Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.7): Ôn dịch trời giáng

Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, những hiện tượng xảy ra ở Trung Quốc ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.

Tiếp theo phần 6: Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương Tây

1509131930042669-600x400
“Thành La Mã bị ôn dịch tập kích”, tác phẩm được họa sĩ người Pháp Jules Elie Delaunay sáng tác năm 1869, được cất giữ tại viện bảo tàng Orsay, Paris.

Ở phần 6, Tinh Hoa đã cùng bạn đọc quay ngược thời gian, trở về với thời La Mã cổ đại, một lần nữa nhìn lại tội ác lớn nhất trong lịch sử phương Tây. Đó chính là tội ác của đế quốc La Mã bức hại Cơ Đốc giáo. Tiếp theo, trong phần 7 sẽ kể lại báo ứng kinh hoàng cho tội ác này – Ôn dịch trời giáng.

“Hiền đế” vô đức, ôn dịch trời giáng

Tên chính thức của vị hoàng đế La Mã này là Marcus Aurelius Antoninus Augustus, Augustus là cách gọi kính trọng, ý là “Thần thánh, trang nghiêm, vĩ đại”, dựa theo tập quán thời bấy giờ, nên gọi ông là Antoninus. Trận đại ôn dịch trong khoảng thời gian mà ông nắm quyền, chính là được gọi theo tên của ông: ôn dịch Antoninus.

Bởi vì Aurelius đã để lại một bộ tác phẩm “Suy ngẫm” (The Meditations), có một số “tư tưởng triết học”. Vì vậy các nhà sử học sau này đã miêu tả ông là hiền đế La Mã, hoàng đế triết học, hoàng đế nhà tư tưởng, và gọi ông là “Aurelius”, cứ như vậy đã cắt đứt mối quan hệ giữa Aurelius Antonninus và “đại ôn dịch Antoninus” đó.

Năm 161, Marcus Aurelius Antoninus đã trở thành Hoàng đế La Mã.

Cuộc bức hại của Nê-rô đối với Cơ Đốc giáo chỉ là ở trong thành La Mã, còn Aurelius thì lại muốn diệt trừ tận gốc tín đồ Cơ Đốc giáo trên toàn quốc. Ông ta hạ chiếu phán xử gia sản của các tín đồ Cơ Đốc giáo cho người tố cáo, nhằm dụ dỗ người dân cả nước nước đi tìm kiếm, tố cáo các tín đồ Cơ Đốc giáo. Chính phủ lợi dụng các loại cực hình tra tấn dã man nhằm ép buộc các tín đồ Cơ Đốc giáo từ bỏ tín ngưỡng, nếu không từ bỏ thì sẽ bị chém đầu hoặc ném vào đấu trường để cho mãnh thú xé xác, còn để cho mọi người vây xem tìm niềm vui.

Kỳ thực, Hoàng đế Aurelius Antoninus rất tương đồng với Hoàng đế Sài Vinh nhà Hậu Chu thời Ngũ Đại Trung Quốc. Hai người đều có chiến công hiển hách, nhưng đều là bức hại chính giáo (Sài Vinh “diệt Phật” trên cả nước), rồi đều là mắc bệnh nặng trong chiến tranh, chết một cách mau chóng, cũng đều được người đời sau gọi là “anh minh chi chủ” (vị vua anh minh), cứ như vậy đã che đậy những tội ác tày trời của ông ta.

Aurelius Antoninus sau khi nắm quyền được 5 năm, năm 166, một trường đại ôn dịch đã giáng xuống, bởi vì xảy ra vào thời kỳ thống trị của Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus, vậy nên sử sách đã gọi đây là “ôn dịch Antoninus”.

screen_shot_2012-12-10_at_31038_pm1355170250621Mộ phần hỗn loạn của những người đã chết trong dịch bệnh Antoninus thời La Mã cổ đại.

Trận đại dịch Antoninus quét qua toàn quốc, những ghi chép trong sử sách quả thật là khiến người ta không khỏi kinh tâm động phách, nhìn thấy mà kinh hãi giật mình:

Những xác chết vì không có người chôn cất mà thối nát, phân hủy ngay trên đường phố. Phần bụng của họ sưng phù lên, từng cơn từng cơn nước mủ không khác gì những dòng nước lũ từ trong miệng nôn ra, cặp mắt đỏ rực, tay thì giơ lên cao. Xác chết chất chồng lên xác chết, la liệt phân hủy ngay trên từng con đường, trên từng góc phố, cửa hiên ngoài sân nhà hoặc trong giáo đường.

Trong những đám sương mù ngoài biển cả, có những con thuyền chỉ vì những tội lỗi của thuyền viên, cũng không tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế, đã trở thành những ‘nấm mồ’ lênh đênh trôi giạt trên những cơn sóng lớn ngoài biển cả.

