh hoa. (Ảnh qua ĐKN)

Người xưa tin vào thuyết “Thiên nhân hợp nhất” và Thiên lý “thiện ác hữu báo”. Văn hóa truyền thống Á Đông là sự kết tinh văn hóa của cả 3 trường phái lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Dù quan điểm của 3 trường phái này không giống nhau, nhưng thực chất đều khuyên con người nên có cái nhìn thoáng đạt đối với chuyện được mất ở thế gian, dạy bảo con người nên hành thiện tích đức, không làm điều xấu và không tạo nghiệp. 

Người già xưa vẫn thường răn dạy: “Tổ tiên tích đức, con cháu ắt sẽ giàu sang, vinh hoa phú quý”. 

Kỳ thực, con trẻ nếu như có thể thành đạt, thì không nhất thiết phải dùng đến tiền của để lại, còn nếu con trẻ không đủ năng lực, số tiền đó không chừng sẽ càng khiến họ ỷ lại và sa ngã, thậm chí gia sản lớn đến mấy cũng sẽ tiêu tán. Cho nên thay vì để lại của cải vật chất, chi bằng hãy lưu lại âm đức cho con cháu.

Trung Quốc có rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng được lưu truyền qua nhiều thế hệ, kể lại những ví dụ chân thực về các bậc đại trí huệ. Họ xem nhẹ được mất thế gian, tích đức hành thiện, quả thực đã để lại phúc báo cho thế hệ sau.

Cha Âu Dương Tu hành đại thiện tích âm đức

Chuyện kể về đại văn hào Âu Dương Tu (1007-1072), sống vào thời nhà Tống. Ông là một trong số tám nhân vật thuộc “Đường Tống bát đại gia” của nền văn hóa truyền thống Trung Nguyên xưa. Cha của Âu Dương Tu là Âu Dương Quan, sinh thời cũng là người có học thức và đức hạnh. 

Âu Dương Quan từng làm Phán quan ở Tứ Xuyên. Khi thẩm tra và phán xét các vụ án, ông rất dụng tâm và cẩn thận, chỉ sợ có án oan sai. Lần nào ông cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng, xem xét đi xem xét lại, có thể miễn được án tử hình cho nạn nhân hay không; để tránh trường hợp có oan khuất. Do đó, ông thường rầu rĩ mỗi khi không thể miễn trừ tội chết được cho phạm nhân.

Khi Âu Dương Quan qua đời, con trai Âu Dương Tu khi ấy vẫn còn rất nhỏ. Mẫu thân thường kể những chuyện của cha cho Âu Dương Tu nghe, và nói với ông rằng: “Ta không biết sau này con có thành tựu như thế nào, nhưng ta biết cha con chắc chắn sẽ có một đứa con thành đạt”.

Cha Âu Dương Tu tích âm đức, con trai nhờ đó mà thành đạt. (Ảnh qua ĐKN)

Sau này, Âu Dương Tú quả nhiên thi đỗ tiến sĩ, trở thành hiền tướng đương thời. Hoàng đế còn truy phong cho phụ thân ông – Âu Dương Quan làm Trịnh Quốc Công.

Tổ tiên không màng của bất chính, con cháu đời sau hưởng vinh hoa 

Chuyện kể rằng, vào thời nhà Minh, ở Phúc Kiến có một viên quan lớn tên là Dương Vinh (1371-1440). Tổ tiên của ông mấy đời đều mưu sinh bằng nghề lái đò qua sông. Một lần ở địa phương có một trận bão lớn đã phá hủy rất nhiều ngôi nhà, cuốn trôi gia súc, khiến nhân mạng và của cải tổn thất không sao kể xiết. 

Trong tình cảnh đáng thương đó, nhiều người lái đò vô lương tâm đã tranh nhau tìm vớt đồ đạc. Chỉ duy nhất có ông nội của Dương Vinh, là ra sức cứu người mà không màng của cải.

