Thảm họa nhân quyền Duy Ngô Nhĩ: Mất tích – Diệt chủng?

27/09/18, 08:25 Thế giới

Thảm họa nhân quyền tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương cần sự vào cuộc khẩn cấp của cộng đồng quốc tế. Việc bắt giam những người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn vào các trại tập trung đang diễn ra ở đây.

Những người phụ nữ Uighur đau buồn vì những người thân của họ đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ. (Ảnh qua NBC News)

Ngày 17/9/2018 vừa qua, bà Louisa Greve, giám đốc đối ngoại của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington, D.C., Mỹ, đã tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền tại Trung Quốc cùng hai luật sư nhân quyền David Matas và Madeleine Bridgett. Trong buổi thảo luận, bên cạnh vấn đề ngành công nghiệp nhựa hóa thi thể người và diệt chủng lạnh Pháp Luân Công, bà Greve đã đưa ra những thông tin mới nhất về tình hình người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Dưới đây là toàn văn phần thông tin của bà Louisa Greve.

****

Thảm họa nhân quyền tại Đông Turkestan (còn được biết đến là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) cần sự vào cuộc khẩn cấp của cộng đồng quốc tế. Việc bắt giam những người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn vào các trại tập trung đang diễn ra ở đây, trong khi chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục quảng bá bản thân là một hình mẫu về quản lý đất nước và thông thương thông qua chính sách Một vành đai Một con đường.

Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, và có thể nhiều hơn nữa, đã bị bắt đi khỏi tổng số 11 triệu cư dân ở đây. Không có người Duy Ngô Nhĩ nào có thể tránh khỏi bị bắt vào các trại tập trung, từ sinh viên, nông dân, người bán hàng, người lãnh đạo tôn giáo, nghệ sĩ, cầu thủ bóng đá, giáo sư, và cả những người làm việc trong chính quyền địa phương. Phụ nữ, đàn ông, trẻ con, thanh niên, và cả người già đều đã bị bắt khỏi nhà, hay bị bắt cóc trên đường. Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch có tài liệu về việc phụ nữ mang thai, người già mắc trọng bệnh, và người tàn tật cũng đang bị giam tại các trại tập trung, bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần. Ước tính có khoảng 1,3 triệu người dân hoặc hơn nữa đã bị buộc phải tham gia các khóa học tuyên truyền chính trị vào ban ngày hoặc buổi tối.

Trong các trại tập trung và các lớp học, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Hồi giáo Kazakh, và Hồi giáo tộc Turk đã dành hàng giờ để lăng mạ tín ngưỡng Hồi giáo, “tự phê bình” văn hóa Duy Ngô Nhĩ, hát những bài hát trung thành, ca ngợi Đảng Cộng sản, và trải qua quá trình Hán hóa thông qua các giờ học tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc. Những chương trình gây áp lực tâm lý kiểu này cho thấy chính quyền Trung Quốc đang muốn cưỡng chế đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, phá hủy đặc điểm văn hóa và tín ngưỡng của họ.

Bằng chứng của các tiết lộ gây sốc này tới từ chính các website và phương tiện thông tin của chính quyền Trung Quốc, đến từ việc chính quyền xây dựng và thuê người tới các trại tập trung, đến từ hình ảnh vệ tinh, đến từ lời chứng của các thành viên gia đình nạn nhân, đến từ những người đã trốn thoát khỏi việc bắt giữ. Tổ chức Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ đã công bố báo cáo có tựa đề “Bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ: Chúng tôi muốn được tôn trong như một con người. Như vậy có là quá đáng?”. Báo cáo này đã ghi lại những thảm kịch chia cắt gia đình, kể cả đối với những người Duy Ngô Nhĩ ở ngoài Trung Quốc, những người đang sống trong tội lỗi và tuyệt vọng vì sự mất tích của thân nhân.

Một phụ nữ nắm giữ một cảnh sát khi một đám đông người dân địa phương đối đầu với lực lượng an ninh dọc theo một con phố ở Urumqi vào ngày 7/7. Người phụ nữ Uighur đã phản đối việc bắt giữ chồng và con trai. (Ảnh: avid Gray/NBC News)

Công nghệ giám sát 24/7 của Trung Quốc đang được kiểm nghiệm đối với người Duy Ngô Nhĩ sẽ dễ dàng được triển khai tại các vùng khác trên toàn Trung Quốc, và thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này cho thấy chính sách của chính quyền đối với Tân Cương: Đây là nơi kiểm nghiệm việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân trên toàn Trung Quốc.

Vào ngày 30/7/2018, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về việc “một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị mất tích, và đã gia tăng cực nhanh trong năm 2017”. Vào ngày 30/8, Hội đồng LHQ về Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc đã bày tỏ “báo động” về việc “giam giữ một lượng lớn người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi giáo khác… mà không thông qua xét xử, dưới chiêu bài chống khủng bố và chống tôn giáo cực đoan”; đồng thời cũng quan ngại đối với “các báo cáo về việc giám sát đặc biệt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, bao gồm việc cảnh sát thường xuyên dừng họ lại khám xét mà không có lý do, và kiểm tra điện thoại di động của họ tại các chốt cảnh sát”.

Kết quả hình ảnh cho dachau concentration camp memorial
Ảnh chụp tấm bia “Never Again!” (Không bao giờ nữa!) viết bằng nhiều ngôn ngữ ở trại tập trung Dachau tại Đức như một lời thề không thờ ơ của nhân loại trước những tội ác chống lại loài người. (Ảnh qua CNBC)

Sự leo thang đàn áp là có thể xảy ra, tăng cường bóng ma vi phạm nhân quyền, và có thể dẫn tới một thảm họa khác trong tương lai gần. Một học giả đã nói rằng, “thảm sát và diệt chủng có vẻ như không phải là một kết quả không thể nghĩ đến”. Các nhà quan sát đã so sánh những trại tập trung này với các trại tập trung Gulag dưới thời Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Vào ngày 20/5/2018, tờ Washington Post viết: “Tất cả những ai tin vào nguyên tắc cơ bản ‘không bao giờ nữa’ (*) sau các thảm họa tại các trại tập trung Phát xít và trại tập trung Stalin, phải phản đối hành động tẩy não, bắt giam và tra tấn lố bịch của Trung Quốc”.

(*) Ghi chú của dịch giả: “Không bao giờ nữa!”, đó là thông điệp mà một tấm bia viết bằng nhiều ngôn ngữ ở trại tập trung Dachau tại Đức muốn truyền tải. Nó là lời xin lỗi khi để cuộc diệt chủng Do Thái xảy ra. Nó là lời thệ ước sẽ không thờ ơ trước các tội ác chống lại loài người.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x