Khắp đồng ruộng mênh mông đều là những cây lúa dựng đứng đã chuyển sang màu trắng, không có người thu hoạch mang về kho, từng đàn từng đàn lớn những con cừu, con dê, trâu bò và heo sắp biến thành động vật hoang dã, những súc vật này đã quên mất có người đã từng thả nuôi chăn dắt chúng. Trong thành Constantinople, số người chết càng không thể tính đếm…, xác chết đành phải chất thành đống ở trên đường phố, toàn bộ thành phố đều bốc mùi hôi thối”.

Tư liệu nghiên cứu thống kê nhân khẩu cho thấy, tỷ lệ tử vong bình quân của trận ôn dịch Antoninus đại khái khoảng là 7-10%, còn trong thành thị và quân đội rất có khả năng là 13-15%.

Khi đó, một vị bậc thầy của hoàng đế Aurelius Antoninus cũng đã nhắc đến trận ôn dịch này trong một lá thư, nói rằng nó (trận ôn dịch) khiến cho ⅓ nhân khẩu ở một số khu vực đã chết bởi dịch bệnh, đồng thời 1/10 binh sĩ trong quân đội cũng bị truyền nhiễm mà chết. Triệu chứng ôn dịch được miêu tả trong sử sách: tiêu chảy dữ dội, nôn mửa, cổ họng sưng to, thân thể rữa nát, sốt cao nóng đến phỏng cả tay, tay chân lở loét hoặc mọc ung nhọt, cảm thấy khát nước không thể chịu đựng, lớp da hóa mủ.

Năm 169, đế vương Verus – người cùng Aurelius Antoninus thống trị La Mã đã chết bởi trận ôn dịch. Năm 180, bản thân Aurelius Antoninus cũng chết bởi ôn dịch.

Đế quốc La Mã hùng mạnh trong trận ôn dịch hoành hành 16 năm đã đi đến suy vong, thời kỳ hoàng kim của đế quốc La Mã với lãnh thổ kéo dài đến cả ba châu lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi đã đoạn đứt trong tay của vị “vua hiền đức” này.

Tội ác tày trời trong việc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo của của “hiền đế” Aurelius Antoninus, không chỉ đã dẫn đến cái chết trời giáng cho bản thân và người thân, đã hại chết đồng liêu, hại những quân lính chấp hành mệnh lệnh bức hại, còn kéo theo hàng nghìn vạn sinh mệnh người dân trên khắp cả nước.

Decius và ôn dịch Cyprian

Năm 249, Decius lên ngôi, thời bấy giờ đế quốc La Mã rộng lớn đã đứng trước mối nguy hiểm trùng trùng. Vì để xoay chuyển nguy cơ, ông đã phát động một cuộc bức hại chưa từng có đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo. Ông ta hạ chiếu, lấy hình thức của luật pháp quy định người người nhất định phải đi bái tế tượng Thần của La Mã và tượng các vị đế vương La Mã để có được một tờ giấy chứng nhận của chính phủ. Những ai không có giấy chứng nhận thì sẽ bị xử tử.

Đây là cuộc bức hại có kế hoạch nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc giáo, trên hình thức cũng là bôi nhọ đối với tín ngưỡng của họ. Bởi vì tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo không thừa nhận cũng không thể tế bái những vị Thần khác (chính là giống như “bất nhị pháp môn” trong Phật giáo). Đây cũng giống như lấy hình thức pháp lệnh của chính phủ để hủy diệt giáo quy, giới luật và tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo. Một lượng lớn các tín đồ Cơ Đốc giáo kiên trinh đã vì tín ngưỡng thà chết chứ không chịu khuất phục.

Năm sau, ôn dịch lại kéo đến lần nữa. Trường ôn dịch này được ghi chép bởi một vị giáo chủ Cyprian của Cơ Đốc giáo, vậy nên được gọi là ôn dịch Cyprian.

Decius lên ngôi 2 năm đã chết trong chiến trận, và trường ôn dịch này đã hoành hành gần 20 năm, đã cướp đi mạng sống của 2.500 vạn người, là một trong những trận ôn dịch có số người chết nhiều nhất trong lịch sử. Vào thời cao điểm nhất, thành La Mã mỗi ngày có đến 5.000 người chết, sức chiến đấu trong quân đội giảm sút to lớn. Năm 270, vị vua Claudius II cũng chết trong trận ôn dịch.

Diocletianus, hai năm điên cuồng

Đối diện với bức hại, các tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn giữ gìn tín ngưỡng của mình, xem cái chết giống như con đường để quay trở về. Họ ở trong khổ nạn vẫn khuyến thiện giảng đạo với người đời, thậm chí trước khi bị hành hình vẫn giống như Đức Giê-su năm xưa, cầu chuyện cho những kẻ đã bức hại mình.

Trong trận đại ôn dịch, người ta đều xua đuổi người thân mắc bệnh ra khỏi nhà, lo sợ bị nhiễm bệnh, còn các tín đồ Cơ Đốc giáo lại dũng cảm không màng đến an nguy của mình đi ra ngoài phố chăm sóc chữa trị cho những người mắc bệnh, truyền giảng Phúc Âm, cầu nguyện cho họ, cử hành tang lễ cho người chết. Biểu hiện của Thần tính hết sức thiện lương này đã khiến cho người đời nhìn thấy được sự vĩ đại của chính tín, khiến cho những lời vu cáo phỉ báng của chính quyền đối với Cơ Đốc giáo đã hoàn toàn mất đi thị trường.

