Tiết lộ nguồn gốc vật tư y tế nguy hại của Trung Quốc: “Chỉ cần số lượng, không cần chất lượng”
Trong lúc đại dịch Vũ Hán hoành hành trên toàn cầu, một lượng lớn vật tư y tế sản xuất tại Trung Quốc đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, nhưng nhiều lô hàng sản xuất tại quốc gia này liên tục vướng phải các cáo buộc bê bối về chất lượng không đạt tiêu chuẩn.
Ngày 12/5, một nguồn tin cho biết, rất nhiều quần áo bảo hộ và khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc là sản phẩm lao động nô lệ được các tù nhân tăng ca sản xuất, hơn nữa còn có nhà tù bán các vật tư y tế ra nước ngoài trong khi các sản phẩm đó chưa được qua xử lý lỗ kim, việc này phá hủy toàn bộ hiệu quả bảo vệ thực tế của quần áo bảo hộ.
Cùng ngày, tờ Minh Huệ cho biết gần đây Trung Quốc Đại lục xuất hiện tin tức, do dịch bệnh lây lan toàn cầu, nhu cầu về đồ bảo hộ và khẩu trang y tế rất lớn. Nhà tù Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam đã ép tù nhân tăng ca mỗi ngày để sản xuất quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế. Các tù nhân thậm chí phải làm việc hơn mười giờ mỗi ngày và không có ngày nghỉ.
Một tù nhân trong khu giam giữ nói, quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế do họ sản xuất được phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với đơn hàng sản xuất gấp rút để xuất khẩu, cai ngục sẽ tuyên bố với phạm nhân rằng, chỉ cần số lượng, không cần chất lượng.
Nhưng việc không xử lý lỗ kim ở đường may của quần áo bảo hộ sẽ làm cho sản phẩm không có tác dụng bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, nếu là đơn hàng trong nước, cai ngục sẽ yêu cầu các phạm nhân phải đảm bảo chất lượng, xử lý và dán kín lỗ kim ở đường may của trang phục bảo hộ.
Nhà tù Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một nơi cực kỳ khép kín, tình huống trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sản phẩm lao động nô lệ của nhà tù ĐCSTQ, những tin tức đen tối nói trên cũng là những tin tức mà các phạm nhân không màng nguy hiểm tính mạng để tiết lộ ra bên ngoài.
Bài báo cũng chỉ ra, nhà tù Trịnh Châu đã giam giữ lượng lớn nam học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hà Nam trong một thời gian dài, con số bị giam giữ lên tới hơn 1,000 người. Những học viên Pháp Luân Công này không chỉ bị tra tấn và cưỡng ép tẩy não trong tù, mà còn phải lao động cưỡng bức rất nghiêm trọng, ít nhất có hơn 10 người đã bị bức hại đến chết. Nhiều người bị bức hại đến tinh thần không còn tỉnh táo (bao gồm học viên Trần Hữu Khánh ở Tân Hương, học viên Đinh Quốc Doanh ở Huỳnh Dương, Vương Đại Bằng ở huyện Hoài Dương, học viên Điền Hải Thuận ở Trịnh Châu…).
Nhà tù Trịnh Châu nằm dưới một ngọn núi, và còn sót lại trên đại lộ Tùng Sơn ở thành phố Tân Mật, từng được biết đến là khu cải cách lao động thứ 15 của Hà Nam. Vì nhu cầu bán sản phẩm từ nô lệ, nhà tù này còn được gọi dưới tên “Công ty TNHH công thương nghiệp Quan Thái”.
Việt Anh (Theo NTDTV)