Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.6): Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương Tây

Cuốn sách Thôi Bối Đồ là cuốn tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, đại sự Trung Quốc giai đoạn ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.

Tiếp theo phần 5: Tội ác trong lịch sử Trung Quốc

Cuốn sách Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.6) Ảnh 2
Do Thái giáo bày mưu hại chết Đức Giê-su. (Ảnh: Internet)

Mỗi một lần bức hại chính giáo, thì luôn kèm theo từng đợt từng đợt ôn dịch trời giáng, lịch sử đã để lại một bài học đau thương giữa sự sống và cái chết cho nhân loại ngày hôm nay.

Ở phần 5, Tinh Hoa đã cùng bạn đọc quay ngược thời gian, nhìn lại sự kiện “tam Vũ nhất Tông diệt Phật” xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Vì chống lại Phật Pháp, các triều đại ấy đều đã phải nhận chung một kết cục bi thương. Ở phương Tây trong quá khứ, cũng đã để lại một bài học tương tự cho nhân loại.

2. Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương Tây

Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương Tây là bức hại Cơ Đốc giáo. Từ người đứng đầu Do Thái giáo bày mưu giết hại Đức Chúa Giê-su cho đến đế quốc La Mã bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khoảng thời gian gần 300 năm. Mỗi một lần bức hại chính giáo, thì luôn kèm theo từng đợt từng đợt ôn dịch trời giáng, lịch sử đã để lại một bài học đau thương giữa sống và chết đối với nhân loại ngày hôm nay.

* Do Thái giáo bày mưu hại chết Đức Giê-su

Cuốn sách Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.6)  5

Tín ngưỡng đối với Đức Chúa của Do Thái giáo là khởi nguồn của Cơ Đốc giáo. Kinh điển “Ngũ Thư Mô-sê” mà Do Thái giáo tín phụng là nội dung kế thừa quan trọng được Cơ Đốc giáo lấy làm “Cựu Ước” trong “Kinh Thánh”. Câu chuyện về Đức Giê-su và những môn đồ truyền giáo của Ngài được các tín đồ Cơ Đốc ghi chép lại thành “Tân Ước” trong “Kinh Thánh”. Nhưng, Do Thái giáo không thừa nhận quyển kinh “Tân Ước”

(Ngũ Thư là năm quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew, bao gồm: Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật).

* Do Thái giáo Mạt Pháp, Đức Giê-su hạ thế truyền tân Pháp

Tại sao lại gọi là “Cựu Ước”, “Tân Ước”? Ý chính là điều ước mà Thượng Đế xác lập cho con người, trong đó có viết những điều răn mà các tín đồ cần phải tuân thủ. “Cựu Ước” là Mô-sê ký kết cho người Do Thái thế kỷ thứ 13 TCN.

Bởi mọi sự vật đều sẽ tuân theo quy luật “sinh thành – phát triển lớn mạnh – suy yếu – tiêu vong”, trong Phật giáo gọi là “thành – trụ – hoại- diệt”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập Phật giáo đã từng tiên tri về quá trình phát triển của Phật giáo rằng: “thời kỳ Chính Pháp” (500 năm, Phật giáo thuần chính), “thời kỳ Tướng Pháp” (1.000 năm, Phật giáo bị rối không thuần, nhưng mà có Pháp, có Phật tướng ở đó, còn có thể tu hành độ nhân), và sau cùng đi vào “thời kỳ Mạt Pháp” (Phật giáo bị làm loạn, không thể độ nhân được nữa). Ba giai đoạn này, thật ra cũng thích hợp với Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, chẳng qua là thời gian dài ngắn khác nhau mà thôi.

Thật ra, Mô-sê cũng đã dự ngôn về “Mạt Pháp” trong Do Thái giáo xưa. Trong “Sách Đệ Nhị Luật – Cựu Ước”  Mô-sê đã nói: “Ta biết rằng sau khi ta chết rồi, các ngươi ắt sẽ bại hoại hoàn toàn, xa rời khỏi lời mà ta căn dặn các ngươi”. Một nghìn năm sau khi Mô-sê qua đời, Do Thái giáo đã đi vào thời Mạt Pháp, người ta đã không thể lý giải hàm nghĩa chân chính của giáo nghĩa nữa, có những đền thờ đã trở thành thị trường giao dịch, thậm chí mua bán gia súc…

Vào thời gian Do Thái giáo Mạt Pháp, Đức Giê- su xuất thế, truyền giảng giáo nghĩa mới, đã có một lượng lớn người tin theo, điều này đã chọc giận thế lực Do Thái giáo đương thời.