Cơ Đốc giáo trong thời gian bị bức hại trái lại càng phát triển lớn mạnh hơn, đến khi Diocletianus được lập làm hoàng đế, người vợ và rất nhiều người hầu cận đều là tín đồ Cơ Đốc giáo.

Diocletianus khi còn tại vị, lúc đầu vẫn còn khoan dung đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo, về sau dưới sự xúi bậy của người con rể – phó đế Galerius, đã bắt đầu cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử: Đốt bỏ kinh sách của Cơ Đốc giáo, phá bỏ giáo đường; tịch thu tài sản; thanh trừ hết thảy các tín đồ Cơ Đốc giáo trong quân đội và quan lại; về sau đã trực tiếp vạch rõ ranh giới với tín ngưỡng, những người tín ngưỡng Cơ Đốc bị bắt, bị tra tấn hành hạ, những ai không từ bỏ tín ngưỡng thì bị xử tử.

Sau hai năm điên cuồng, Diocletianus vì sức khỏe ngày càng xấu đi nên đã thoái vị.

Galerius ăn năn hi li

212717_medium
Hoàng đế La Mã Galerius sau hai năm điên cuồng bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đã thật lòng sám hối.

Năm 305, lúc đầu khi Galerius từ phó đế lên ngôi trở thành chính đế, liền bắt đầu cuộc bức hại đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trên quy mô lớn. Vào năm thứ 6, ông đã mắc phải một chứng bệnh quái ác. Theo ghi chép của nhà sử học Cơ Đốc giáo: Hành hạ đau đớn tàn khốc của căn bệnh giống như chính trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của ông ta đã xuất hiện triệu chứng bưng mủ, về sau đã mọc một khối u lớn, dòi bọ từ trong đến ngoài xâu xé da thịt ông. Thân thể ông rữa nát, và cơn đau dữ dội cũng khiến ông không còn ra hình người nữa.

Các bác sĩ bó tay không còn cách nào. Có những bác sĩ trong lúc xem bệnh cho ông quả thật không thể chịu đựng nổi cái mùi hôi thối mà quay mặt sang một bên ói mửa, lần này đã thật sự chọc giận tên bạo chúa, ông ta đều đã giết chết những bác sĩ này. Đến cuối cùng, thân thể của Galerius đã hoàn toàn biến dạng, nhìn vào chỉ là một cái bao lớn sưng phù. Thân trên của ông trở nên khô cứng, chỉ còn da bọc xương, còn thân dưới của ông cảm giác giống bánh pudding, hai chân của ông cũng đã biến dạng.

Sau một năm dày vò đau đớn bởi chứng bệnh, năm 311, cuối cùng ông đã tỉnh ngộ. Ông gọi tên Đức Chúa và thật lòng sám hối. Ông ở trên giường bệnh đã ban bố chiếu thư, hủy bò lệnh cấm đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khu trực thuộc miền đông La Mã, chấm dứt hết thảy bức hại đối với tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời đã quy y Cơ Đốc giáo. Mấy năm sau, Galerius đã bình thản ra đi.

Hai năm sau, năm 313, Constantinus Đại đế và Licinianus một lòng tin theo Cơ Đốc giáo đã cùng nhau ban bố sắc lệnh Mi-lan rửa oan cho Cơ Đốc giáo. Nhưng đây chỉ là công đức và huy hoàng của cá nhân, chứ không cách nào hoàn trả tội ác bức hại Cơ Đốc giáo trong gần 300 năm của đế quốc La Mã. Sau Constantinus Đại đế, đế quốc La Mã hùng mạnh đã tan rã, về sau tuy lại được hoàng đế Theodosius sùng tín Cơ Đốc giáo tạm thời thống nhất, nhưng vẫn không thể đi ngược lại con đường tan rã và diệt vong.

Đến đây, chúng ta đã nhìn thấy tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là bức hại những chính giáo chính tín Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, đặc biệt là bức hại Thánh giả truyền chính Pháp thì tội lỗi càng to lớn hơn, quả báo thê thảm đã lưu lại một bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho người đời.

Vậy nên, ở một phương diện khác, thuận theo Đạo trời, truyền rộng thúc đẩy chính giáo chính Pháp, chấm dứt bức hại đối với chính giáo chính tín, lập lại trật tự, chính là công đức thiên đại.

Phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về căn nguyên cơ bản của những triều đại thịnh thế huy hoàng của Trung Quốc cổ đại. Sau khi xem xong, mọi người sẽ có thể hiểu được vì sao trong “Thôi Bối Đồ” nói đến, phải sau khi “thuận thiên thôi mệnh”, mới có thể mở ra thời đại hưng thịnh cho Trung Quốc cũng như toàn nhân loại.

(Còn nữa)

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x