Khi trận lũ qua đi, rất nhiều thuyền phu vì vớt được của cải của người dân gặp nạn mà đã trở nên giàu có. Nhiều người cũng nhờ vậy mà đổi sang nghề khác sinh sống. Chỉ có gia đình họ Dương vẫn sinh sống bằng nghề chèo thuyền như trước đây.

Lúc ấy, một số người dân trong làng còn chế nhạo ông bà nội của Dương Vinh ngu ngốc, thấy tiền của mà không biết vớt. Nhưng gia đình họ Dương vẫn không để tâm, chỉ thấy vô cùng hạnh phúc vì đã cứu được rất nhiều người trong trận lũ lụt. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương mới dần dần khá giả. Cha của Dương Vinh vẫn nối tiếp truyền thống gia đình, cứu giúp những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Một ngày nọ, có một vị đạo sĩ đi ngang qua nhà họ Dương, nói với cha của Dương Vinh rằng: “Tổ tiên và cha mẹ ông đã tích rất nhiều âm đức, con cháu ông tương lai nhất định sẽ hưởng vinh hoa phú quý. Ông hãy xây một ngôi mộ tổ cho họ để báo đáp công ơn.” Cha của Dương Vinh nghe lời, đã mai táng ông nội cùng phụ thân ở nơi đó. 

Sau khi Dương Vinh sinh ra, từ thuở nhỏ đã thông minh nhanh nhẹn, rất có tài trí, lại ham đọc sách. Lúc lên 20 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi của triều đình, sau làm đến tam công. Hoàng Đế cũng gia phong cụ cố, ông nội và phụ thân Dương Vinh. Đến đời sau, con cái của Dương Vinh có cuộc sống cũng rất sung túc, thành đạt. 

Phạm Trọng Yêm hiến nhà, gia tộc hưng thịnh 800 năm

Phạm Trọng Yêm (989 – 1052) làm quan dưới thời Bắc Tống, cả đời tận tụy với quốc gia, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, thiên hạ ai ai cũng kính phục.

phạm trọng yêm
Phạm Trọng Yêm làm việc gì cũng nghĩ cho bách tính thiên hạ, gia tộc nhờ đại đức mà hưng thịnh suốt 800 năm. (Ảnh qua Trithucvn)

Có lần ông mua đất ở Tô Châu, thầy phong thủy khen rằng mảnh đất có phong thủy rất tốt, con cháu đời sau nhất định sẽ làm quan lớn. Phạm Trọng Yêm nghe vậy liền nghĩ, nếu phong thủy đất này có thể khiến đời sau vinh hiển, thì nên dùng nó làm học đường, trăm họ đều đưa con cái vào đây học, chẳng phải tương lai thiên hạ sẽ cùng nhờ đó mà hưởng phúc hay sao? Vậy là, ông quyên góp mảnh đất ấy để xây học đường, trẻ em nghèo nhờ đó mà thực hiện được ước mơ đi học.

Cũng nhờ Phạm Trọng Yên đầy lòng từ thiện, luôn nghĩ đến người khác trước, nên con cháu sau này nhờ vậy mà hưởng phúc đời đời. Bốn người con của ông đều vinh hiển, trở thành quan lớn trong triều đình. 

Gia tộc họ Phạm hưng thịnh suốt 800 năm, đến thời Dân Quốc vẫn còn là một dòng họ lớn, đều là phúc báo do công đức của Phạm Trọng Yêm để lại.

Lời kết

Trong “Kinh Dịch” viết: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”, hàm ý rằng các gia đình tích đức hành thiện thì nhất định sau này con cháu sẽ được hưng vượng, còn gia tộc hành ác tích tồn nghiệp lực ắt sẽ có hậu họa về sau. 

Vì thế, mỹ đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất để lại cho hậu nhân. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói rọi, liên tục không ngừng, kéo dài phúc báo cho gia đình thịnh vượng. 

An Nhiên

Theo visiontimes.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x