Thiền định – Phương pháp dưỡng sinh được các danh nhân xưa tôn sùng

25/03/17, 12:07 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, mặc dù chìm nổi trong chốn quan trường nhưng họ vẫn giữ được một tinh thần lạc quan, khoáng đạt. Bởi có một phương pháp dưỡng sinh mà họ luôn tôn sùng, đó chính là thiền định.

Hiện tại, hàng trăm triệu người trên thế giới đang trải nghiệm phương pháp tĩnh tọa của người phương Đông cổ xưa. (Ảnh: dafoh.net)

Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào là một trong những quốc y đại sư (một danh hiệu cao quý nhất trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc) vẫn vô cùng khỏe mạnh dù đã 101 tuổi. Bí quyết dưỡng sinh hàng đầu của ông, đó là mỗi sáng sau khi thức dậy việc đầu tiên là tĩnh tọa 10 phút đồng hồ. Trong lúc tĩnh tọa ông sẽ nhắm mắt tự nhiên, bài trừ những tạp niệm trong đầu, tập trung vào hơi thở, thông qua tĩnh tọa, mọi suy tưởng được dẹp bỏ, tinh thần thoải mái thảnh thơi…

Ông cho rằng chỉ cần suy nghĩ không quá loạn, thì ngồi tĩnh lặng cũng có lợi, hơn nữa cần để toàn thân mình thả lỏng, và quan trọng nhất là hãy để tâm mình yên tĩnh. Mỗi buổi sáng đều bắt đầu tĩnh tọa 10 phút, làm được như vậy thì ít nhất có thể sống lâu thêm 10 năm. Chuyện này có thể thấy là vô cùng đơn giản!

Quay ngược thời gian, cùng điểm lại các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử:

Vào triều đại thời Nam Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du tu tập liệu pháp dưỡng sinh thiền định, đến khi tuổi gần 90 nhưng thơ tứ vẫn trào dâng, không chỉ để lại số lượng lớn thơ ca yêu nước, còn ghi chép lại những tâm đắc tu luyện của chính mình. Trong bài thơ “Hí khiển lão hoài” ông đã viết: “Dĩ bách cửu linh thân dũ kiện, thục thị vạn quyển nhãn do minh”, ý rằng tuổi đã gần 90 rồi, nhưng mắt xem vạn cuốn sách vẫn còn rất tinh anh.

Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Bạch Cư Dị, chìm nổi trong chốn quan trường vài thập niên, đến lúc tuổi già với bản tính đạm bạc trời sinh, thường thường tĩnh tọa tu thân, đến năm 80 tuổi nhưng vẫn tai thính mắt tinh.

Theo bài thơ “Tĩnh tọa” của ông, chúng ta có thể cảm nhận được yếu lĩnh, cảm thụ và hiệu quả nhờ việc tĩnh tọa của ông: “Phụ huyên bế mục tọa, hòa khí sinh cơ phu. Sơ ẩm tự thuần lao, hựu vi chập giả tô. Ngoại dung bách hài sướng, trung thích nhất niệm vô. Khoáng nhiên vong sở tại, tâm dữ hư không câu”. (Tạm dịch: Nhắm mắt tĩnh tọa dưới ánh mặt trời, hòa khí sinh khắp da thịt. Ấm áp như uống rượu nồng, lại giống như cỏ ngủ đông. Bên ngoài trăm thứ đều thông suốt, bên trong một niệm cũng không. Mênh mông như quên chốn, tâm tựa như hư không).

Tô Thức, hiệu Đông Pha, tự là Tử Chiêm, là nhà thơ và là chính trị gia trứ danh thời Bắc Tống. Cả đời Tô Thức chìm nổi trong quan trường, nhưng vẫn có thể bảo trì được tâm tính khoáng đạt, lạc quan.

Tô Thức đối với dưỡng sinh có rất nhiều nghiên cứu, trong “Đông Pha dưỡng sinh tập” có ghi lại, nói rằng mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ông liền lập tức ngồi dậy, chân xếp bằng đả tọa. Trong bài  “Ti mệnh cung dương đạo sĩ tức hiên” có một câu: “Vô sự thử tĩnh tọa, nhất nhật tự lưỡng nhật”; tạm dịch: Không suy nghĩ gì mà ngồi tĩnh tọa, một ngày tựa như hai ngày.

Tĩnh tọa không cần phải chuẩn bị bất kỳ thứ gì, chỉ cần tĩnh tâm ngồi xuống: ngồi xuống, không có động tác phức tạp gì, cũng không cần suy nghĩ; vì vậy, Tô Thức đặc biệt tôn sùng phương pháp dưỡng sinh tĩnh tọa này.

Tăng Quốc Phiên là chính trị gia nổi tiếng đời nhà Thanh, cũng là nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc. Phương pháp dưỡng sinh tĩnh tọa là một trong “Tu pháp thập nhị khóa” của Tăng Quốc Phiên. Mỗi ngày không kể bận rộn đến đâu, ông đều dành một khoảng thời gian nhất định để tĩnh tọa dưỡng sinh, ngồi nghiêm chỉnh, trấn tĩnh, vững chắc như bảo đỉnh.

Tăng Quốc Phiên khi mới bắt đầu tĩnh tọa, cũng ngồi không yên, chịu đủ mọi suy nghĩ vô định hướng nhảy loạn trong đầu. Chu Hi từng nói: “Tâm bất định ắt nội tâm hỗn loạn”. Tăng Quốc Phiên từ đó ngộ đến “Tâm bất định, không thể dùng công”.

Ngày nay, thiền định cũng đã trở thành trào lưu ở xã hội Tây phương, đặc biệt thịnh hành ở các nước Mỹ, Anh quốc…, trở thành phương thức sức khỏe được theo đuổi nhiều nhất. Một nghiên cứu mới đây cho biết, 80 phút thiền định có thể có tác dụng làm dịu cơn đau.

Thiền định là một loại tu tâm dưỡng tính, phương pháp tăng cường tâm trí, càng ngày càng được người dân Tây phương đón nhận. Thí nghiệm khoa học chứng minh, thiền định có thể giảm thiểu mệt mỏi, áp lực, đau đầu, mất ngủ… hơn nữa còn có thể tăng cường sự tập trung và trí nhớ.

Bảo An, theo NTDTV

Xem thêm: Nghiên cứu của ĐH Harvard: Thiền định tăng chất xám rõ rệt chỉ sau 8 tuần luyện tập

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x