Các thượng tế và kỳ mục là người đứng đầu Do Thái, họ muốn hại chết Đức Giê-su, nhưng người Do Thái không có quyền tự chủ. Bởi vì thời bấy giờ toàn bộ địa khu của dân tộc Do Thái dưới sự thống trị của đế quốc La Mã, cần phải nghe theo lệnh của tổng trấn do đế quốc La Mã sai đến. Vì vậy các thượng tế Do Thái giáo bắt giữ Đức Giê-su, giải đến chỗ tổng trấn Phi-la-tô, yêu cầu Phi-la-tô phán Người tội tử hình.

Tổng trấn Phi-la-tô cho rằng Đức Giê-su vô tội, nhiều lần muốn phóng thích. Nhưng Do Thái giáo phẫn nộ và các thượng tế không can tâm, mạnh mẽ yêu cầu đóng đinh Đức Giê-su lên thập tự giá xử tử Người, cả một vùng trở nên náo loạn đòi tổng trấn Phi-la-tô tử hình Đức Giê-su.

“Phúc âm Matthew – kinh Tân Ước” ghi lại rằng: Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!”. Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!”.

Lời thề này cuối cùng đã ứng nghiệm, trở thành ác mộng mà người Do Thái không thoát được trong hơn nghìn năm.

* Tội ác hoàn trả gần hai nghìn năm

Cuốn sách Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.6)  4

Đại chiến ắt bại, trời không che chở. Đây là sự thật khiến cho người Do Thái đau lòng nhưng lại không thể không đối diện.

Năm 66, người Do Thái tổ chức nổi loạn bị tổng trấn La Mã trấn áp, chỉ riêng tổng trấn Caesarea đã có hơn 20 nghìn người Do Thái bị giết. Sau đó người Do Thái đã phát động khởi nghĩa.

Năm 70, đại quân La Mã đã đánh bại quân khởi nghĩa, có khoảng 1,1 triệu người Do Thái đã chết trong chiến trận, 70 nghìn người bị bán làm nô lệ, những người bị đóng lên thập tự giá xử tử nhiều không đếm xuể. Thánh điện Jerusalem đã bị cướp phá không còn lại gì, Chân nến Shabbat và các thánh vật bị đưa đến La Mã. La Mã đã xây dựng Khải hoàn môn Constantinus để kỷ niệm chiến thắng lần này.

Năm 132, người Do Thái khởi nghĩa lần nữa, 3 năm sau đã bị dập tắt, hơn 500 nghìn người Do Thái gặp nạn. Đế quốc La Mã lệnh cho hết thảy người Do Thái mãi mãi không được trở về quê hương, những người Do Thái may mắn sống sót từ đây đã bắt đầu cuộc sống lưu vong đến các nơi trên thế giới, nhưng trong vùng đất của các dân tộc khác cũng luôn luôn bị hắt hủi bài xích.

Hai nghìn năm, lịch sử di dời, tản mạn khắp nơi của người Do Thái chính là lịch sử bị hắt hủi bài xích ở các nơi trên thế giới. Đế quốc La Mã mãi luôn chèn ép người Do Thái, sau khi đế quốc sụp đổ cũng không chút thuyên giảm. Năm 1290, nước Anh trục xuất người Do Thái; năm 1306 – năm 1394, nước Pháp nhiều lần xua đuổi người Do Thái; năm 1348, Thụy Sĩ bài xích người Do Thái; năm 1349 – 1360, Hungary bài xích người Do Thái; năm 1391, Tây Ban Nha bức hại, tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn; năm 1421, nước Áo bài xích người Do Thái; năm 1492, tất cả 400 nghìn người Do Thái ở Tây Ban Nha đã bị tịch thu toàn bộ tài sản, trục xuất ra nước ngoài; năm 1497, Bồ Đào Nha học theo Tây Ban Nha bài xích người Do Thái. Năm 1881, nước Nga bài xích, giết hại người Do Thái; năm 1939 đến năm 1945, phát xít Đức đã giết hại hơn 6 triệu người Do Thái.

Giống như quy luật “mắt đền mắt, răng đền răng” mà Mô-sê định ra trong kinh “Cựu Ước”. Con cháu của dân tộc Do Thái, trên tổng thể vốn không làm chuyện ác gì, nhưng lại phải chịu khổ nạn trong gần hai nghìn năm, đây chỉ có thể minh chứng rằng là đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Giê-su, họ phải hoàn trả tội lỗi của tổ tiên mình.

Lịch sử bị kịch càng có thể lưu lại lời cảnh tỉnh cho nhân loại. Do Thái giáo đã đến thời kỳ Mạt Pháp, Thánh giả Giê-su xuất thế truyền chính pháp cứu rỗi cho dân tộc Do Thái, nhưng lại bị chính người đứng đầu của người dân Do Thái hại chết. Bức hại Giác Giả truyền Chính Pháp, tội lỗi chính là to lớn như vậy.

Mãi đến năm 1948, bộ phận người Do Thái ở sống tản mác lưu lạc ở các nơi trên thế giới đã trở về vùng đất của tổ tiên, để thực hiện lời tiên tri “Israel phục quốc” trong kinh Cựu Ước. Từ đó trở đi, thắng lợi lâu ngày không gặp cuối cùng đã đến, Israel đã thắng trận giống như có kỳ tích vậy, vị Thần mà họ tôn thờ và tín phụng, dường như lần nữa đã bắt đầu quan tâm đến dân tộc đã phải chịu nhiều khổ nạn này. Đó là bởi Cứu Thế Chủ Messiah sắp truyền Chính Pháp ở thế gian con người, vậy nên đã cấp cho dân tộc cổ xưa này một cơ duyên cứu độ.

(2) Đế quốc La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc

Sau khi Đức Giê-su bị hại, Do Thái giáo tiếp tục lùng bắt các đệ tử truyền giáo của Đức Giê-su. Không lâu sau, đế quốc La Mã cũng bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Cơ Đốc giáo.

Kết cục của chính sách tàn bạo của Nê-rô

Năm 54, Nê-rô kế nhiệm hoàng đế La Mã. Nê-rô nổi tiếng hoang dâm bạo ngược, giết người như ngóe, ngoài việc giết oan các quan đại thần ra, còn giết chết người mẹ ruột, anh em và hai người vợ của mình. Năm 64, Nê-rô vì để mở rộng xây dựng hoàng cung đã phóng hỏa thiêu hủy thành La Mã, và sau đó vu oan giá họa cho các tín đồ Cơ Đốc, miêu tả Cơ Đốc giáo thành tà giáo mê tín phản xã hội, kích động dân chúng La Mã tham gia bức hại. Hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, bị ném vào trường đấu thú và bị mãnh thú xé xác ăn thịt trong tiếng kêu la hò hét của người La Mã… Nê-rô còn lệnh cho người ta trói các tín đồ Cơ Đốc với những bó cỏ khô, và xếp thành hàng trong hoa viên làm thành những ngọn đuốc lửa để dạo chơi ban đêm.

Cuốn sách Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.6) Ảnh 1
“Lời cầu nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì Đạo”. (Ảnh: Internet)

“Lời cầu nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì Đạo”, bức tranh miêu tả tình cảnh thảm khốc của các tín đồ Cơ Đốc giáo bị Đế chế La Mã bức hại. Trên những cây cột trụ xung quanh đấu trường, bên trái là các tín đồ bị lửa thiêu sống, bên phải là tín đồ bị xử tử đóng đinh trên thập tự giá, ở giữa chính là một nhóm tín đồ sắp bị mãnh thú xé xác ăn thịt.

Dưới trường bức hại điên cuồng, cũng đã gieo phải mầm họa cho Nero và dân chúng La Mã. Năm 65, đế quốc La Mã bùng phát dịch bệnh (có học giả sau này cho rằng là bệnh sốt rét nặng). Năm 68, người La Mã khởi nghĩa chống lại chính quyền bạo ngược, thành La Mã nổi loạn, Nê-rô đã tự sát trong lúc trốn chạy, khi đó chỉ mới 31 tuổi.

Những đế vương La Mã lên ngôi sau đó vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo, họ không tin rằng bức hại chính giáo sẽ mang đến ác báo cho quốc gia, nhân dân cũng như bản thân mình, càng không tin những trận ôn dịch đó là cảnh tỉnh của thiên thượng. Cơ Đốc giáo mãi luôn bị cho là tà giáo, cuộc bức hại Cơ Đốc giáo lúc chặt chẽ lúc nới lỏng kéo dài gần 300 năm, ôn dịch bao trùm toàn bộ La Mã cũng không khiến trường bức hại thuyên giảm đi chút nào.

Theo Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x